Tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư phát triển thẻ

Một phần của tài liệu 0415 giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 91)

2Õ1Õ 116,64 11,002

2Õ1Ĩ 378,00 25,470

2012 725,76 56,512

2013 1688,58 120,226

2014 3029,40 202,614

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động đầu tư phát triển thẻ và Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh thẻ tại TPBank giai đoạn 2010 — 2014)

Từ bảng 2.14 nhận thấy tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư phát triển thẻ trong giai đoạn 2010 - 2014 của NH TMCP Tiên Phong ở mức độ rất cao. Tuy nhiên tỷ lệ này thay đổi qua các năm tùy thuộc vào mức độ thực hiện đầu tư năm đó cũng như tình hình kinh tế xã hội chung. Nếu như năm 2010 tỷ lệ này là 24% thì sang năm 2010, tỷ lệ sinh lời vốn đầu tư phát triển thẻ đã tăng vọt lên, ở mức 45%. Đây có thể nói là một tỷ lệ sinh lời rất cao, chứng tỏ một đồng vốn đầu tư để phát triển thẻ tạo ra 0,45 đồng lãi, một tỷ lệ sinh lời ao ước của tất cả các nhà kinh doanh. Giữ vững ở mức 45% và tăng lên 46% ở năm 2012 chứng tỏ hiệu quả đầu tư của NH TMCP Tiên Phong trong giai đoạn 2011-2012 là rất ổn định. Vốn đầu tư phát triển hoạt động thẻ năm 2013 tăng lên thành 50.26 tỷ (so với năm 2012 là 39.63 tỷ ), con số này thể hiện quyết tâm TPBank không ngừng gia tăng đầu tư phát triển cho hoạt động thẻ. Hiệu quả sinh lời đem lại cuối năm 2013 đạt 51%. Đến năm 2014 TPBank dồn nhiều vốn đầu tư vào phát triển hoạt động marketing để quảng bá, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu mới, sử dụng dịch vụ thẻ với một màu sắc mới, đã giúp cho Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư thẻ tăng lên, đạt 32.93 tỷ đồng (số liệu này năm 2013 là 25.63 tỷ đồng). Tuy lợi nhuận tuyệt đối từ hoạt động đầu tư phát triển thẻ tăng, nhưng do tổng vốn đầu tư cho hoạt động thẻ cũng tăng nhanh nên tỷ lệ sinh lời của năm 2014 chỉ đạt 43%. Chứng tỏ thẻ của TPBank vẫn đang được khách hàng ưa chuộng và hoạt động đầu tư cho thẻ của NH TMCP Tiên Phong là hoàn toàn đúng đắn và hiệu quả mang lại ngày một tăng.

71

2.4.1.5. Hiệu quả xã hội đạt được

a) Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông

Bảng 2.15: Tổng hợp khối lượng Giao dịch thực hiện qua chuyển khoản, tiền mặt tại Tienphongbank giai đoạn 2010 - 2014

Rút tiền mặt tại quầy 5 phút

Rút tiền mặt tại ATM bằng thẻ 20 giây

Vay tiền, nhận bằng tiền mặt 20 phút

Vay tiền, nhận bằng tiền chuyển khoản 30 giây

Séc, Uy nhiệm Chi 30 phút

Lệnh Chuyển khoản ghi Có, Ghi Nợ 10 giây

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thẻ TPBank giai đoạn 2010 - 2014)

Nhìn vào bảng 2.15, tuy số giao dịch rút tiền mặt vẫn chiếm đa số nhưng khối lượng tiền được thanh toán thông qua hình thức chuyển khoản qua thẻ đã tăng lên nhanh chóng qua các năm, giảm bớt áp lực tiền mặt lưu thông không hệ thống. Nếu như năm 2010 khối lượng tiền thực hiện chuyển khoản qua thẻ chỉ là 11 tỷ đồng, thì tính đến hết năm 2011 con số này đã tăng lên thành hơn 25,5 tỷ đồng. Tiếp đến năm 2012 tăng hơn gấp đôi so với năm 2011 đạt ở mức 56,5 tỷ đồng. Không dừng lại ở đó, doanh số thực hiện qua chuyển khoản của năm 2013 là 120,2 tỷ đồng và năm 2014 là 202,6 tỷ đồng. Như vậy, có thể nói việc đầu tư của NH TMCP Tiên Phong đã được hiệu quả rất rõ ràng trong việc kích thích khối lượng tiền thanh toán chuyển khoản qua thẻ nhằm giảm bớt áp lực thanh toán tiền mặt trong hệ thống, góp phần kiềm chế lạm phát đúng theo chủ trương định hướng của Thủ tướng chính phủ về việc ổn định tình hình kinh tế xã hội trong thời gian tới.

b) Tiết kiệm thời gian cho khách hàng cả về thời gian thực hiện giao dịch lẫn chi phí cơ hội của việc đi lại để thực hiện giao dịch

72

Một phần của tài liệu 0415 giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w