Tình hình hoạt động của hệ thống ATM

Một phần của tài liệu 0415 giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 89)

cho hoạt động thẻ của NH TMCP Tiên Phong đã đạt đuợc những kết quả đáng kể. Số luợng máy ATM đuợc đầu tu lắp mới tăng lên nhanh chóng qua các năm. Khi mới bắt đầu đi vào hoạt động, vẻn vẹn toàn ngân hàng chỉ có 5 máy ATM đặt tại 5 địa điểm lớn ở Hội sở (Hà Nội), Hồ Chí Minh và Đà Nang. Sau rất nhiều nỗ lực đầu tu, đến năm 2010, số luợng máy ATM đã tăng lên 18 máy, năm 2011 là 25 máy. Đến năm 2012, con số này là 32 máy và không ngừng tăng lên ở các năm tiếp theo: 59 máy (năm 2013), 85 máy (2014). Địa điểm đặt máy ATM đã đuợc mở rộng rất nhiều ở hầu hết các thành phố lớn trong cả nuớc, tại các trung tâm thuơng mai và đuờng phố lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu rút tiền mọi lúc mọi nơi của quý khách hàng.

Cùng với sự gia tăng về số lượng máy ATM mỗi năm thì số giao dịch cũng ngày càng gia tăng. Trong năm 2014, tổng số giao dịch hệ thống ATM xử lý là trên 1,5 triệu giao dịch. Đây là một con số không nhỏ, trong đó số giao dịch rút tiền mặt là trên 1.35 triệu giao dịch. Tương ứng với số lần giao dịch của khách hàng ta thấy doanh số rút tiền mặt lớn hơn rất nhiều so với doanh số chuyển khoản. Điều này chứng tỏ hiện nay đại bộ phận người dân ưa thích rút tiền mặt hơn là dùng thẻ đến thanh toán. Năm 2014, tuy doanh số chuyển khoản có tăng nhiều song vẫn thấp hơn doanh số rút tiền mặt. Bởi lẽ tâm lý thích dùng tiền mặt hơn dùng thẻ ở Việt Nam còn khá phổ biến, thu nhập của người dân thấp nên dù có thẻ người tiêu dùng vẫn rút tiền mặt để chi tiêu chủ động trong phần tiền mặt được rút, tâm lý e ngại dùng thẻ sẽ dùng quá số tiền thực dương được sử dụng, tạo ra một khoản nợ phải trả trong thời gian tới. Trung bình giao dịch rút tiền mặt 1 lần khoảng 1,5 triệu đồng, con số này đối với các giao dịch chuyển khoản là 2,0 triệu đồng cho một lần thực hiện lệnh chuyển khoản. Căn cứ vào cả số lượng giao dịch chuyển khoảng cũng như tổng doanh số thực hiện qua giao dịch chuyển khoản tăng nhanh chóng qua các năm, chứng tỏ một điều sự tiện dụng trong dịch vụ thẻ của TPBank đã được khách hàng chấp nhận và dùng ngày càng tay, theo hướng chuyển dần từ hình thức tiêu tiền mặt sang hình thức chuyển khoản, đây cũng là định hướng mà chính phủ mong muốn thực hiện phổ biến hơn trong những năm tiếp theo.

+ Từ cuối năm 2013, đầu 2014 cho đến nay: Hệ thống ATM của hệ thống TPBank đã chấp nhận thanh toán thẻ của hơn 60 ngân hàng thành viên Banknetvn, Smartlink, thẻ quốc tế Visa, MasterCard, chấp nhận thanh toán thẻ CUP qua Banknetvn tại 100% ATM. Trong quá trình phát triển thẻ, TPBank luôn chú trọng đảm bảo an ninh và bảo mật thông tin.

- Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển thẻ tại TPBank trong thời gian qua không chỉ được thể hiện thông qua tình hình hoạt động kinh doanh thẻ mà còn được đánh giá qua những đóng góp của hoạt động này vào sự phát triển chung của toàn ngân hàng. Dưới đây là bảng số liệu phân tích một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển thẻ tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong giai đoạn vừa qua.

2.4.1.2. Kết quả đầu tư vào công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động thẻ

Giới thiệu hệ thống IPCAS (Dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng): Là hệ thống CoreBanking của TPBank với mô hình xử lý tập trung trực tuyến và khả năng xử lý 10 triệu giao dịch/ngày. Hệ thống IPCAS được đầu tư với công nghệ hiện đại:

Cơ chế OLAP (Online Analytical Processing): Phân tách máy chủ phục vụ giao dịch trực tuyến OLTP và máy chủ phục vụ công tác quản trị MIS. Đảm bảo thời gian chạy cuối ngày (EOD- End of Day) tối đa là 15h30’, đối với các GD sau thời gian này, sẽ tự động chuyển và được thực hiện sang ngày làm việc tiếp theo.

Cơ chế Capacity On Denmand trên OLTP và MIS: Cho phép thay thế luôn Processor lỗi bằng Processor dự phòng, cho phép tự động (hay bằng tay) bật thêm các Processor CoD cho đủ năng lực xử lý. Cơ chế này nhằm đảm bảo có một hệ thống dự phòng luôn sẵn sang hoạt động khi hệ thống chính bị lỗi hoặc gặp sự cố không mong muốn. Như thế, tất cả các giao dịch của khách hàng khi thực hiện sẽ được đảm bảo tối đa về sự nhanh chóng và an toàn.

Oracle RAC (Real Application Clusters): Đáp ứng khả năng nhiều máy chủ cùng xử lý 1 cơ sở dữ liệu. Đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu oracle 9i/10g/11g. Đây có thể nói là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu hàng đầu trên thế giới. Ở việt nam hầu hết các đơn vị lớn thuộc các ngành ngân hàng, kho b ạc, thuế, bảo hiểm, bưu điện, hàng không, dầu khí...đều sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu oracle. Có được như thế là vì oracle hiện đang dẫn đầu về các tính năng như: độ ổn định và tin cậy cao; khả năng xử lý dữ liệu rất lớn, có thể lên đến hàng trăm terabyte (1 terabyte ~ 1,000 gigabyte ~ 1,000,000,000 kilobyte) mà vẫn đảm bảo tốc độ xử lý dữ liệu rất cao; khả năng bảo mật rất cao, oracle đạt độ bảo mật cấp cấp 2 theo tiêu chuẩn bảo mật của bộ quốc phòng mỹ và công nghệ cơ sở dữ liệu oracle vốn được hình thành từ yêu cầu đặt hàng của các cơ quan an ninh FBI và CIA. Chính vì v ậy, tất cả các GD thanh toán thẻ của TPBank đều đạt sự tuyệt đối về tốc độ, độ chính xác và an toàn.

Cùng với hoạt động của 3 dòng sản phẩm máy ATM là NCR, WINCOR, DIEBOLD thì TPBank đang sử dụng 3 phần mềm là ADVAN APK, PROCAST và

phần mềm AGJLIS91X. Những phần mềm này đều của những nhà cung cấp phần mềm quốc tế lâu năm và có uy tín, đuợc tổ chức theo các Module và tham số chức năng hóa nên dễ dàng phát triển và nâng cấp. Hệ thống quản lý thẻ với những phần mềm hiện đại này cung cấp cho TPBank những ứng dụng công nghệ tiên tiến theo các tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho TPBank chủ động xây dựng một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực thẻ. Ngoài ra hệ thống đảm bảo việc kết nối thuận tiện giữa các ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán thẻ cũng nhu khả năng kết nối trực tiếp với các tổ chức phát hành thẻ tín dụng hàng đầu thế giới nhu Visa, Master.. .tạo sự thuận lợi tối đa và tăng cuờng công nghệ bảo mật cho nguời sử dụng. Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm này cho phép TPBank dễ dàng mở rộng mạng luới chấp nhận thẻ với nhiều loại máy ATM khác nhau, máy thanh toán thẻ của các nhà cung cấp thiết bị nổi tiếng trên thế giới cũng nhu việc gia tăng lợi ích và tiện ích cho nguời sử dụng thẻ với khả năng hoạt động 24h/24h. Với sự triển khai thành công hệ thống quản lý thẻ, Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã chứng tỏ việc đầu tu ứng dụng công nghệ hiện đại là một trong những định huớng phát triển trọng tâm của Ngân hàng để nâng cao chất luợng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Hoạt động đầu tu phát triển thẻ cũng đã đem lại những buớc tiến trong hiện đại hóa công nghệ ngân hàng:

+ Năm 2010 TPBank triển khai thành công hệ thống Swich mới và phần mềm hệ thống quản lý thẻ hiện đại tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho dịch vụ thẻ ngày càng phát triển, gia tăng tiện ích cho khách hàng. Kết nối thành công với các tổ chức thẻ quốc tế Visa và công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn, hệ thống ATM của TPBank chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế mang thuơng hiệu Visa và thẻ của các thành viên Banknetvn, đồng thời thẻ ghi nợ nội địa (Success) đuợc chấp nhận thanh toán tại ATM của tất cả các ngân hàng là thành viên của Banknetvn. Tất cả tạo thành một dòng chảy luu thông giúp các giao dịch của khách hàng trở nên thuận tiện và thông suốt.

MasterCard, các hệ thống thẻ nội địa lớn nhất Việt Nam (Smartlink...). TPBank đã hoàn thành triển khai dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán và k ế toán khách hàng (IPCAS). TPBank đã đạt được mục tiêu quan trọng là thống nhất toàn hệ thống về chương trình phần mềm và quy trình công nghệ, dữ liệu toàn quốc được xử lý tập trung, cho phép ngân hàng khai thác s ố liệu trực tuyến hàng ngày phục vụ công tác quản trị, điều hành. Đây cũng là hệ thống công nghệ nền tảng để TPBank phát tri ển thêm nhiều kênh phân phối, nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Việc triển khai thành công hệ thống IPCAS giúp TPBank nâng cao sức cạnh tranh, trở thành một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin có quy mô, tốc độ xử lý và tổng lượng xử lý giao dịch bình quân l ớn nhất, mức độ hoàn chỉnh, mức độ phức tạp và mức độ hiện đại nhất về công nghệ trong cả nước.

+ Năm 2012: Kế thừa nền tảng hệ thống CoreBanking IPCAS đã hoàn thành triển khai tới tất cả các Ngân hàng TMCP Tiên Phong và phòng giao dịch trên toàn quốc, TPBank đã hoàn thành chuyển đổi hệ thống IPCAS sang phiên bản mới, bổ sung 2 module mới: thông tin quản lý (MIS), quản trị nội bộ (GA). Đưa vào hoạt động đầy đủ các hạng mục 2 trung tâm dữ liệu tiên tiến, đồng thời tối ưu hóa hệ thống mạng WAN tại tất cả các trung tâm Ngân hàng TMCP Tiên Phong, phòng giao dịch, triển khai thành công các dự án về an ninh thông tin để đảm bảo tính sẵn sàng của các hệ thống công nghệ, đảm bảo an toàn, bảo mật tài sản của ngân hàng, khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

2.4.1.3. Kết quả đầu tư marketing phục vụ cho hoạt động thẻ

Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua hoạt động đầu tư vào các chiến lược TPBank đã tổ chức nhiều chương trình, các cuộc điều tra nhằm nghiên cứu tâm lí khách hàng, thu nh ập, thói quen và sự ưu tiên trong tiêu dùng, dự báo những thay đổi trong nhu cầu theo sự thay đổi của thu nhập, tuổi, giới tính, địa vị. Những nghiên cứu này là cơ sở để TPBank phân nhóm khách hàng, xác định phân đoạn thị trường mục tiêu, từ đó có thể cung cấp cho thị trường các sản phẩm phù hợp, đồng bộ nhằm hỗ trợ, bù trừ rủi ro để cùng phát triển.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Vốn đầu tư phát triển thẻ 20,55 25,6

6 39,63 650,2 76,59

Lợi nhuận từ hoạt động thẻ 4,93 11,5

5 18,23 325,6 32,93

TPBank cũng kết hợp với các cơ sở chấp nhận thẻ trong việc thanh toán, quảng bá sản phẩm, tiến hành các đợt giảm giá, khuyến mãi, thu hút các đối tuợng sử dụng thẻ thanh toán. Thêm vào đó, TPBank cũng đã mạnh tuyên truyền quảng cáo trên các phuơng tiện thông tin đại chúng, để mọi nguời biết về lợi ích kinh tế, tính tiện dụng của sản phẩm, phá bỏ rào cản về tâm lý, tạo điều kiện mở rộng thị truờng.

Đặc biệt, vào ngày 18/6/2014, Ngân h àng TMCP Tiên Phong đã đuợc ControlCase cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn bảo mật cho hệ thống thanh toán thẻ - PCI DSS . Tiêu chuẩn PCI DSS đuợc phát triển nhằm hỗ trợ các tổ chức thanh toán thẻ bảo vệ dữ liệu của khách hàng, chống lại việc xâm nhập và sử dụng dữ liệu. Dự án PCI DSS tuy chuyên sâu vào lĩnh vực bảo mật nhu firewall, network, hạ tầng nhung lại liên quan đến tất cả các bộ phận trong ngân hàng, các đối tác trong và ngoài nuớc. Dự án không chỉ liên quan đến các quy trình về CNTT mà còn cả quy trình tuyển dụng, vận hành thẻ, vận chuyển luu trữ hồ sơ .Tổ chức thẻ thanh toán quốc tế VISA yêu cầu thành viên của hệ thống VISANET, cùng các đối tác phải áp dụng tiêu chuẩn PCI DSS từ năm 2010 tuy nhiên đến hiện tại TPBank là ngân hàng thứ 3 ở tại Việt Nam có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn bảo mật cho hệ thống thanh toán thẻ PCI DSS.. Đuợc cấp chứng chỉ đạt chuẩn PCI DSS thể hiện rõ TPBank luôn luôn đầu tu chiều sâu cho công nghệ cũng nhu tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất để đảm bảo cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ với chuẩn mực an toàn nhất cho các khách hàng của mình. TPBank đã đáp ứng đuợc tất cả các yêu cầu của chuẩn PCI DSS nhu: xây dựng và duy trì h ệ thống quy trình nghiệp vụ công nghệ thông tin và nghiệp vụ thẻ đảm bảo tất cả các dữ liệu thẻ đuợc phân loại và xử lý theo các phuơng thức đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn; tái cấu trúc, tăng cuờng và duy trì hệ thống mạng nội bộ; xây dựng và duy trì các hệ thống kỹ thuật chống xâm nhập, theo dõi và đánh giá hệ thống thuờng xuyên, chính sách bảo vệ thông tin. Cho đến thời điểm hiện tại hết tháng 12 năm 2014,TPBank là một trong 3 ngân hàng đầu tiên đạt đuợc chứng chỉ bảo mật quan trọng này tại Việt Nam

2.4.1.4. Hiệu quả kinh tế đạt được

a) Lợi nhuận tăng thêm từ hoạt động đầu tư phát triển thẻ giai đoạn 2010-2014

Bảng 2.13: Lợi nhuận tăng thêm từ hoạt động đầu tư phát triển thẻ tại TPBank giai đoạn 2010 - 2014

(tỷ đồng) 20,55 6 50,26 9

Lợi nhuận từ hoạt động thẻ (tỷ đồng)

4,93 11,5

5 18,23 25,63 332,9

Tỷ lệ sinh lời LN/VĐT (%) 24 45 46 51 43

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động đầu tư phát triển thẻ và Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh thẻ tại TPBank giai đoạn 2010 - 2014)

Trong giai đoạn 2010 - 2014, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ liên tục tăng và đóng góp một phần vào tổng thu nhập của toàn Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Năm 2010, lợi nhuận là 4,93 tỷ đồng, đến năm 2011 là 11,55 tỷ đồng (gấp 2,34 lần so với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động thẻ tăng gấp 1,58 lần so với năm 2011, đạt 18,23 tỷ đồng. Đến năm 2013, lợi nhuận là 25,63 tỷ đồng và năm 2014 là 32,93 tỷ đồng.

Lợi nhuận tăng thêm qua các năm từ hoạt động đầu tư phát triển thẻ cũng là một tín hiệu rất khả quan. Năm 2011, lợi nhuận tăng thêm 6,61 tỷ đồng so với năm 2010, đến năm 2012, con số tăng thêm này là 6,68 tỷ đồng. Con số này qua các năm 2013, 2014, lần lượt là 7,4 tỷ đồng và 7,3 tỷ đồng.

Qua phân tích số liệu của chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phát triển thẻ không ngừng tăng lên qua các năm với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư phát triển thẻ đã đem lại kết quả tốt và đã có những đóng góp không nhỏ cho hoạt động kinh doanh chung của toàn ngân hàng.

10 b) Tỷ lệ sinh lời vốn đầu tư phát triển thẻ

Một phần của tài liệu 0415 giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w