Về bên vay là hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 79 - 83)

2.3.5 .Về hợp đồng vay có các biện pháp bảo đảm

3.4. Về bên vay là hộ gia đình

Hộ gia đình theo quy định của pháp luật đƣợc vay vốn tại ngân hàng để phát triển sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Tuy nhiên, giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng vay tiền của hộ gia đình với ngân hàng thật sự khó khăn. Vì khái niệm về hộ gia đình hiện nay chƣa thật sự rõ ràng vì chỉ xác định trên các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dƣỡng giữa các cá nhân trong gia đình và căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu. Sổ đăng ký hộ khẩu không phải là căn cứ chắc chắn để xác định thành viên trong một hộ gia đình, vì số lƣơng thành viên trong hộ gia đình có tính khả biến. Vì vậy, nếu hộ gia đình là bên đi vay, thì pháp luật cần phải quy định thật cụ thể ngƣời đi vay đại diện cho hộ gia đình hay đại diện cho chủ thể sở hữu chung hợp nhất là vợ chồng. Nếu vợ chồng là bên vay thì phải có chữ ký của cả vợ và chồng vào hợp đồng vay hoặc một bên vợ hoặc chồng đƣợc uỷ quyền thì phải có văn

bản uỷ quyền theo đúng hình thức và thủ tục luât định. Nếu không xác định đƣợc cá nhân đại diện cho ai, thì chủ thể của hợp đồng vay tiền tại ngân hàng là chính cá nhân đó, khơng thể coi trách nhiệm thanh toán nợ thuộc về hộ gia đình. Chủ hộ gia đình cịn có thể tham gia hợp đồng vay tiền tại ngân hàng với tƣ cách là ngƣời đại diện cho hộ gia đình, nhƣng có thể chủ hộ chỉ tham gia với tƣ cách là cá nhân. Vì vậy, việc xác tƣ cách của chủ thể di vay đại diện cho hộ gia đình hay cho riêng mình rất quan trọng. Bởi vì căn cứ để xác định trách nhiệm pháp lý thuộc về hộ gia đình hay cá nhân khi có tranh chấp xảy ra thật sự quan trọng.

Vì vậy, khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự năm 2005, cần thiết phải có quy định thật rõ ràng khi nào hợp đồng vay tài sản có chủ thể là hộ gia đình, khi nào chủ hộ giao kết hợp đồng với tƣ cách cá nhân.

KẾT LUẬN

Giải quyết tranh chấp về dân sự nói chung và tranh chấp về hợp đồng vay tài sản nói riêng là một hình thức thực hiện pháp luật nhƣng là hình thức đặc thù, vì các chủ thể là cá nhân, đƣợc Nhà nƣớc giao quyền nhƣ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và những ngƣời tiến hành tố tụng trong hoạt động giải quyết án dân sự. Trong quá trình giải quyết họ đƣợc thực hiện những quyền mà Nhà nƣớc giao cho nhƣng phải tuân theo nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự, nhằm lựa chọn các quy phạm pháp luật đúng đắn để phân xử, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên đƣơng sự. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận, nội dung quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Đây là loại hợp đồng thông dụng, phổ biến trong đời sống dân sự, có vai trị quan trọng trong việc lƣu thơng nguồn vốn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; đồng thời thể hiện tinh thần thân ái, giúp đỡ nhau trong nhân dân. Việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ này là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, bảo vệ sự lành mạnh trong giao lƣu dân sự, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Từ cơ sở lý luận, qua nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản đã chỉ ra những giải pháp để việc giải quyết loại tranh chấp này của Tòa án đƣợc hiệu quả. Việc nghiên cứu đề tài đã góp phần khơng nhỏ vào việc làm lành mạnh các quan hệ xã hội, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Mác (1973), Tư bản, quyển 1, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội

2. Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch

bảo đảm, Hà Nội.

3. Chính phủ (2010), Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10 hướng dẫn

một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

4. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.

5. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội

6. Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử, Hà Nội. 7. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội 8. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

9. Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi, bổ sung, Hà Nội 10. Quốc hội (2000), Luật Hơn nhân và gia đình, Hà Nội

11. Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2009, Hà Nội.

12. Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2010, Hà Nội.

13. Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2011, Hà Nội

14. Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2012, Hà Nội.

15. Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2013, Hà Nội.

16. Triệu Quốc Mạnh (2000), Pháp luật và dân luật đại cương, Nxb

Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Trung tâm Từ điển học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 18. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật dân sự Việt Nam,

tập 2, Nxb Công an nhân dân.

19. Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Hà Nội.

20. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh quản lý Ngoại hối, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)