Về lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 59 - 64)

2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp hợp

2.3.4. Về lãi suất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005, lãi suất vay trong các hợp đồng vay tài sản do các bên tự thỏa thuận nhƣng không đƣợc vƣợt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố. Tuy

nhiên trên thực tế, các bên thƣờng thỏa thuận mức lãi suất cao hơn, vì vậy việc thỏa thuận của các bên trái với quy định của pháp luật, không đƣợc Hội đồng xét xử chấp nhận.

Ví dụ: Bản án dân sự số 03/2009/DS-ST ngày 14/4/2009 giữa nguyên đơn: anh Hoàng Văn Tráng và bị đơn: Anh Ngô Ngọc Diên. Anh Tráng và anh Diên quen biết nhau từ trƣớc. Ngày 11/5/2008 anh Diên vay anh Tráng 70.000.000 đồng, thời hạn vay 15 ngày, lãi suất theo thỏa thuận, khi vay có viết giấy biên nhận. Thực tế anh Diên đã trả lãi cho anh Tráng với mức 8.000 đ/01 triệu/ 01 ngày (tƣơng đƣơng 24%/tháng), anh đã trả đƣợc 03 lần, tổng cộng 73.000.000 đồng. Những lần nhận tiền này, hai anh đều viết giấy biên nhận. Anh Tráng thừa nhận đã nhận số tiền 73.000.000 đồng nhƣng anh không thừa nhận ý kiến của anh Diên là trừ vào số tiền gốc, mà số tiền đó tính vào lãi.

Hội đồng xét xử nhận định và xử, về số nợ gốc và tổng số tiền anh Diên trả hai bên đã có sự thống nhất. Về lãi suất, tuy có sự thỏa thuận của hai bên nhƣng sự thỏa thuận đó khơng đúng với quy định pháp luật, vƣợt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố tƣơng ứng với thời điểm cho vay, anh Tráng đã thu lợi trái pháp luật. Vì vậy cần áp dụng điều 176 BLDS năm 2005 buộc anh Diên phải trả lãi cho anh Tráng theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố, theo Quyết định số 626/QĐ-NHNN ngày 24/3/2009 cuả Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, lãi suất cơ bản là 7,0%/năm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2009. Tính đến thời điểm xét xử thì thời hạn vay là 11 tháng, lãi suất 01 tháng 0,58%. Vậy tiền lãi là 70.000.000 đ x 0,58% x 150% x 11 tháng = 6.699.000 đồng. Sau khi trừ vào nợ gốc 70.000.000 đồng, còn lại 3.000.000 đồng đƣợc tính vào lãi, thì số lãi còn thiếu anh Diên phải trả cho anh Tráng là 3.699.000 đồng.

hợp đồng tín dụng cịn nhiều cách hiểu và áp dụng khơng thống nhất về lãi suất, cách tính lãi suất và lãi suất chậm trả.

Về cách tính lãi suất:

Đối với hợp đồng tín dụng, đây là biểu hiện cụ thể của hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, mặc dù có sự điều chỉnh theo nguyên tắc chung của Bộ luật Dân sự nhƣng vấn đề lãi suất đƣợc quy định trong những văn bản riêng. Do đó, tổ chức tín dụng khơng chịu bất kỳ một giới hạn nào về lãi suất cho vay theo các quy định tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Thông tƣ số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Thông tƣ số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam hƣớng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận để chấp nhận cách tính lãi suất quá hạn của tổ chức tín dụng. Đối với tổ chức tín dụng nếu áp dụng mức lãi suất quy định tại BLDS thì sẽ bất hợp lý, bởi tổ chức tín dụng huy động vốn 14%, sau dó cho vay khơng q 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc cơng bố thì tổ chức tín dụng khơng đƣợc cho vay vƣợt quá 13,5%. Rõ ràng nếu áp dụng pháp luật nhƣ trên thì sẽ dẫn đến tình trạng tất cả tổ chức tín dụng đều vi phạm pháp luật, tất cả tổ chức có huy động tiền gửi sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, mất khả năng chi trả hoặc sẽ bị phá sản hàng loạt.

Đối với hợp đồng vay tiền, khi có tranh chấp thì áp dụng Điều 476 BLDS năm 2005 để giải quyết và lãi suất cơ bản đƣợc áp dụng theo Quyết định số 2868/2011/QĐ-NHNN ngày 29/11/2011 của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định lãi suất cơ bản, hiện là 9%/năm. Khi áp dụng quy định này thể hiện sự bất hợp lý, vì thực tế lãi suất gửi tiết kiệm của các Ngân hàng có thời điểm

là 14%/năm nhƣng áp dụng Điều 476 BLDS thì tối đa chỉ là 13,5%/năm, không vƣợt quá 150% của lãi suất cơ bản 9%/năm. Nhƣ vậy sẽ tạo hiện tƣợng khuyến khích sự vi phạm, không trả nợ, để gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Thực tế hiện nay các chủ thể cho vay tìm mọi cách lợi dụng sự bất hợp lý này thông quan việc nhập ngay phần lãi và nợ gốc. Trong hợp đồng vay tiền là hợp đồng khơng có lãi, chính vì sự bất hợp lý này nên thực tiễn giải quyết có những Tịa án khơng lấy mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố (9%/năm) mà lấy mức huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng vào thời điểm giải quyết (ví dụ 13%/năm) để ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự (nếu hòa giải thành) hoặc xét xử. Quyết định, bản án của Tòa án phần nào đã đáp ứng đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời cho vay nhƣng nếu bị kháng nghị thì có thể bị hủy theo pháp luật tố tụng dân sự. Điều này cho thấy sự không hợp lý trong quy định về lãi suất của BLDS năm 2005, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các cá nhân, tổ chức khơng phải là tổ chức tín dụng với các tổ chức tín dụng.

Về lãi suất quá hạn trong hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng.

Theo khoản 2 Điều 305 BLDS năm 2005 quy định : Trong trƣờng hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố tƣơng ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 474 BLDS năm 2005 quy định khi bên vay không tự trả nợ đúng hạn thì phải trả lãi suất quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố. Nhƣ vậy, căn cứ tính lãi suất quá hạn vẫn dựa trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố. Quy định này, trong BLDS năm 2005 khơng cịn phù hợp với thực tế nên nhiều trƣờng hợp bên vay cố tình vi phạm để Tịa án xét xử thì vẫn đƣợc lợi về kinh tế. Do đó để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nhiều hợp đồng vay tiền các

chủ thể tự thỏa thuận hình thức phạt vi phạm trong việc chậm trả tiền để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình.

Trong các hợp đồng tín dụng, các ngân hàng thƣờng đƣa vào thỏa thuận là ngƣời vay phải trả tiền phạt khi chậm trả lãi suất theo kỳ hạn. Thỏa thuận phạt này thƣờng dƣới hai hình thức: Phạt một lần theo tỷ lệ % trên số tiền lãi chậm trả và phạt lãi trên lãi theo mức lãi suất tiêng và thời gian chậm trả. Việc thỏa thuận này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. trong thực tiễn xét xử đối với tranh chấp này, các Tòa án áp dụng thiếu thống nhất về cách tính theo lãi suất của Ngân hàng nào, trung bình đƣợc tính nhƣ thế nào? Thị trƣờng đƣợc xác định nhƣ thế nào? Vì vậy, các quan điểm giải quyết không thống nhất.

Hiện nay, vấn đề tuyên lãi suất trong Bản án sơ thẩm kinh doanh thƣơng mại có nhiều vƣớng mắc, mỗi Tịa có cách tun khác nhau, thiếu thống nhất, TAND thành phố Hà Nội đã nhiều lần có ý kiến với TAND Tối cao. Từ trƣớc tháng 11/2012, theo hƣớng dẫn tại Công văn số 165/KHXX ngày 18/10/2007 của TAND Tối cao, các TAND thủ đô vẫn tuyên nhƣ sau: “Kể từ ngày Bản án có hiệu lực pháp luật và ngƣời đƣợc thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án mà ngƣời phải thi hành án khơng thi hành, thì phải chịu lãi suất đối với số tiền nợ gốc theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nƣớc công bố tƣơng ứng với thời gian chậm trả tại các thời điểm thanh toán cho đến khi thi hành án xong”. Tuy nhiên, cho đến này TAND Tối cao vẫn chƣa có văn bản nào hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này, nhƣng trong một số Bản án phúc thẩm và Giám đốc thẩm trong thời gian từ tháng 11/2012 đến nay lại tuyên là: “Kể từ ngày kế tiếp sau ngày xét xử sơ thẩm ngƣời phải thi hành án tiếp tục chịu lãi suất đối với khoản nợ gốc theo mức lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng tƣơng ứng với thời gian chậm trả, cho đến khi trả xong nợ gốc …”. Nhƣ vậy, theo hƣớng dẫn thì chỉ tuyên ở giai đoạn thi hành án với số

nợ gốc cịn số tiền lãi khơng đƣợc tun tính lãi từ sau xét xử sơ thẩm. Ví dụ, nợ gốc 100.000.000 đồng và lãi 10.000.000 đồng thì khơng đƣợc tun ngƣời phải thi hành án tiếp tục chịu lãi suất là 110.000.000 đồng, mà chỉ đƣợc tuyên đối với số nợ gốc là 100.000.000 đồng.

Với cách tuyên nhƣ trên thì hợp đồng tín dụng đã hết thời hạn vay theo hợp đồng mà bên vay không trả đƣợc hoặc bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng về điều kiện thanh toán … nên Ngân hàng khởi kiện ra Tịa án, nhƣ vậy, Hợp đồng tín dụng khơng còn hiệu lực và giá trị nên việc tuyên nhƣ vậy hợp đồng tín dụng sẽ tiếp tục đƣợc thực hiện khi khơng có giá trị pháp lý, vì vậy nếu chỉ tính lãi của số nợ gốc thì phải theo quy định của Bộ luật Dân sự là lãi suất cơ bản chứ không phải là lãi suất theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, về vấn đề này hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, TAND thành phố Hà Nội đang có văn bản đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có hƣớng dẫn chính thức bằng văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)