TT Các bước
Mức độ thực hiện TX TT CBG SL % SL % SL %
1 Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch
bài học nghiên cứu 100 75.7 22 16.7 10 7.6 2 Tiến hành bài học và dự giờ 88 66.7 32 24.2 12 9.1 3 Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu 88 66.7 32 24.2 12 9.1 4 Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày 68 51.5 32 24.2 32 24.2
Kết quả khảo sát cho thấy về mức độ thực hiện các bước tiến hành đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học theo Kế hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên" có 93.4% số ý kiến được hỏi cho rằng các tổ chuyên môn trong nhà trường đã xác định được mục tiêu xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu, tuy nhiên chỉ có 66.7% số ý kiến cho rằng các tổ chuyên môn mới thực hiện thường xuyên việc tiến hành bài học và dự giờ sau đó thảo luận về bài học nghiên cứu và còn 24.2% cho rằng các tổ chuyên môn mới thỉnh thoảng tổ chức dạy thử và thảo luận, thậm chí có tới 9.1% số ý kiến cho rằng mặc dù có lên kế hoạch sinh hoạt nhưng chưa bao giờ tổ chức dạy thử và rút kinh nghiệm. Đặc biệt là với việc áp dụng rộng rãi để dạy học hàng ngày thì chỉ có 51.5% ý kiến cho rằng thường xuyên thực hiện và còn tới 32 ý kiến (24.2%) cho rằng chưa áp dụng SHCM theo hướng nghiên cứu bài học để giảng dạy hàng ngày.
Để tìm hiểu sâu về vấn đề tại sao khi thực hiện SHCM theo hướng nghiên cứu bài học CBGV ở các tổ trong các nhà trường đã thực hiện tương đối tốt bước 1,2,3, mà lại không được áp dụng rộng rãi để giảng dạy hàng ngày, chúng tôi nhận được câu trả lời: Để xác định mục tiêu bài học sau đó tiến hành dự giờ và thảo luận thì chúng tôi thực hiện các bước này trong một buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, lúc đó công tác chuẩn bị cho giờ dạy được các bạn
đồng nghiệp giúp đỡ, tuy nhiên khi áp dụng rộng rãi trong các tiết học hàng ngày thì rất mất thời gian chuẩn bị và nhiều khi không đủ thiết bị dạy học để đảm bảo cho tiết học được thực hiện như thiết kế ban đầu vì thế nên giáo viên rất ngại thực hiện các tiết dạy như thế hàng ngày.
Như vậy có thể thấy qua khảo sát nhận thức của các khách thể về mục đích, ý nghĩa của đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều là tương đối tích cực, tuy nhiên mức độ thực hiện các bước trong SHCM theo hướng nghiên cứu bài học chưa tương xứng với nhận thức ban đầu. Vì vậy đây là một bài toán đặt ra cho CBQL các nhà trường trong thời gian tới làm sao thực hiện tốt hơn nữa việc chỉ đạo, giám sát các tổ chuyên môn thực hiện đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học thường xuyên liên tục hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH các trường THPT huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh THPT huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
2.3.2.1. Quản lý xây dựng kế hoạch SHCM theo hướng NCBH
Để khảo sát thực trạng quản lý việc xây dựng kế hoạch SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9, phụ lục 2, kết quả như sau: