Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của 5 biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sinh hoạt sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học phổ thông huyện đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 99 - 129)

TT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi

X Thứ bậc X Thứ bậc 1

Nâng cao năng lực quản lý SHCM theo hướng NCBH cho các tổ trưởng chuyên môn trường THPT

96 2.82 1 98 2.88 1

2

Xây dựng quy chế SHCM theo hướng NCBH và tổ chức thực hiện SHCM theo hướng NCBH

92 2.7 2 96 2.82 2

3

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tổ chức SHCM theo hướng NCBH.

78 2.29 5 89 2.62 3

4

Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá quản lý tổ chức SHCM theo hướng NCBH đối với các tổ chuyên môn ở các trường THPT

88 2.58 3 85 2.5 4

5

Tăng cường giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của các tổ chuyên môn, giáo viên

82 2.41 4 82 2.41 5 Trung bình 2.56 2.64 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 Tính cấp thiết Tính khả thi

Đánh giá kết quả: Từ số liệu và biểu đồ trên có thể nhận xét như sau: Các chuyên gia đã đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất là khá cao. Điểm trung bình của tính cấp thiết là 2.56; điểm trung bình của tính khả thi là 2.64 so với điểm trung bình cực đại là 3.0.

* Về tính cấp thiết: Điểm trung bình có giá trị nhỏ nhất là 2.29 và cao nhất

là 2.82. Qua đó cho thấy các biện pháp đề xuất là khá thống nhất chứng tỏ các biện pháp đề xuất hiện đang là rất cần thiết đối với công tác quản lý SHCM theo hướng nghiên cứu bài học của HT. Biện pháp "Nâng cao năng lực quản lý SHCM theo hướng NCBH cho các tổ trưởng chuyên môn trường THPT" được cho là cần thiết nhất. Biện pháp " Xây dựng quy chế SHCM theo hướng NCBH và tổ chức thực hiện SHCM theo hướng NCBH" và biện pháp "Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá quản lý tổ chức SHCM theo hướng NCBH đối với các tổ chuyên môn ở các trường THPT" cũng được các chuyên gia đánh giá là cần thiết.

Có 3 biện pháp mà X > 2.56 (điểm trung bình của tính cấp thiết), đó là: BP 1: Nâng cao năng lực quản lý SHCM theo hướng NCBH cho các tổ trưởng chuyên môn trường THPT; có X = 2.82 ; xếp thứ 1

BP 2: Xây dựng quy chế SHCM theo hướng NCBH và tổ chức thực hiện SHCM theo hướng NCBH; X = 2.7; xếp thứ 2.

BP 4: Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá quản lý tổ chức SHCM theo hướng NCBH đối với các tổ chuyên môn ở các trường THPT; có X = 2.58; xếp thứ 3.

* Về tính khả thi: Tính khả thi của các BP đề xuất cũng được các chuyên

gia đánh giá khá cao, điểm trung bình của các BP là khá tập trung và đồng đều, giá trị nhỏ nhất là 2.41; giá trị lớn nhất là 2.88 và điểm trung bình chung là 2.64 so với điểm trung bình cực đại là 3.0. Điều đó chứng tỏ các BP đề xuất được các chuyên gia đánh giá là rất khả thi, có thể tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

Trong 5 BP thì có 2 biện pháp có X > 2.64 (điểm trung bình chung của tính khả thi). Biện pháp "Nâng cao năng lực quản lý SHCM theo hướng NCBH

cho các tổ trưởng chuyên môn trường THPT" (có X = 2.88; xếp thứ nhất ) và "Xây dựng quy chế SHCM theo hướng NCBH và tổ chức thực hiện SHCM theo hướng NCBH" (X = 2.82; xếp thứ 2) vẫn được đánh giá là có tính khả thi cao. Xếp ở vị trí cuối cùng là BP "Tăng cường giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của các tổ chuyên môn, giáo viên", được cho là ít khả thi. Đây cũng là vấn đề còn tồn tại của các nhà trường trong công tác quản lý SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Xác định sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên bằng hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

6∑D2

r = 1 - --- = 0,70 N(N2 - 1)

Hệ số tương quan r = 0,70 cho phép kết luận sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên là tương quan thuận rất chặt chẽ, mức độ cấp thiết và tính khả thi phù hợp với nhau.

Kết luận chương 3

Muốn quản lý có hiệu quả hoạt động SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh, Hiệu trưởng cần tăng cường công tác quản lý để thực hiện tốt 5 biện pháp quản lý sau:

Biện pháp 1: Nâng cao năng lực quản lý SHCM theo hướng NCBH cho các tổ trưởng chuyên môn trường THPT.

Biện pháp 2: Xây dựng quy chế SHCM theo hướng NCBH và tổ chức thực hiện SHCM theo hướng NCBH.

Biện pháp 3: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tổ chức SHCM theo hướng NCBH.

Biện pháp 4: Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá quản lý tổ chức SHCM theo hướng NCBH đối với các tổ chuyên môn ở các trường THPT.

Biện pháp 5: Tăng cường giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của các tổ chuyên môn, giáo viên.

Các chuyên gia đánh giá cả 5 biện pháp đưa ra đều cần thiết và khả thi cho quản lý SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường THPT huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, biện pháp này là cơ sở, tiền đề của biện pháp kia. Để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động SHCM theo hướng NCBH ở các trường THPT đòi hỏi các biện pháp phải được nghiên cứu, thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, trên cơ sở vận dụng khai thác thế mạnh riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài tác giả rút ra một số kết luận sau

1.1. Quản lý nhà trường là tập hợp các tác động tối ưu sự hợp tác, tham gia hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp để xây dựng, hướng vào việc đẩy mạnh hoạt động của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường mà hoạt động cơ bản nhất là quản lý hoạt động dạy và học, trong đó việc tổ chức SHCM theo hướng NCBH là một yêu cầu bức thiết cần được thực hiện trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường. Quản lý hoạt động SHCM theo hướng NCBH đòi hỏi người HT phải nắm vững kế hoạch, chương trình và phương pháp giảng dạy các bộ môn ở các khối lớp. HT phải là người có năng lực QL giỏi để chỉ đạo các HĐ trong nhà trường, đặc biệt là chỉ đạo đội ngũ TTCM thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý SHCM của các tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Người HT cũng là người nhanh nhạy trong việc nắm bắt và chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường mà hiện tại đang là một cuộc cách mạng trong GD để nâng cao chất lượng giáo dục, nhằm đào tạo những con người lao động mới theo yêu cầu của xã hội đặt ra cho GD.

1.2. Khảo sát thực trạng đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học ở 3

trường THPT huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh cho thấy: Hoạt động đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học đã và đang phát triển mạnh mẽ, đi vào nề nếp. Các tổ CM của các trường đã thực sự là nơi thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của ngành, của địa phương và nhà trường về GD. Tuy nhiên, điều tra thực trạng cho thấy việc thực hiện các biện pháp quản lý còn chưa thống nhất và có sự không đồng đều giữa các nhà trường trong địa bàn nghiên cứu.

1.3. Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường thì đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học là vấn đề quan trọng then chốt, vì hoạt động của tổ CM là hoạt động nền tảng và là hoạt động trọng tâm trong các nhà trường. Để quản lý đổi mới SHCM theo hướng nghiên cứu bài học có hiệu quả, HT các nhà trường cần phải nắm vững lý luận QL, kết hợp hài hòa với khoa học QL, lý luận tâm lý - giáo dục, để tìm ra các biện pháp QL phù hợp với tình hình cụ thể của từng nhà trường, làm cho công tác SHCM trong các nhà trường hướng tới đạt mục tiêu GD. Và để nâng cao chất lượng SHCM theo hướng nghiên cứu bài học trong trường THPT thì người HT cần phải thực hiện thật tốt các biện pháp sau:

(1): Nâng cao năng lực quản lý SHCM theo hướng NCBH cho các tổ trưởng chuyên môn trường THPT.

(2): Xây dựng quy chế SHCM theo hướng NCBH và tổ chức thực hiện SHCM theo hướng NCBH.

(3): Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tổ chức SHCM theo hướng NCBH.

(4): Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá quản lý tổ chức SHCM theo hướng NCBH đối với các tổ chuyên môn ở các trường THPT.

(5): Tăng cường giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn của các tổ chuyên môn, giáo viên.

Cả 5 biện pháp quản lý SHCM theo hướng NCBH của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh mà tác giả đưa ra trong luận văn đều được các chuyên gia đánh giá có tính cấp thiết và khả thi cao, có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn giáo dục ở giai đoạn hiện nay.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo

Có chương trình đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý trường học nói chung và quản lý SHCM theo hướng NCBH nói riêng cho

CBQL các nhà trường để nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, lý luận khoa học quản lý, chấm dứt tình trạng quản lý theo kinh nghiệm.

2.2. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Ninh

- Quán triệt tới từng tổ chuyên môn trong các nhà trường về vai trò ý nghĩa của đổi mới CHSM theo hướng NCBH, đặc biệt là Kế hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "Tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên".

- Trong năm học cần tổ chức những đợt hội thảo về chuyên đề QL SHCM cho CBQL các nhà trường.

- Cũng trong năm học nên tổ chức tập huấn công tác chỉ đạo tổ CM của các tổ trưởng CM các trường phổ thông.

- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh để có sự luân chuyển cán bộ QL cũng như GV một cách hợp lý để phát huy được năng lực của mỗi cá nhân khi được đến công tác ở một trường mới.

- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh để có kinh phí tổ chức cho đội ngũ CBQL, tổ trưởng chuyên môn các trường THPT được đi tham quan, học tập kinh nghiệm quản lý SHCM theo hướng NCBH tại các trường điển hình trong thực hiện công tác này ở các tỉnh.

- Tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học nói chung và thực hiện hoạt động SHCM theo hướng NCBH nói riêng ở các nhà trường.

2.3. Đối với các nhà trường THPT

- Hàng năm Hiệu trưởng đánh giá công tác quản lý tổ chuyên môn nói chung và SHCM theo hướng NCBH của đội ngũ tổ trưởng CM để lựa chọn đội ngũ tổ trưởng có năng lực CM giỏi, có uy tín trong trường, có khả năng quản lý chỉ đạo tốt việc SHCM theo hướng NCBH của các tổ .

- Hiệu trưởng các trường THPT cần có sự phân cấp rõ ràng trong quản lý SHCM của trường để thấy rõ công việc và trách nhiệm của từng thành viên tham gia QL như: HT, phó HT, tổ trưởng CM, tránh tình trạng một người ôm đồm quá nhiều việc hoặc chồng chéo trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ CM.

- Hiệu trưởng tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho các TTCM đi học tập nâng cao năng lực quản lý, học tập các mô hình tổ chuyên môn làm tốt công tác tổ chức thực hiện SHCM theo hướng NCBH ở các trường trong huyện, trong tỉnh.

- Hiệu trưởng cũng cần có kế hoạch tham mưu với các cấp, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ tốt hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động SHCM theo hướng NCBH nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aunapu F.F (1994), Quản lý là gì? Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Ân (1997), Công tác thi đua và khen thưởng trong quá trình

quản lý giáo dục, Bộ GD-ĐT tháng 11/1997.

3. Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015 của các

trường THPT huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.

4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Nxb Hà Nội. 5. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Điều lệ trường trường THCS, trường

THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo thông

tư số: 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng bộ GD-ĐT. 6. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý,

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

8. Hoàng Chủng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục.

9. Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý, Nxb chính trị quốc

gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết TW 2 (khoá VIII), Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII.

14. Đảng bộ huyện Đông Triều, Văn kiện Đại hội huyện Đông Triều lần thứ XXIII. 15. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc

16. Nguyễn Mậu Đức, Hoàng Thị Chiên, "Đổi mới sinh hoạt chuyên môn của giáo viên thông qua mô hình “Nghiên cứu bài học” ở Việt Nam",

Tạp chí Giáo dục số 335.

17. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ xã hội phát triển kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Vũ Hạnh, "Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường phổ thông: Thực trạng và giải pháp", Tạp chí Giáo dục số 279, tr. 57-58.

19. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong

những năm đầu thế kỉ 21 (Việt Nam và thế giới), Nxb Giáo dục Hà Nội.

20. Vũ Ngọc Hải, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt Nam đổi mới phát triển và hiện đại hóa, Nxb Giáo dục Hà Nội.

21. Lê Thị Thu Hằng, "Sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học công cụ đổi mới nhà trường", Tạp chí Giáo dục số 332, tr.26-27.

22. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ (1999), Giáo dục học (tập 2). Nxb Giáo dục. 23. Hà Sĩ Hồ (1984), Những bài giảng về quản lý trường học (tập 1), Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

24. Hà Sĩ Hồ (1997), Cần thực sự coi trọng việc đào tạo cán bộ quản lý giáo

dục, Nghiên cứu giáo dục số 5.

25. Khuđôminxki (1983), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn huyện,

Trường Cán bộ quản lý Trung ương, Hà Hội.

26. Kônđacôv M.I. (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý, Trường Cán bộ quản lý GD-ĐT Trung Ương 1 và Viện khoa học giáo dục.

27. Nguyễn Kỳ (1985), Phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức sinh hoạt sinh chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các trường trung học phổ thông huyện đông triều, tỉnh quảng ninh​ (Trang 99 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)