Sự biến tƣớng của hợp đồng vay tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 69)

2.3.5 .Về hợp đồng vay có các biện pháp bảo đảm

2.3.7. Sự biến tƣớng của hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản do các đƣơng sự ký kết bị biến tƣớng thành hợp đồng dân sự khác. Cụ thể, nhiều hợp đồng vay tài sản nhƣng đƣợc che dấu bởi hình thức là hợp đồng mua bán nhà hoặc hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng giả tạo này tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, có cơng chứng, chứng thực. Bên cho vay thu giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên vay. Khi đến hạn trả nợ nếu bên vay khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay khởi kiện đòi nhà. Trong trƣờng hợp này nguyên đơn thƣờng có nhiều thuận lợi hơn về chứng cứ vì hợp đồng mua bán nhà hoặc hợp đồng đặt cọc đã đƣợc

công chứng, chứng thực. Việc xác định hợp đồng giả tạo là rất khó khăn bởi khơng có chứng cứ chứng minh. Có thể thấy qua ví dụ sau:

Bản án dân sự sơ thẩm số 10/2013/DS-ST ngày 12/10/2013 về việc tranh chấp hợp đồng mua bán nhà giữa: nguyên đơn: Chị Nguyễn Thị Hồng Thơ – sinh năm 1980, trú tại Ba Đình, Hà Nội; bị đơn: Bà Nguyễn Thị Tuyến – sinh năm: 1950, trú tại số 4 Đỗ Thuận, phƣờng Cầu Dền, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.

Nội dung vụ án: Chị Thơ và bà Tuyến có ký hợp đồng mua bán nhà đất tại số 4 Đỗ Thuận, phƣờng Cầu Dền, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội ngày 20/10/2010, với giá là 800.000.000 đồng. Hợp đồng đã đƣợc công chứng tại Phịng Cơng chứng số 1 Hà Nội. Sau khi ký kết hợp đồng đến nay bà Tuyến không thực hiện tiếp hợp đồng, làm thủ tục sang tên và giao nhà cho chị Thơ. Vì vậy, chị khởi kiện ra Tòa yêu cầu bà Tuyến thực hiện tiếp hợp đồng và giao nhà. Bà Tuyến khai, thực tế bà có vay của chị Thơ số tiền 800.000.000 đồng nhƣng để bảo đảm cho khoản vay này chị Thơ yêu cầu bà phải làm hợp đồng mua bán nhà. Nếu đến thời hạn mà bà không thanh tốn nợ thì nhà đất trên sẽ thuộc về chị Thơ. Bà đề nghị chị Thơ cho bà thêm thời gian để thu xếp trả nợ, bà không đồng ý với yêu cầu của chị Thơ. Việc vay tiền khơng viết giấy tờ gì nên bà khơng có chứng cứ gì để xuất trình cho Tịa án.

Hội đồng xét xử nhận định, việc mua bán nhà giữa hai bên đã thực hiện đúng quy định của pháp luật, việc bà Tuyến khai hợp đồng mua bán là giả tạo nhằm che dấu hợp đồng chính là hợp đồng vay tài sản nhƣng khơng có chứng cứ chứng minh cho lời khai đó. Vì vậy, cơng nhận hợp đồng mua bán nhà giữa chị Thơ và bà Tuyến là hợp pháp, các bên phải đến cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để làm thủ tục sang tên, buộc bà Tuyến phải giao nhà cho chị Thơ.

2.4. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN CỦA TAND QUẬN HAI BÀ TRƢNG VÀ NGUYÊN NHÂN.

2.4.1. Một số hạn chế trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản của TAND quận Hai Bà Trƣng

Qua nghiên cứu thực trạng giải quyết án tranh chấp hợp đồng vay tài sản của TAND quận Hai Bà Trƣng trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 thấy rằng TAND quận Hai Bà Trƣng đã hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, giải quyết một lƣợng án khơng nhỏ, thơng qua đó giải quyết đƣợc những bất hòa trong quan hệ dân sự, tuyên truyền giáo dục đƣợc ý thƣc pháp luật trong nhân dân, làm lành mạnh quan hệ trong dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nhìn chung trong giải quyết án hợp đồng vay tài sản của TAND quận Hai Bà Trƣng cũng không tránh khỏi những hạn chế. Qua công tác kiểm tra giám đốc án và hoạt động xét xử phúc thẩm TAND cấp tỉnh cũng đã phát hiện ra những thiếu sót trong quá trình đình chỉ, tạm đình chỉ, hịa giải thành và xét xử.

Trong việc đình chỉ và tạm đình chỉ đơi khi cịn có những thiếu sót, có vụ án căn cứ tạm đình chỉ chƣa chính xác, nguyên đơn xin tạm đình chỉ nhƣng khơng có lý do chính đáng, khi hết lý do tạm đình chỉ việc giải quyết lại cịn chậm trễ. Đối với việc đình chỉ có vụ cịn khơng có căn cứ nhƣ sau hai lần báo gọi nguyên đơn không lên Tịa, khơng tiến hành xác minh mà ra quyết định đình chỉ là khơng chính xác và có vụ án đình chỉ xử lý án phí khơng đúng quy định pháp luật.

Có những vụ hịa giải thành nhƣng hoạt động thu thập chứng cứ còn thiếu sót nhƣ có vụ đƣơng sự chỉ nộp các tài liệu là bản phô tô mà không giao nộp bản chính hoặc bản sao có cơng chứng, chứng thực là khơng bảo đảm

tính khách quan, chính xác của vụ án. Cơng tác hịa giải cịn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của thực tế nhƣ Thẩm phán còn chƣa nắm chắc nội dung hồ sơ, còn lúng túng trong việc định hƣớng giải quyết vụ án, việc giải thích pháp luật cịn sơ sài, khả năng động viên, thuyết phục các đƣơng sự còn chƣa cao.

Đối với những vụ án phải đƣa ra xét xử thƣờng là những vụ án phức tạp, ngoài việc chịu ảnh hƣởng những hạn chế của qua trình điều tra vụ án, cịn có những thiếu sót nhƣ việc nghiên cứu hồ sơ chƣa kỹ,việc xác định tƣ cách tố tụng cịn chƣa chính xác, chƣa hiểu đúng các quy định của pháp luật dẫn đến việc viện dẫn điều luật cịn chƣa chính xác, chƣa đầy đủ, có vụ án cịn vi phạm thời hạn tố tụng. Có những bản ản chất lƣợng chƣa cao, nội dung chƣa ngắn gọn, súc tích, cách tuyên án còn chƣa rõ ràng, tính án phí cịn nhầm lẫn. Việc tống đạt cịn thiếu sót, cấp trích lục án, cấp bản án còn chậm.

Nhƣ vậy, những hạn chế của TAND quận Hai Bà Trƣng trong xét xử các vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản nhƣ đã nêu ở trên cần phải khắc phục và rút kinh nghiệm để hoạt động giải quyết án ngày càng tốt hơn.

2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế

Từ những tồn tại, hạn chế trên có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:

Nguyên nhân khách quan

Hệ thống pháp luật quy định về chế định vay tài sản của nƣớc còn chƣa đồng bộ và chƣa thống nhất, các văn bản hƣớng dẫn áp dụng pháp luật còn chậm, thiếu. Quá trình giải quyết án phát sinh nhiều bất cập, có những trƣờng hợp lúng túng vì phải tìm văn bản pháp luật để áp dụng, việc hƣớng dẫn của Tòa án cấp trên cịn chậm ảnh hƣởng đến thời hạn tố tụng, có quy phạm trong các văn bản pháp luật không phù hợp với thực tiễn, hoặc quy định không rõ ràng, cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau.

Sự phối kết hợp giữa Tòa án và các cơ quan liên quan nhƣ Tài chính, Tài ngun mơi trƣờng, Công ty quản lý và phát triển nhà, Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch Đầu tƣ, cơ quan thuế, công an phƣờng, ủy ban nhân dân …trong việc giải quyết án về hợp đồng vay tài sản cịn nhiều khó khăn nhƣ việc điều tra xác minh về tài sản thế chấp, xác minh nơi cƣ trú của đƣơng sự, xác minh địa chỉ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế …..Việc ủy thác điều tra, trƣng cầu giám định thƣờng chờ kết quả trả lời rất lâu, thậm chí phải nhiều lần gửi cơng văn đơn đốc mới có kết quả trả lời.

Cơ sở vật chất của Tịa án phục vụ cho cơng tác giải quyết án còn thiếu thốn, các vụ án có liên quan đến các tỉnh lân cận hầu hết phải ủy thác điều tra hoặc phải trực tiếp đi xác minh, xem xét thẩm định tài sản, chế độ cơng tác phí cịn hạn chế.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân còn chƣa đƣợc chú trọng, nhận thức pháp luật của ngƣời dân còn nhiều hạn chế nên ngƣời dân chƣa biết lựa chọn phƣơng thức thỏa thuận bảo đảm đƣợc quyền lợi khi phát sinh tranh chấp.

Nguyên nhân chủ quan

Do trình độ chuyên môn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và thƣ ký trong quá trình giải quyết án cịn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, biên chế cán bộ của Tịa cịn ít, số lƣợng án nhiều dẫn đến hiệu quả giải quyết án chƣa cao. Thẩm phán cấp huyện đều phải giải quyết tất cả các loại án nên khả năng chuyên sâu và cập nhật thông tin chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc. Hội thẩm nhân dân là chủ thể không thể thiếu trong thành phần những ngƣời tiến hành tố tụng, khi tham gia xét xử có quyền ngang Thẩm phán, khi nghị án biểu quyết đa số. Thực tế kiến thức pháp luật của Hội thẩm nhân dân cịn nhiều hạn chế, hầu hết khơng đƣợc đào tạo chun mơn về pháp luật. Hàng năm Tịa án cấp tỉnh cũng tổ chức tập huấn nhƣng thời

gian tập huấn ngắn nên hiệu quả không cao. Do chất lƣợng Hội thẩm không cao nên kết quả việc việc xét xử án về hợp đồng vay tài sản cũng bị ảnh hƣởng nhiều.

Để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót trong giải quyết án về hợp đồng vay tài sản cần khắc phục triệt để những nguyên nhân cơ bản nêu trên.

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

Từ những hạn chế của những quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản đuợc quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005 và những văn bản pháp luật có liên quan quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, học viên đã phân tích tại chƣơng 2 của luận văn, học viên mạnh dạn nêu ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện quy định về hợp đồng vay trong Bộ luật dân sự năm 2005. Khi nghiên cứu đề tài luận văn này, học viên với nhiều năm làm công tác thực tiễn nhận thấy những quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng vay tài sản còn những bất cập, thực tế việc áp dụng pháp luật trong nhiều vụ án còn chƣa thống nhất, pháp luật còn nhiều bất cập gây thiệt hại cho ngƣời dân. Vì vậy, việc hồn thiện những quy định của chế định hợp đồng vay tài sản là một nhiệm vụ có tính cấp bách và kịp thời. Việc đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vay tài sản, đặc biệt khi Bộ luật dân sự năm 2005 đƣợc sửa đổi, bổ sung, để phù hợp với đời sống thực tế hơn. Hơn nữa, khi pháp luật hồn chỉnh thì việc áp dụng vào giải quyết các tranh chấp cụ thể sẽ thoả đáng, minh bạch hơn, bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong hợp đồng vay tài sản ở Việt Nam có nền kinh tế thị trƣờng đang hình thành và bƣớc đầu đã có những dấu hiệu phát triển theo đúng cơ chế thị trƣờng.

Ngồi ra những giải pháp cịn có nhiều ý nghĩa trong việc tăng cƣờng hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản tại Tòa án. Với những ý nghĩa nhƣ vậy, học viên đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản nhƣ sau:

3.1. VỀ ĐỐI TƢỢNG CỦA HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN.

Về đối tƣợng của hợp đồng là ngoại tệ, pháp luật cấm sử dụng đối tƣợng vay là ngoại tệ nhƣng trên thực tế việc này vẫn diễn ra thƣờng xuyên và phổ biển. Vì vậy, cần có sự kết hợp giữa quy định của pháp luật với các biện pháp xử lý cụ thể trong thực tiễn để tránh trƣờng hợp pháp luật thì cấm nhƣng trên thực tế vẫn diễn ra thƣờng xuyên và phổ biến.

Bộ luật Dân sự là văn bản pháp lý điều chỉnh chung nhất tất cả các quan hệ xã hội, do vậy các quy định về hợp đồng vay tài sản cần phải bao quát cả đến các quan hệ cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng. Vì theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam năm 2010 và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, thì tổ chức tín dụng là tổ chức đƣợc phép hoạt động ngoại hối. Vì vậy, nên bổ sung vào đối tƣợng của hợp đồng vay tài sản vào Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005 là cần thiết. Đồng thời TAND Tối cao cần có hƣớng dẫn cụ thể trong việc giải quyết các tranh chấp cho vay ngoại tệ để tránh tình trạng vẫn cịn có sự mâu thuẫn, chƣa thống nhất khi xét xử tại các Tịa án.

Ngồi ra cần quy định cụ thể và tách bạch các đối tƣợng là vàng, kim khí q, đá qúy và khơng nên để chung trong đối tƣợng là vật, bởi đây là tài sản có giá trị đặc biệt. Việc tách bạch nhƣ vậy sẽ giải quyết đƣợc vấn đề lãi suất đƣợc thống nhất và dễ dàng hơn. Đồng thời cũng khắc phục đƣợc một vấn đề mà Bộ luật Dân sự hiện hành đang bỏ ngỏ là lãi suất hợp đồng vay tài sản có đối tƣợng là vàng. Thiết nghĩ Điều 471 nên sửa lại nhƣ sau:

“1. Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền là nội tệ hoặc ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, kim khí quí, đá quý, vật; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả tiền, các giấy tờ có giá hoặc vàng, kim khí quí, đá quý, vật cùng loại theo đúng số lƣợng, chất lƣợng và trả lãi theo thỏa thuận.

2. Đối với hợp đồng vay tài sản có đối tƣợng là ngoại tệ, khi giao kết phải tuân thủ theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.”

3.2. VỀ HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG.

Đây là vấn đề rất quan trọng bởi đó là căn cứ pháp lý khi phát sinh tranh chấp, là căn cứ xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, căn cứ xác định tính pháp lý của hợp đồng. Thực tế xét xử cho thấy số lƣợng hợp đồng vay tài sản giao kết bằng lời nói chiếm số lƣợng lớn. Điều này gây khó khăn cho Thẩm phán trong q trình đánh giá chứng cứ. Vì vậy, pháp luật cần có quy định chi tiết hơn về hình thức của hợp đồng vay tài sản để tạo điều kiện thuận lợi cho Tịa án có cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời dân. Do vậy, Bộ luật Dân sự cần thiết phải quy định chi tiết hơn về hình thức của hợp đồng vay tài sản để tạo điều kiện cho Tịa án có cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp, đồng thời bảo đảm đƣợc quyền lợi hợp pháp của các bên bởi đây là giao dịch phổ biến trong đời sống xã hội, rất dễ xảy ra xung đột về lợi ích giữa các chủ thể.

3.3. VỀ LÃI SUẤT

Tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự quy định: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhƣng không đƣợc vƣợt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố đối với loại cho vay tƣơng ứng”.

Quy định này chƣa điều chỉnh đƣợc đầy đủ quan hệ vay tài sản trên thực tế bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ đúng với quan hệ vay tiền, mà không đúng với qua hệ vay vật cùng loại. Nhƣ vậy, theo quy định lãi suất đƣợc xác định nhƣ sau:

Lãi suất đƣợc xác định trên cơ sở thoả thuận hoặc luật định.

Trên thực tế lãi đƣợc áp dụng đối với đối tƣợng vay là vật cùng loại, bên vay vật cùng loại phải trả thêm cho bên cho vay một lợi ích vật chất hoặc tiền khi trả lại tài sản vay là vật cùng loại. Trong dân gian, nhân dân thƣờng cho nhau vay lƣơng thực và tính lãi theo cách này.

Ngồi ra, “lãi suất cơ bản” là cách gọi mà thẩm quyền công bố của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)