Nhận thức về vai trò của quản lý SHCM theo hướng NCBH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sinh hoạt sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học phổ thông huyện đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 58 - 60)

TT Vai trò của quản lý SHCM theo hướng NCBH Nhận thức SL %

1 Rất quan trọng 96 80

2 Quan trọng 18 15

3 Tương đối quan trọng 6 5

4 Không quan trọng 0 0 0 20 40 60 80 100 Rất quan trọng

Quan trọng Tương đối quan trọng

Không quan trọng

Hình 2.2. Biểu đồ nhận thức về vai trò của quản lý SHCM theo hướng NCBH

Thông qua khảo sát bảng 2.11 và hình 2.2 cho thấy: Giáo viên các nhà trường có nhận thức cao về vai trò của quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều, cụ thể: Có 80% số ý kiến được hỏi cho rằng vai

trò này là rất quan trọng, 15% cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng vai trò của quản lý trong tổ chức SHCM theo NCBH là không quan trọng.

2.2.2.2. Nhận thức của GV về nội dung và phương pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều.

Để tìm hiểu về mức độ phù hợp của nội dung, phương pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều đã thực hiện, tác giả tiến hành khảo sát nhận thức của GV các nhà trường về vấn đề này, qua câu hỏi số 5, phụ lục 2, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.12: Nhận thức về mức độ phù hợp của nội dung, phương pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH

TT Mức độ phù hợp của nội dung, phương pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH Nhận thức SL % 1 Rất phù hợp 90 75 2 Phù hợp 22 18.3 3 Tương đối phù hợp 8 6.7 4 Không phù hợp 0 0 0 20 40 60 80 100 Rất phù hợp Phù hợp Tương đối phù hợp Không phù hợp

Hình 2.3. Biểu đồ nhận thức về mức độ phù hợp của nội dung, phương pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH

Thông qua khảo sát bảng 2.12 và hình 2.3 cho thấy: Giáo viên các nhà trường đánh giá cao về nội dung, phương pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH của CBQL các nhà trường, trong đó: Có 75% số ý kiến được hỏi cho rằng việc thực hiện công tác này của CBQL các nhà trường là rất phù hợp, 18.3% ý kiến cho rằng phù hợp và không có ý kiến nào cho rằng CBQL các nhà trường thực hiện công tác này là không phù hợp, qua đó có thể thấy mức độ nhận thức về vai trò quản lý SHCM theo hướng NCBH và mức độ phù hợp về nội dung, phương pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều được GV đánh giá là tương quan thuận. Như vậy có thể thấy đây là nhận thức tích cực của GV và là một yếu tố thuận lợi cho các nhà trường trong việc quản lý thực hiện SHCM theo NCBH đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Thực trạng QL SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Thực trạng tổ chức SHCM theo hướng NCBH

2.3.1.1. Thực trạng tham gia SHCM theo hướng NCBH của GV

Với nhận thức về mức độ cần thiết và mục đích của SHCM theo hướng nghiên cứu bài học của CBGV các trường THPT huyện Đông Triều như trên, chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát về thái độ tham gia SHCM theo hướng nghiên cứu bài học của CBGV các nhà trường bằng câu hỏi số 4, phụ lục 1 và câu hỏi số 6, phụ lục 2, kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sinh hoạt sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học phổ thông huyện đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)