Quy mô mạng lưới trường THPT huyện Đông Triều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sinh hoạt sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học phổ thông huyện đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 49 - 55)

Tổng số

trường Công lập

Dân

lập Số HS CBQL GV Số lớp HS/lớp

7 4 3 5565 25 355 116 48

(Nguồn: Sở GD&ĐT Quảng Ninh)

2.1.1.2. Khái quát về các trường THPT huyện Đông Triều được nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở 3 trường THPT huyện Đông Triều là: (Nguồn: văn phòng

Trường THPT Nguyễn Bình Trường THPT Trần Nhân Tông Trường THPT Đông Triều

Đây là 3 trường ở khu vực có đời sống nhân dân ổn định, có truyền thống hiếu học lâu đời, nền kinh tế đang có nhiều chuyển biến về cơ cấu cây trồng, do đó nhu cầu học tập bậc THPT tăng cao. Số lượng học sinh đến trường đông làm qui mô giáo dục tăng nhanh.

* Qui mô số lớp, số học sinh năm học 2014-2015

Bảng 2.2: Qui mô số lớp, số học sinh năm học 2014-2015 (3 trường)

TT Trường THPT Số lớp Số HS

1 Nguyễn Bình 21 890

2 Trần Nhân Tông 19 757

3 Đông Triều 29 1021

(Nguồn: Sở GD&ĐT Quảng Ninh) * Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2012 - 2013

Bảng 2.3: Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2013-2014(3 trường)

TT Tên trường Số HS dự thi

Số HS tốt nghiệp Xếp loại tốt nghiệp

Số lượng Tỷ lệ (%) Giỏi Khá 1 Nguyễn Bình 296 295 99,6 0 12 2 Trần Nhân Tông 262 260 99,2 0 17 3 Đông Triều 369 369 100 25 42

(Nguồn: Sở GD&ĐT Quảng Ninh)

* Nhận xét:

- Qua bảng kết quả thi tốt nghiệp THPT trên ta thấy đa số Hiệu trưởng các trường tập trung chỉ đạo tốt việc dạy của thầy và việc học của trò đối với học sinh cuối cấp.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp được khảo sát ở 3 trường cao hơn tỷ lệ tốt nghiệp trung bình của cả tỉnh (98,7%). Tuy nhiên chất lượng đỗ giỏi còn thấp, vì vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở những trường này là một vấn đề cấp thiết.

Bảng 2.4: Kết quả thi đỗ Đại học, cao đẳng năm 2013-2014 (3 trường)

STT Tên trường Số HS tốt nghiệp Số HS đỗ ĐH, CĐ Tỉ lệ % 1 Nguyễn Bình 295 123 42 2 Trần Nhân Tông 262 184 70 3 Đông Triều 369 276 75

(Nguồn: Sở GD&ĐT Quảng Ninh)

Qua bảng kết quả thi đỗ đại học, cao đẳng trên ta thấy 3 trường được khảo sát đều có chất lượng giáo dục từ trung bình trở lên.

Tỷ lệ thi đỗ vào đại học, cao đẳng ở trường THPT Trần Nhân Tông và THPT Đông Triều cao hơn mặt bằng chung của tỉnh. Còn trường THPT Nguyễn Bình đạt mặt bằng chung so với các trường THPT trong tỉnh.

Kết quả này khẳng định hoạt động giáo dục, việc chỉ đạo dạy và học ở các trường trên đã đi vào chiều sâu, khẳng định được chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường với xã hội.

Bảng 2.5: Kết quả thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh của 3 trường năm học 2013-2014 (3 trường) STT Tên trường Số HS dự thi Số HS đoạt giải Tỉ lệ % 1 Nguyễn Bình 25 9 36 2 Trần Nhân Tông 32 12 37,5 3 Đông Triều 86 52 60

(Nguồn: Sở GD&ĐT Quảng Ninh)

sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu các trường và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường. Sự cố gắng đó cũng thể hiện rõ nét sự nhận thức đúng đắn của cán bộ giáo viên về vai trò, nhiệm vụ của giáo dục nước ta mà nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã nêu ra: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

* Đội ngũ cán bộ quản lý (3 trường)

Bảng 2.6: Đội ngũ CBQL (3 trường) Trường THPT T.số Nữ Đảng viên Trình độ CM Thâm niên QL(năm) Đã qua nghiệp vụ QL Độ tuổi Trên ĐH Đại học 5 5 30- 40 40- 50 50 Nguyễn Bình 03 02 03 01 02 01 02 2 03 0 0 Trần Nhân Tông 03 01 03 01 02 01 02 2 03 0 0 Đông Triều 04 01 04 0 04 02 02 2 01 01 02

(Nguồn: Sở GD&ĐT Quảng Ninh)

Đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trên có số nam chiếm 60%, nữ chiếm 40% (Trong đó có 1 hiệu trưởng là nữ).

Đội ngũ cán bộ quản lý trên đều là những người trưởng thành từ chuyên môn, có tay nghề vững vàng.

Cả 10 cán bộ quản lý đều là đảng viên, có trình độ đại học và trên đại học, có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động sáng tạo trong hoàn cảnh khó khăn để lãnh đạo nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học. Đã có 60% số cán bộ quản lý trên qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tại trường bồi dưỡng quản lý cán bộ Hà Nội, số còn lại đã và đang học lớp cao học thạc sĩ quản lý.

Số cán bộ quản lý có thâm niên trên 5 năm có 6 đồng chí chiếm tỷ lệ 60%, đây là đội ngũ cán bộ quản lý đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý.

Tuổi đời của số cán bộ quản lý của 3 trường hầu hết ở độ tuổi 30-40. Độ tuổi trung bình là 38.5.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý ở 3 trường nhiệt tình, yêu nghề, tận tuỵ với công việc, có ý thức trách nhiệm cao, cầu tiến bộ.

Tuy vậy hầu hết các đồng chí cán bộ quản lý được bổ nhiệm khi chưa được đào tạo chính qui về nghiệp vụ quản lý, như vậy năng lực về quản lý còn hạn chế, đặc biệt là quản lý về tài chính và xây dựng cơ bản. Một số đồng chí được qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý thời gian 4 tháng quá ít, kiến thức thu được chưa toàn diện. Vì vậy cần phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ này.

* Đội ngũ GV (3 trường)

Bảng 2.7: Đội ngũ giáo viên (3 trường)

Trường THPT T.số GV Nữ Trình độ Trên ĐH ĐH SL % SL % SL % Nguyễn Bình 43 25 01 2,6 37 97,4 0 0 Trần Nhân Tông 42 24 04 10,3 35 89,7 0 0 Đông Triều 68 47 08 11,8 60 88,2 0 0

(Nguồn: Sở GD&ĐT Quảng Ninh)

Theo thống kê, đội ngũ giáo viên ở các trường tương đối đủ về số lượng giáo viên đứng lớp theo qui định 2,1 giáo viên/ lớp, 100% đảm bảo chuẩn về đào tạo, đặc biệt trong đó có trường THPT Đông Triều có 11.8% GV có trình độ trên chuẩn, đây là điều kiện tốt để các nhà trường phát huy vai trò của việc học trong giáo dục.

Ở 2 trường THPT Nguyễn Bình, THPT Đông Triều lượng giáo viên có thâm niên trên 10 năm đông, phần lớn số họ có kinh nghiệm giảng dạy tốt, đây là lực lượng quan trọng trong việc tự bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ ở mỗi nhà trường. Trong THPT Trần Nhân Tông lực lượng giáo viên trẻ đông, chưa có bề dày kinh nghiệm song dễ thích ứng với cái mới được tiếp cận với vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy.

2.1.2. Tổ chức khảo sát

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lý tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát:

Nội dung khảo sát tập trung: Thực trạng về nhận thức của CBQL, GV về SHCM theo hướng NCBH và QL SHCM theo hướng NCBH; Thực trạng thực hiện nội dung quản lý, phương pháp quản lý tổ chức SHCM theo hướng NCBH học ở các trường THPT; Thực trạng những khó khăn của hiệu trưởng trong QL SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.

2.1.2.3. Đối tượng khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát trên CBQL và GV tại 3 trường THPT là THPT Đông Triều, THPT Nguyễn Bình, THPT Trần Nhân Tông với số lượng:

- Khảo sát 4 đồng chí CBQL Sở GD&ĐT

- Khảo sát 8 đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng 3 trường THPT - Khảo sát 120 giáo viên của 3 trường THPT huyện Đông Triều

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý Sở giáo dục đào tạo Quảng Ninh, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các biện pháp tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều.

2.2. Thực trạng nhận thức về quản lý tổ chức SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh các trường THPT huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Thực trạng nhận thức về SHCM theo hướng NCBH

(i) Nhận thức về tầm quan trọng của tổ chức SHCM theo NCBH:

Tìm hiểu về nhận thức của 132 CBQL và GV về tầm quan trọng của tổ chức SHCM theo hướng NCBH, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 1 và 2 Qua xử lý số liệu chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sinh hoạt sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học phổ thông huyện đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)