Xây dựng kế hoạch quản lý SHCM theo hướng NCBH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sinh hoạt sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học phổ thông huyện đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 64 - 99)

TT Nội dung ĐTKS

Mức độ thực hiện Đạt yêu cầu Chưa đạt

SL % SL %

1 Xác định rõ mục đích, ý nghĩa của SHCM theo hướng nghiên cứu bài học

CBQL 10 83.3 2 16.7 GV 100 83.3 20 16.7 2 Xác định rõ quy trình thực hiện CBQL 10 83.3 2 16.7 GV 96 80 24 20 3 Xác định rõ nguồn lực thực hiện CBQL 9 75 3 25 GV 85 66.7 25 33.3 4 Xác định rõ các điều kiện thực hiện CBQL 9 75 3 25

Khảo sát bảng 2.16 cho thấy, CBQL các nhà trường đã làm tương đối tốt việc xây dựng kế hoạch quản lý SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, cụ thể:

- Có 83.3% ý kiến đánh giá của CBGV cho rằng trong việc xây dựng kế hoạch quản lý SHCM theo hướng NCBH đã được CBQL nhà trường xác định rõ mục đích, ý nghĩa của SHCM theo nghiên cứu bài học và còn 16.7% ý kiến cho rằng CBQL chưa làm rõ về vấn đề này trong bản kế hoạch.

- Có 83.3% CBQL và 80% GV được hỏi cho rằng bản kế hoạch quản lý SHCM theo hướng NCBH đã được CBQL nhà trường xác định rõ quy trình thực hiện và còn 16.7% CBQL và 20% GV được hỏi cho rằng bản kế hoạch chưa xác định rõ được quy trình thực hiện trong quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các nhà trường.

- Có 75% CBQL và 66.7% GV khi được hỏi cho rằng bản kế hoạch quản lý SHCM theo hướng NCBH của hiệu trưởng các nhà trường đã xác định được nguồn lực và điều kiện thực hiện SHCM theo hướng NCBH trong các nhà trường.

Như vậy có thể thấy về cơ bản CBQL các nhà trường đã thực hiện được chủ trương của Kế hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên", tuy nhiên để hoàn thành tốt công tác này trong thời gian tới CBQL các nhà trường cần tập trung nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt là việc xác định các nguồn lực, điều kiện để công tác lập kế hoạch SHCM theo hướng nghiên cứu bài học được hiệu quả hơn.

2.3.2.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện SHCM theo hướng NCBH

Để làm tốt việc quản lý đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở các tổ chuyên môn trong các trường THPT huyện Đông Triều, hiệu trưởng các trường đã xây dựng cơ cấu tổ chức triển khai và giám sát thực hiện SHCM của tổ nhóm chuyên môn trong các nhà trường, qua câu hỏi số 8, phụ lục 1 và câu hỏi số 10 phụ lục 2, kết quả khảo sát được như sau:

Bảng 2.17: Thực trạng tổ chức thực hiện SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều

TT Hình thức tổ chức ĐTKS Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ SL % SL % SL %

1 Xây dựng quy chế SHCM của các tổ

CBQL 10 83.3 2 13.7 0 0 GV 80 66.7 40 33.3 0 0 2 Hàng năm hoàn thiện, bổ sung quy

chế SHCM

CBQL 9 75 3 25 0 0 GV 75 62.5 35 29.2 10 8.3 3

Tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên về quy chế SHCM của ngành, của Sở và của Nhà trường.

CBQL 9 75 3 25 1 8.3 GV 70 58.3 30 25 20 16.7 4

Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý SHCM của trường khoa học, hợp lý.

CBQL 8 66.7 4 33.3 0 0 GV 75 62.5 30 25 15 12.5 5

Bố trí nhân sự quản lý theo năng lực chuyên môn và năng lực quản lý

CBQL 8 66.7 4 33.3 0 0 GV 75 62.5 35 29.2 10 8.3 6 Xây dựng hệ thống các lực lượng giám sát thực hiện SHCM CBQL 7 58.3 4 33.3 1 8.3 GV 56 46.7 40 33.3 24 20 7 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống

công cụ giám sát thực hiện SHCM

CBQL 6 50 4 33.3 2 16.7 GV 56 46.7 40 33.3 24 20 8 Huy động mọi nguồn lực để quản lý

thực hiện SHCM

CBQL 6 50 5 41.7 1 8.3 GV 55 45.8 35 29.2 30 25 9

Thực hiện phân công nhiệm vụ chuyên môn cho giáo viên một cách minh bạch, rõ ràng.

CBQL 8 66.7 4 33.3 0 0 GV 60 50 40 33.3 20 16.7

10

Thực hiện áp dụng bài học nghiên cứu vào trong giảng dạy hàng ngày một cách phù hợp và đạt hiệu quả

CBQL 6 50 4 33.3 2 16.7 GV 60 50 45 37.5 15 12.5

Qua bảng khảo sát 2.17 cho thấy các trường THPT huyện Đông Triều về cơ bản đã thực hiện công tác tổ chức SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở mức trung bình, cụ thể:

Theo đánh giá của cán bộ quản lý: có 100% ý kiến được hỏi cho rằng biện pháp 1,2,4,5,9 đã được CBQL nhà trường triển khai thực hiện với mức độ thường xuyên là từ 66.7% đến 83.3%.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số biện pháp còn một số khách thể đánh giá là CBQL chưa quan tâm thực hiện như:

Hình thức: Tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên về quy chế SHCM của ngành, của Sở và của Nhà trường; Xây dựng hệ thống các lực lượng giám sát thực hiện SHCM; Huy động mọi nguồn lực để quản lý thực hiện SHCM vẫn còn 8.3% ý kiến được hỏi cho rằng CBQL nhà trường chưa thực hiện và mức độ thực hiện thường xuyên không cao chỉ từ 50% đến 58.3%.

Hình thức: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công cụ giám sát thực hiện SHCM; Thực hiện áp dụng bài học nghiên cứu vào trong giảng dạy hàng ngày một cách phù hợp và đạt hiệu quả còn có tới 16.7% ý kiến được hỏi cho rằng CBQL nhà trường chưa thực hiện và mức độ thực hiện thường xuyên chỉ 50%.

Theo đánh giá của giáo viên: Trong 10 hình thức đưa ra chỉ có hình thức thứ nhất "Xây dựng quy chế SHCM của các tổ" được 100% GV đánh giá là CBQL nhà trường đã thực hiện với mức độ thường xuyên là 66.7% và 33.3% cho rằng thỉnh thoảng CBQL nhà trường quan tâm thực hiện.

Còn lại các hình thức từ 2 đến 10 đều có số lượng ý kiến GV đánh giá là CBQL nhà trường chưa thực hiện từ 8.3% đến 25%, trong đó hình thức " Huy động mọi nguồn lực để quản lý thực hiện SHCM " có tới 25% ý kiến được hỏi đánh giá CBQL nhà trường chưa thực hiện.

Nhận định chung về công tác tổ chức thực hiện SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều cơ bản đã thực hiện ở mức khá, tuy nhiên còn một số nội dung cần tăng cường hơn như: Xây dựng hoàn thiện công cụ giám sát thực hiện SHCM, thường xuyên tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên về quy chế SHCM của ngành, của Sở, của Phòng và của Nhà trường, huy động các nguồn lực để quản lý thực hiện SHCM, áp dụng bài học nghiên cứu vào trong giảng dạy hàng ngày một cách phù hợp và đạt hiệu quả. Tìm hiểu sâu hơn về thực trạng quản lý SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá về thực trạng các biện pháp chỉ đạo SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.

2.3.2.3. Thực trạng chỉ đạo SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh

Thực hiện đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học: Dựa vào kế hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên" trên cơ sở những chỉ đạo của Sở GD&ĐT Quảng Ninh, các trường THPT huyện Đông Triều đã tập huấn và chỉ đạo phát động phong trào đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học được thực hiện sâu rộng trong tất cả các nhà trường.

Để tiến hành đánh giá nhận thức của CBQL về độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học của HT các trường THPT huyện Đông Triều, tác giả tiến hành khảo sát các khách thể (theo các mức độ Rất cần thiết, Thường xuyên 3 điểm; Cần thiết, Thỉnh thoảng 2 điểm; Không cần thiết, Chưa thực hiện 1 điểm). theo câu hỏi số 9, phụ lục 1. Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.18: Thực trạng nội dung chỉ đạo quản lý SHCM theo hướng NCBH của CBQL các trường THPT huyện Đông Triều

TT Nội dung Mức độ cần thiết X TB Mức độ thực hiện X TB 3 2 1 3 2 1

1 Chỉ đạo các TCM lập kế hoạch đổi mới

SHCM theo hướng nghiên cứu bài học 10 2 0 2.83 1 11 1 0 2.92 1 2

Mời chuyên gia hướng dẫn, tập huấn cho CBQL, GV về SHCM theo hướng nghiên cứu bài học

9 3 0 2.75 2 8 3 1 2.58 8

3 Phát động các TCM, các cá nhân tham gia

thực hiện đổi mới SHCM theo hướng NCBH 8 2 2 2.5 5 9 2 1 2.67 6 4

Lựa chọn và bồi dưỡng các Tổ trưởng CM về năng lực tổ chức SHCM theo hướng NCBH

9 2 1 2.67 3 10 2 0 2.83 2

5 Thường xuyên tổ chức các hoạt động

chuyên đề, dự giờ theo hướng NCBH 8 2 2 2.5 5 10 2 0 2.83 2 6

Chỉ đạo xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh gắn với đổi mới SHCM theo hướng NCBH

8 3 1 2.58 4 8 2 2 2.5 9

7 Thiết kế bài giảng của GV theo hướng

NCBH 8 2 2 2.5 5 10 1 1 2.75 4

8

Thực hiện SHCM theo hướng NCBH với tăng cường quản lý lớp học, quản lý HĐ học tập và hướng dẫn HS học tích cực

7 3 2 2.42 8 9 2 1 2.67 6

9

Gắn đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học với đổi mới việc Kiểm tra- đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS

6 3 3 2.25 10 9 2 1 2.67 6

10

Tổ chức các hoạt động trao đổi và giao lưu học hỏi đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học giữa các tổ, các trường trong toàn huyện

7 3 2 2.42 8 7 3 2 2.42 10

11

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời các hoạt động đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học

6 3 3 2.25 10 7 3 2 2.42 10

TB 2.51 2.67

Qua bảng 2.18, cho thấy tất cả 11 nội dung chỉ đạo SHCM theo hướng nghiên cứu bài học của HT các nhà trường đã thực hiện đều được CBQL các

nhà trường đánh giá là cần thiết và thường xuyên thực hiện thông qua giá trị trung bình lần lượt mức độ cần thiết là 2.51 và mức độ thường xuyên là 2.67. Trong đó nội dung “Chỉ đạo các TCM lập kế hoạch triển khai, thực hiện đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học” được đánh giá là cần thiết nhất và được thực hiện thường xuyên nhất, thông qua X = 2.83 và 2.92.

Nội dung: Lựa chọn và bồi dưỡng các Tổ trưởng CM và một đội ngũ GV “cốt cán” đủ năng lực làm nòng cốt đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học cũng được các khách thể đánh giá cao về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện với điểm số lần lượt là 2.67 và 2.83.

Nội dung: “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời các hoạt động đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học” được CBQL các nhà trường đánh giá là ít cần thiết nhất và mức độ thực hiện không thường xuyên với X = 2.25 và 2.42.

Có những nội dung được các khách thể đánh giá là rất cần thiết nhưng mức độ thực hiện lại không cao như biện pháp: Mời chuyên gia hướng dẫn, tập huấn cho CBQL, GV về SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, trong khi mức độ cần thiết là 2.75 trong khi mức độ thực hiện chỉ đạt 2.58 điểm, khi trao đổi trực tiếp với cán bộ giáo viên các nhà trường chúng tôi được biết: Mặc dù nội dung này là rất hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng SHCM nhưng không thường xuyên thực hiện được vì để mời chuyên gia thì cần phải có kinh phí, bố trí thời gian vì thế nên khó thực hiện trong khi kinh phí chi cho các hoạt động trong các nhà trường còn hạn hẹp

Ngoài ra còn có những nội dung có từ 16.7% đến 25% số ý kiến được hỏi cho rằng chưa thường xuyên triển khai thực hiện và những nội dung này là ít cần thiết như nội dung 8,9,10,11.

Điều này đặt ra cho CBQL các trường THPT huyện Đông Triều trong thời gian tới làm sao phải làm tốt hơn nữa công tác chỉ đạo, hướng dẫn, tăng cường các hoạt động gia lưu, kiểm tra đánh giá để làm tốt hơn nữa công tác đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Để tìm hiểu sâu hơn về vai trò chỉ đạo thực hiện SHCM theo hướng NCBH của CBQL các trường THPT huyện Đông Triều, tác giả tiến hành khảo sát giáo viên các nhà trường về mức độ thực hiện công tác này của CBQL các nhà trường bằng câu hỏi số 11, phụ lục 2, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.19: Thực trạng mức độ thực hiện công tác quản lý SHCM theo hướng NCBH của CBQL các trường THPT huyện Đông Triều (theo đánh

giá của giáo viên)

TT Nội dung

Mức độ

thực hiện X TB 3 2 1

1 Chỉ đạo các TCM lập kế hoạch đổi mới SHCM theo

hướng nghiên cứu bài học 100 20 0 2.83 1 2 Mời chuyên gia tập huấn cho CBQL, GV về SHCM

theo hướng nghiên cứu bài học 61 25 34 2.22 11 3 Phát động các TCM, cá nhân tham gia thực hiện đổi

mới SHCM theo hướng NCBH 76 20 24 2.43 5 4 Lựa chọn và bồi dưỡng các Tổ trưởng CM về năng lực

tổ chức SHCM theo hướng NCBH 86 20 14 2.6 3 5

Thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên đề và dự giờ chuyên môn gắn với đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học

76 20 24 2.43 5 6 Chỉ đạo xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh gắn với

đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học 80 20 20 2.5 4 7 Thiết kế bài giảng của GV theo hướng NCBH 90 20 10 2.67 2 8

Thực hiện SHCM theo hướng nghiên cứu bài học với tăng cường quản lý lớp học, quản lý HĐ học tập và hướng dẫn HS học tích cực

70 22 28 2.35 7

9

Gắn đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học với đổi mới việc Kiểm tra- đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS

68 22 30 2.31 8

10

Tổ chức các hoạt động trao đổi và giao lưu học hỏi đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học giữa các tổ, các trường trong toàn huyện

65 21 34 2.25 9

11

Tăng cường kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời các hoạt động đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học

65 21 34 2.25 9

Thông qua khảo sát bảng 2.18 và bảng 2.19 cho thấy có sự chênh lệch tương đối lớn về mức độ thực hiện các nội dung chỉ đạo SHCM theo NCBH giữa nhận thức của CBQL và GV các nhà trường (CBQL đánh giá mức độ thực hiện là 2.67 điểm trong khi GV đánh giá chỉ đạt 2.23 điểm). Điều này cũng dễ hiểu vì với vai trò quản lý chỉ đạo các nhà quản lý bao giờ cũng đánh giá theo ý kiến chủ quan của mình về công việc mình đang làm cao hơn so với đánh giá khách quan của GV.

Trong các nội dung trên thì nội dung thứ nhất "Chỉ đạo các TCM lập kế hoạch triển khai, thực hiện đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học" được GV đánh giá mức độ thực hiện (2.83) tương đồng với quan điểm của CBQL (2.92), còn lại các nội dung khác đều được GV đánh giá mức độ thực hiện thấp hơn nhiều so với đánh giá chủ quan của CBQL. Như vậy, với kết quả đánh giá này, CBQL các nhà trường có thể coi là nguồn minh chứng để xem xét lại những công việc của mình đã thực hiện trong chỉ đạo SHCM theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sinh hoạt sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học phổ thông huyện đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 64 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)