Thực trạng tham gia SHCM theo hướng NCBH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sinh hoạt sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học phổ thông huyện đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 60 - 63)

TT Mức độ SL %

1 Rất tích cực 69 52.2

2 Tích cực 33 25

3 Bình thường 22 16.7

Kết quả khảo sát cho thấy, có 69 (52.2%) thầy cô trả lời tham gia đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học rất tích cực, 33 thầy cô cho là tham gia với thái độ tích cực, 22 thầy cô (16.7%) cho rằng tham gia với thái độ bình thường và 8 thầy cô (6.1%) chỉ thực sự tham gia tìm hiểu SHCM theo hướng nghiên cứu bài học một cách bài bản khi có sự giám sát của CBQL hoặc chuẩn bị cho các đợt hội giảng, thao giảng hoặc có đoàn kiểm tra của cấp trên về. Số lượng ý kiến này phần nào tương quan với nhận thức về mức độ cần thiết của SHCM ở bảng 2.9 Điều này đòi hỏi CBQL các nhà trường trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để CBGV hiểu rõ về mục đích ý nghĩa, vai trò của SHCM theo hướng nghiên cứu bài học để họ có thái độ tham gia một cách nhiệt tình và tự nguyện, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.

2.3.1.2. Tần suất tham gia SHCM theo hướng NCBH của GV:

Thông qua khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của SHCM, nhận thức về sự cần thiết, mục đích, thái độ tham gia SHCM theo hướng nghiên cứu bài học của các khách thể, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát các khách thể về tần suất tổ chức SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở các nhà trường qua câu hỏi số 5, phụ lục 1 và câu hỏi số 7, phụ lục 2, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14. Tần suất tham gia SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều

TT Tần suất tham gia SL %

1 2 tuần một lần 0 0

2 Một tháng một lần 40 30.3

3 Hai tháng một lần 66 50

Mặc dù có nhận thức khá tốt về mục đích, ý nghĩa vai trò và thái độ tham gia SHCM theo hướng nghiên cứu bài học của CBGV các nhà trường khá tích cực, tuy nhiên việc thực hiện SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở các nhà trường chưa được thường xuyên, cụ thể qua khảo sát có 40 ý kiến (30.3%) cho rằng các nhà trường mới thực hiện công tác này một tháng một lần, 50% cho rằng có sinh hoạt hai tháng một lần, 19.7% cho rằng cả kỳ học mới tổ chức sinh hoạt một lần và đặc biệt là không có nhà trường nào tổ chức thường xuyên hai tuần một lần, để tìm hiểu sâu về nguyên do nào như vậy khi trao đổi trực tiếp với CBGV các nhà trường chúng tôi nhận được câu trả lời: Các nhà trường chưa thể tổ chức SHCM theo hướng nghiên cứu bài học 2 tuần một lần vì để thực hiện SHCM theo hình thức này là mất nhiều thời gian, từ việc chuẩn bị, soạn giáo án của bài học nghiên cứu, phân công GV giảng dạy, thảo luận, áp dụng, ngoài ra các nhà trường khi SHCM còn phải tổ chức các chuyên đề, hình thức SHCM khác theo yêu cầu của Sở như SHCM theo chuyên đề về đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG của từng tháng, từng kỳ...Như vậy có thể nhận thấy mặc dù CBGV đã nhận thức và thấy được tầm quan trọng cũng như mức độ cần thiết, mục đích của SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, tuy nhiên khi triển khai thực hiện vẫn còn những khó khăn nhất định do yếu tố chủ quan và khách quan mà thông qua khảo sát đã tìm ra như trên.

2.3.1.3. Thực trạng các bước SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều

Để tìm hiểu việc thực hiện các bước SHCM theo hướng NCBH ở các nhà trường, tác giả khảo sát các khách thể về mức độ thực hiện, (mức độ thực hiện thông qua đánh giá của CBGV so sánh với Kế hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên" ) với câu hỏi 6, phụ lục 1 và câu hỏi số 8, phụ lục 2, kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sinh hoạt sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học phổ thông huyện đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)