Về đối tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 50 - 55)

2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp

2.3.2. Về đối tƣợng

Đối tƣợng của hợp đồng vay tài sản là một điều khoản bắt buộc trong hợp đồng. Các bên có quyền lựa chọn đối tƣợng để xác lập hợp đồng, trừ những tài sản mà pháp luật cấm hoặc hạn chế lƣu thơng thì khi giao kết hợp đồng các bên phải tuân thủ. Thực tế quá trình xét xử của TAND quận Hai Bà Trƣng trong 05 năm gần đây số lƣợng các vụ án vay tài sản hầu hết có đối tƣợng là tiền, đối tƣợng là ngoại tệ, vàng chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong thực tế xét xử đối tƣợng là ngoại tệ và vàng chƣa có sự thống nhất với nhau.

Với đối tượng cho vay là ngoại tệ

Về nguyên tắc, ngƣời dân có quyền cất giữ tài sản bằng ngoại tệ nhƣng khi giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam thì ngƣời dân phải bán số ngoại tệ đã cất giữ cho tổ chức tín dụng lấy đồng Việt Nam để sử dụng. Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú không đƣợc thực hiện bằng ngoại tệ, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng … và các trƣờng hợp cần thiết khác đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép” [20].

Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật, cá nhân và tổ chức không đƣợc tự do mua bán, cho vay với nhau bằng ngoại tệ. Do đó, ngoại tệ khơng thể là đối tƣợng của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, thực tế hiện nay trong xã hội, việc ngƣời dân, tổ chức giao dịch với nhau bằng ngoại tệ diễn ra khá phổ biến, kể cả trong quan hệ cho vay, mƣợn. Mặt khác, trong những năm gần

đây, do chính sách "mở cửa" của nhà nƣớc ta, việc giao lƣu hợp tác với nƣớc ngồi trở thành bình thƣờng hóa. Các quan hệ vay mƣợn bằng ngoại tệ cũng đã trở nên bình thƣờng hơn và các tranh chấp cũng phát sinh nhiều hơn. Trong thực tế giải quyết các tranh chấp tại Tòa án, việc giao kết hợp đồng vay tài sản có đối tƣợng là ngoại tệ giữa các chủ thể không đƣợc phép hoạt động ngoại hối diễn ra khác phổ biến.

Và khi có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết của Tịa án có sự thống nhất trong áp dụng luật. Đối với đối tƣợng này, Hội đồng xét xử đều căn cứ vào Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 và Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, xác định việc vay nợ bằng ngoại tệ là vơ hiệu, các bên phải hồn trả cho nhau bằng tiền Việt Nam và quy đổi ra tiền đồng Việt Nam tại thời điểm xét xử và không chấp nhận yêu cầu lãi.

Ví dụ: Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 07/2011/DS-ST ngày 17/8/2011 xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa:

Nguyên đơn: Chị Hoàng Tuyết Lai – sinh năm 1961, trú tại 53 Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bị đơn: Anh Nguyễn Đức Hiếu – sinh năm: 1956, trú tại số 117 Phố Huế, phƣờng Ngơ Thì Nhậm, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.

Hội đồng xét xử đã tuyên xác định hợp đồng vay nợ giữa chị Hoàng Tuyết Lai và anh Nguyễn Đức Hiếu ngày 07/3/2005 là vô hiệu. Buộc anh Nguyễn Đức Hiếu phải trả chị Hoàng Tuyết Lai số tiền là 309.270.000 đồng, tƣơng đƣơng 15.000 USD.

Bản án đã bị kháng cáo, bản án phúc thẩm số 225/2011/DSPT ngày 30/11/2011 của TAND thành phố Hà Nội đã y án sơ thẩm.

Hay nhƣ, Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2009/DS-ST ngày 24/1/2009 giữa: nguyên đơn: Bà Đỗ Thị Phƣơng Mai và bị đơn: Cụ Vũ Thị Bích Ngọc,

ông Phan Vũ Hà; Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2012/DS-ST ngày 20, 21/2/2012 giữa ngun đơn: bà Nguyễn Thị Thiện Tín, ơng Trần Đình Long và bị đơn: bà Nguyễn Thị Ly, ông Nguyễn Đức Sỹ; Bản án dân sự sơ thẩm số 05/2009/DS-ST ngày 29/4 và 4/5/2009 giữa nguyên đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thƣơng mại Khánh An và bị đơn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bắc Sơn; … Các bản án đều thống nhất trong cách tuyên và áp dụng pháp luật.

Tuy nhiên, không phải trƣờng hợp nào đối tƣợng vay là ngoại tệ hợp đồng vay cũng vơ hiệu. Có trƣờng hợp tại giấy vay thể hiện đối tƣợng vay là ngoại tệ thì cần xác định tại thời điểm vay các bên giao cho nhau bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ để có căn cứ xác định chính xác tính hiệu lực của hợp đồng, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho các đƣơng sự.

Ví dụ: Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2012/DS-ST ngày 20, 21/2/2012 giữa ngun đơn: bà Nguyễn Thị Thiện Tín, ơng Trần Đình Long và bị đơn: bà Nguyễn Thị Ly, ông Nguyễn Đức Sỹ;

Nội dung vụ án: Nguyên đơn và bị đơn xác nhận có cho bị đơn vay làm nhiều lần khơng viết giấy, sau đó hai bên viết hợp đồng vay tiền vay 75.000 USD quy đổi ra tiền Việt Nam là 1.185.000.000 đồng, thời hạn vay là 06 tháng, lãi suất vay là 1,50%/tháng đối với tiền đô la Mỹ. Nhƣng khi vay giao tiền hai bên giao cho nhau bằng tiền Việt Nam. Hội đồng xét xử xử xác định đối tƣợng của hợp đồng vay tài sản là ngoại tệ vi phạm quy định về quản lý ngoại tệ, vì vậy buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn số tiền nợ gốc là 1.185.000.000 đồng và không chấp nhận yêu cầu về số tiền lãi của nợ gốc.

Bản án trên đã bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, tại Bản án phúc thẩm số 230/2012/DSPT ngày 28/12/2012 của TAND thành phố Hà Nội đã nhận định, tại hợp đồng vay tiền có ghi đối tƣợng vay là ngoại tệ nhƣng thực tế các bên giao cho nhau bằng Việt Nam đồng nên xác định đối tƣợng của

hợp đồng vay là đồng Việt Nam, vì vậy buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn số tiền nợ gốc là 1.185.000.000 đồng và số tiền nợ lãi của số tiền nợ gốc đó.

Đối với tổ chức có chức năng kinh doanh ngoại tệ thì yêu cầu khởi kiện của họ đƣợc xem xét chấp nhận. Nhƣ Bản án kinh doanh thƣơng mại sơ thẩm số 04/2013/KDTM-ST ngày 12/3/2013 giữa nguyên đơn: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam và bị đơn: Công ty cổ phần Thƣơng mại Xuất nhập khẩu Hà Nội.

Hội đồng xét xử nhận định: Nguyên đơn ký hợp đồng tín dụng số 12/05 ngày 15/9/2005 cho bị đơn vay số tiền 120.210,00USD, mục đích nhập gỗ nguyên liệu thanh, hộp, lãi suất 5,1%/năm, lãi suất quá hạn 120%/năm. Hai bên đã thực hiện việc giải ngân. Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nguyên đơn là Ngân hàng đƣợc phép cho vay bằng ngoại tệ vì vậy hợp đồng tín dụng đã ký giữa hai bên là phù hợp với pháp luật. Vì vậy, buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn số tiền nợ là 120.210,00USD và lãi là 58.713,77 USD.

Nhƣ vậy, việc giao kết hợp đồng vay tài sản có đối tƣợng là ngoại tệ đƣợc thực hiện giữa các chủ thể không đƣợc phép hoạt động ngoại hối đều đƣợc xác định là giao dịch trái pháp luật, vi phạm điều cấm của pháp luật. Vì vậy, khi xét xử Tịa án đều tun bố giao dịch vơ hiệu theo Điều 128 Bộ luật Dân sự năm 2005 và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu.

Với đối tượng cho vay là vàng

Đối với các hợp đồng vay tài sản có đối tƣợng là vàng, hiện nay chƣa có văn bản pháp luật nào quy định về lãi suất của vàng nên việc áp dụng còn nhiều lúng túng. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết tranh chấp Hội đồng xét xử đều thống nhất trong áp dụng luật về cách thức trả tài sản vay quy ra đồng Việt Nam tại thời điểm xét xử. Còn đối với yêu cầu về lãi thì khơng có sự thống nhất trong việc tính lãi và cách thức trả tài sản.

Có trƣờng hợp Hội đồng xét xử tuyên bị đơn phải trả tài sản vay và lãi đều bằng vàng cho nguyên đơn.

Ví dụ: Bản án sơ thẩm số 09/2010/DS-ST ngày 26/8/2010 giữa nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Oanh, trú tại: Số 54, Vạn Kiếp, phƣờng Bạch Đằng, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội; bị đơn: Bà Nguyễn Thị Ngát, trú tại: Số 60, Vạn Kiếp, phƣờng Bạch Đằng, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội. Hội đồng xét xử tuyên buộc bà Ngát phải trả cho bà Oanh 143.012.100 đồng, trong đó có 123.170.000 đồng nợ gốc và 19.842.100 đồng nợ lãi và 20 chỉ vàng SJC 99,9% gồm 17 chỉ vàng gốc và 03 chỉ vàng lãi.

Có trƣờng hợp Hội đồng xét xử tuyên bị đơn phải trả nợ gốc và lãi nhƣng quy đổi vàng ra đồng Việt Nam để trả cho nguyên đơn.

Ví dụ: Ví dụ: Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2013/DS-ST ngày 23/01/2013 giữa:

Nguyên đơn: Cụ Lê Đình Hoan – sinh năm: 1931 và cụ Doãn Thị Lê – sinh năm: 1933, cùng trú tại: số 31, Ngõ 339 phố Yên Bái 2, phƣờng Phố Huế, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.

Bị đơn: Ông Nguyễn Ngọc Lân – sinh năm: 1950 và bà Nguyễn Thị Giới – sinh năm: 1957, cùng trú tại: Số 36 Thịnh Yên, phƣờng Phố Huế, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội.

Hội đồng xét xử quy đổi số vàng ra đồng Việt Nam và tuyên buộc ông Nguyễn Ngọc Lân và bà Nguyễn Thị Giới phải trả cho cụ Lê Đình Hoan và cụ Dỗn Thị Lê số tiền 667.000.000 đồng. Không chấp nhận yêu cầu về số tiền lãi của số vàng là 277.438.750 đồng.

Có sự khác nhau trong việc áp dụng luật nêu trên là do hiện nay chƣa có văn bản pháp lý hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này, điều này gây khó khăn cho Thẩm phán trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản có đối tƣợng là vàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)