Đối tƣợng của hợp đồng vay tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 29)

1.2. Chủ thể, hình thức, đối tƣợng, thời hạn, lãi suất trong hợp

1.2.3. Đối tƣợng của hợp đồng vay tài sản

Đây là một trong những điều khoản cơ bản của hợp đồng vay tài sản, đó là cơ sở để thực hiện các điều khoản khác. Tại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; .. ” [5]. Nhƣ vậy, đối tƣợng của hợp đồng vay tài sản là "tài sản". Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã xác định tài sản là: "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản". Vậy, đối tƣợng của hợp đồng vay tài sản có thể là bất cứ vật gì nhƣ vàng, kim khí q, đá q, ... trong đó, tiền và vật là hai đối tƣợng phổ biến. Thực tiễn xét xử tranh chấp về hợp đồng vay tài sản cho thấy, đối tƣợng của hợp đồng vay tài sản thƣờng là tiền, vì tiền là vật trao đổi ngang giá chung cho mọi hàng hoá, tiện lợi cho việc trao đổi và thuận tiện cho việc thanh toán khi trả nợ.

Tiền giấy, tiền kim loại và các loại giấy tờ có giá khác nhƣ ngân phiếu, cổ phiếu, trái phiếu … theo định nghĩa tiền tệ của Luật Ngân hàng nhà nƣớc thì đều là tiền. Tuy nhiên pháp luật nƣớc ta không cho phép ngoại tệ là đối

tƣợng của hợp đồng vay tài sản. Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 đã quy định: "Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú không đƣợc thực hiện bằng ngoại tệ, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trƣờng hợp thanh tốn thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy thác, đại lý và các trƣờng hợp cần thiết khác đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép"[20]. Nhƣ vậy, ngoại tệ là tài sản thuộc loại bị hạn chế lƣu thơng. Chỉ các tổ chức tín dụng đƣợc Nhà nƣớc cho phép mới có quyền cho vay tài sản là ngoại tệ. Pháp luật không cho phép công dân thực hiện bất cứ giao dịch mua bán hay vay mƣợn ngoại tệ với nhau. Do đó, ngoại tệ chỉ có thể là đối tƣợng của Hợp đồng vay tài sản khi các chủ thể tham gia có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, các bên không phải là tổ chức, cá nhân đƣợc phép hoạt động ngoại hối vẫn mua bán, thanh toán cho vay bằng ngoại tệ mà Nhà nƣớc khơng thể kiểm sốt đƣợc. Tuy nhiên, nếu khi có tranh chấp xảy ra, thì quy định của Bộ luật Dân sự sẽ là căn cứ để Tòa án xác định giá trị pháp lý của hợp đồng vay tài sản đó.

Nếu đối tƣợng của hợp đồng vay là vật, thì vật đó phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Vật đó phải là vật cùng loại, tồn tại hiện hữu; vật không nhất thiết phải tồn tại ở thời điểm giao kết hợp đồng, mà có thể đƣợc thực hiện đối với những vật sẽ đƣợc hình thành trong lƣơng lai, miễn là tại thời điểm giao kết hợp đồng các bên có ý thức xác nhận về nó;

- Vật phải lƣu thông đƣợc, các bên không thể thỏa thuận cho vay những vật cấm lƣu thông một cách tuyệt đối theo quy định của pháp luật;

- Vật phải xác định đƣợc, nghĩa là các bên không thể thỏa thuận một cách chung chung mà phải xác định rõ về chủng loại, về chất lƣợng và số lƣợng;

- Vật phải thuộc sở hữu của bên cho vay, bởi ngƣời vay sẽ trở thành chủ sở hữu đổi với tài sản vay.

Khi bên vay và bên cho vay thoả thuận với nhau về điều kiện đối tƣợng của hợp đồng vay tài sản, thì ngồi yếu tố loại tài sản vay nhƣ vừa phân tích cịn có một yếu tố ln đi kèm theo đó là số lƣợng tài sản vay. Nếu đối tƣợng là tiền thì số lƣợng thể hiện bằng đồng Việt Nam. Nếu đối tƣợng là vàng thì số lƣợng thể hiện bằng chỉ, cây. Nếu đối tƣợng là vật, thì số lƣợng là đơn vị đo lƣờng nhƣ mét, kilôgam...

1.2.4. Thời hạn trong hợp đồng vay tài sản

Thời hạn cho vay có ý nghĩa rất quan trọng, đó là một trong những cơ sở để tính lãi suất. Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay không trả nợ hoặc trả nợ khơng đúng hạn, thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và bên vay phải chịu lãi suất nợ quá hạn đối với số tiền chậm trả theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, thời hạn cho vay cịn có ý nghĩa trong việc xử lý tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự mà khi hết thời hạn vay bên vay không trả nợ đúng hạn đúng thời hạn.

Theo quy định tại Điều 477 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Thực hiện hợp đồng không kỳ hạn" và Điều 478 Bộ luật Dân sự năm 2005: "Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn", thì ngồi khái niệm thời hạn cần hiểu thêm khái niệm kỳ hạn. Theo quy định trên pháp luật đã đồng nhất thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ là một. Tuy nhiên việc đồng nhất hai khái niệm này là khơng chính xác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN, ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc) quy định:

Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã đƣợc thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc

tồn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng [4].

Đối với trƣờng hợp hợp đồng vay tài sản khơng kỳ hạn “bên cho vay có thể đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhƣng phải báo cho bên kia trƣớc một thời gian hợp lý, nếu khơng có thỏa thuận khác” (Điều 477 Bộ luật Dân sự năm 2005) [5]. Đối với hợp đồng vay tài sản có kỳ hạn, theo quy định tại Điều 478 Bộ luật Dân sự năm 2005, “bên cho vay có quyền địi lại tài sản trƣớc kỳ hạn nếu đƣợc bên vay đồng ý cịn bên vay có quyền trả lại tài sản trƣớc kỳ hạn” [5]. Tuy nhiên việc bên vay trả nợ trƣớc khi đến kỳ hạn cho bên cho vay cũng là một hình thức vi phạm hợp đồng do vậy có thể sẽ phát sinh phí trả nợ trƣớc hạn nếu hai bên có thỏa thuận.

1.2.5. Lãi suất và lãi suất nợ quá hạn

Trừ các trƣờng hợp cho vay trên cơ sở tình cảm, giúp đỡ nhau thì lợi ích vật chất ln là vấn đề mà các chủ thể quan tâm khi tham gia vào quan hệ vay tài sản, ở đây lợi ích vật chất đƣợc thể hiện bằng lãi suất. Trong hợp đồng vay tài sản có hai hình thức tính lãi suất, đó là lãi suất và lãi suất nợ quá hạn.

Lãi suất

Lợi ích vật chất phát sinh từ hoạt động vay tài sản giữa các chủ thể đƣợc gọi là lãi suất. Bộ luật dân sự năm 2005 khơng có một định nghĩa cụ thể nào về lãi suất, tuy nhiên theo cách hiểu thơng thƣờng thì lãi suất có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỷ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản đã vay tính trên một đơn vị thời gian cho bên cho vay. Lãi suất đƣợc tính theo tuần, tháng hoặc năm hoặc do các bên

thỏa thuận theo quy định của pháp luật. Số tài sản thu đƣợc từ tỷ lệ đối với khoản vay đƣợc gọi là lãi. Lãi có thể đƣợc trả bằng tài sản cùng loại với tài sản vay hoặc tài sản khác có giá trị quy đổi tƣơng đƣơng.

Về nguyên tắc, lãi suất cho vay do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên, nhằm ngăn ngừa hiện tƣợng cho vay nặng lãi, bên cho vay lợi dụng lãi suất để thu lời bất chính, và cũng tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về lãi suất hoặc trong trƣờng hợp khơng có cơ sở xác định rõ mức lãi suất đã thỏa thuận, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhƣng không đƣợc vƣợt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố đối với loại cho vay tƣơng ứng.” [5]

Theo khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: “Trong

trƣờng hợp ngƣời có nghĩa vụ chậm trả tiền, thì ngƣời đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định tƣơng ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh tốn, trừ trƣờng hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” [8]. Theo quy định này thì Ngân hàng Nhà nƣớc có trách nhiệm điều hành mức lãi suất. Sau một thời gian thực hiện, cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc khơng cịn phù hợp. Nên Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 2.8.2000 về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Một trong những thay đổi căn bản của các văn bản trên là Ngân hàng Nhà nƣớc khơng cịn quy định mức lãi suất nợ quá hạn nhƣ trƣớc, mà chỉ công bố mức lãi suất cơ bản. Với sự thay đổi này, Bộ luật Dân sự năm 2005 đƣợc ban hành cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp. Trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã thay thế cụm từ “lãi suất nợ quá hạn” bằng cụm từ “lãi suất cơ bản”. Quy định trên

cơ bản do Ngân hàng nhà nƣớc cơng bố. Các bên vẫn có quyền thỏa thuận mức lãi cao hơn nhƣng nếu có tranh chấp thì Tịa án chỉ chấp nhận mức lãi suất không vƣợt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định.

Về nguyên tắc, tiền lãi chỉ đƣợc tính trên nợ gốc. Trong trƣờng hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay nhƣng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định tƣơng ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ. Vấn đề đặt ra ở đây là quy định về mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố làm tiêu chuẩn cho việc thoả thuận về lãi suất của các bên trong hợp đồng vay tài sản tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ có thể áp dụng đƣợc đối với hợp đồng vay tài sản có đối tƣợng là tiền. Cịn đối với những hợp đồng vay có đối tƣợng khơng phải là tiền mà các bên có thoả thuận về việc trả lãi thì lãi thì lấy mức lãi suất nào làm tiêu chuẩn? Làm cách nào để bảo vệ ngƣời đi vay khơng chịu lãi suất cao? Đó cũng là điều mà các nhà làm luật cần quan tâm.

Mức lãi suất vay nhƣ trên cũng đƣợc áp dụng đối với hợp đồng vay vốn ngân hàng nên kể từ ngày 01/01/2006, lãi suất cho vay mà các ngân hàng và khách hàng vay thoả thuận trong các hợp đồng tín dụng khơng đƣợc vƣợt q 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố đối với loại cho vay tƣơng ứng theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo cơ chế điều hành lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà nƣớc thì Ngân hàng Nhà nƣớc khơng ấn định một mức lãi suất cụ thể chung cho tất cả các tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nƣớc điều chỉnh bằng việc công bố mức lãi suất cơ bản và biên độ dao động để hình thành một khung lãi suất, đƣợc giới hạn bởi mức sàn (mức thấp nhất) và mức trần (mức cao nhất); trên cơ sở đó, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh doanh mà mỗi tổ chức tín dụng tự ấn định mức lãi

suất cho vay riêng, nằm trong khung lãi suất mà Ngân hàng Nhà nƣớc đã công bố. Vậy, trong trƣờng hợp tại thời điểm Ngân hàng nhà nƣớc cơng bố mức lãi suất cơ bản nói trên thì Tồ án và Cơ quan Thi hành án Dân sự phải áp dụng mức lãi suất nào để tính lãi chậm trả đối với bên có nghĩa vụ, theo mức lãi suất cơ bản (1%), mức trần (1,5%) hay với một mức bất kỳ nằm trong khung lãi suất này? Nếu xét theo đúng ngữ nghĩa của cụm từ quy định tại điều luật đã viện dẫn thì phải áp dụng ở mức lãi suất cơ bản là 1%/tháng và thực tế, Toà án và Cơ quan thi hành án Dân sự áp dụng theo mức này. Tuy nhiên, nhƣ vậy thì q thiệt thịi cho bên có quyền. Theo nguyên lý kinh doanh, sẽ khơng một tổ chức tín dụng nào lại ấn định mức lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất đi vay. Nên trên thực tế, khơng có tổ chức tín dụng nào ấn định mức lãi suất cho vay thấp hơn mức lãi suất cơ bản, mà hầu hết đều ấn định mức lãi suất xấp xỉ bằng hoặc bằng với mức trần lãi suất.

Lãi suất nợ quá hạn

Lãi suất nợ quá hạn là một trƣờng hợp đặc biệt của lãi suất, nó đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay khơng trả hoặc trả nợ không đầy đủ cho bên cho vay.

Khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong trƣờng hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố tƣơng ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh tốn, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác

hoặc pháp luật có quy định khác"[5]. Đối với hợp đồng vay tài sản khơng có lãi, có thể hiểu là sau khi đến hạn thanh toán mà bên vay khơng trả tài sản thì cịn phải trả một khoản lãi đối với số tiền đó theo lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nƣớc công bố tƣơng ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Đối với hợp đồng vay tài sản có lãi mà bên cho vay chƣa thanh tốn đƣợc khoản lãi thì lãi q hạn trong trƣờng hợp này sẽ đƣợc tính bằng tồn bộ

số tiền nợ gốc và lãi chƣa thanh toán theo lãi suất cơ bản mà Ngân hàng Nhà nƣớc công bố tƣơng ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Điều 474 BLDS 2005 quy định:

Trong trƣờng hợp vay khơng có lãi mà khi đến hạn bên

vay khơng trả nợ hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố tƣơng ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

Trong trƣờng hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố tƣơng ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ [5]. Trƣớc đây, khái niệm "tƣơng ứng với thời gian chậm trả" và "tƣơng

ứng với thời hạn vay" theo hƣớng dẫn của Toà án nhân dân tối cao, là khoảng thời gian tính từ ngày tiếp theo sau ngày đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền ghi trong hợp đồng (nếu không đƣợc gia hạn) hoặc tiếp theo sau ngày hết hạn của thời hạn đƣợc gia hạn nợ nếu ngƣời vay vẫn chƣa trả hết nợ đến ngày xét xử sơ thẩm. Khoảng thời gian này tƣơng ứng với thời hạn của loại cho vay nào (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) của Ngân hàng nhà nƣớc thì áp dụng mức trần lãi suất cho vay của loại đó.

Tuy nhiên, thời gian chậm trả tính theo cách hiểu nhƣ trên sẽ gây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)