Một số tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học phương trình và hệ phương trình cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở​ (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

2.4. Một số tiêu chí đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong đất

Để đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại trong đất, chúng tôi dựa trên một số chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đất sau đây.

Dựa trên hàm lượng tổng và hàm lượng của dạng kim loại, mười chỉ số để đánh giá mức độ rủi ro đối với môi trường và bốn chỉ số về nồng độ theo nồng độ dạng kim loại, được dùng để đánh giá cho các kim loại nặng như Pb, Cd, Zn…

2.4.1. Chỉ số tích lũy địa chất (Geoaccumulation Index: Igeo)

Igeo là chỉ số để đánh giá mức độ ô nhiễm bằng cách so sánh hàm lượng tổng kim loại có trong mẫu với giá trị nền của kim loại đó [31]. Chỉ số này có công thức tính như sau: Igeo = Log2 (Cn/1,5xBn)

Bn: giá trị hàm lượng của kim loại trong vỏ Trái đất [22].

1,5: hệ số được đưa ra để giảm thiểu tác động của những thay đổi có thể xảy ra đối với giá trị nền do những biến đổi về thạch học trong trầm tích.

Hàm lượng nền là giá trị hàm lượng trung bình của các kim loại trong vỏ trái đất. Nhưng ở các địa điểm khác nhau hàm lượng kim loại trong đất, đá là khác nhau. Nên, việc đánh giá ô nhiễm đất theo chỉ số này chỉ là một chỉ số tham khảo thêm. Mức độ ô nhiễm trầm tích dựa theo chỉ số Igeo được chỉ ra theo bảng:

Bảng 2.5. Phân loại mức độ ô nhiễm dựa vào Igeo

Phân loại Giá trị Igeo Mức độ ô nhiễm

0 Igeo≤ 0 Không 1 0 ≤ Igeo ≤ 1 Nhẹ 2 1 ≤ Igeo ≤ 2 Trung bình 3 2 ≤ Igeo ≤ 3 Trung bình  nặng 4 3 ≤ Igeo ≤ 4 Nặng 5 4 ≤ Igeo ≤ 5 Nặng  rất nghiêm trọng 6 5 ≤ Igeo Rất nghiêm trọng

2.4.2. Nhân tố gây ô nhiễm cá nhân (ICF)

Nhân tố gây ô nhiễm cá nhân (ICF - Individual contamination factor) cho các mẫu đất khác nhau được tính bằng tổng các dạng không phải cặn dư trên dạng cặn dư:

ICF =

Trong đó: F1: là dạo trao đổi; F2: là dạng liên kết với cacbonat; F3: là dạng liên kết với sắt-mangan oxi hydroxit; F4: Dạng liên kết với hữu cơ; F5: Dạng cặn dư.

Bảng 2.6. Phân loại mức độ ô nhiễm [31]STT Mức độ ảnh hưởng ICF STT Mức độ ảnh hưởng ICF 1 Thấp (low) < 1 2 Trung bình (Moderate) 1 - 3 3 Lớn (Considerable) 3 - 6 4 Rất lớn (High) > 6

2.4.3. Chỉ số đánh giá mức độ rủi ro RAC (Risk Assessment Code)

Chỉ số đánh giá mức độ rủi ro RAC (Risk Assessment Code) là tỉ số tổng hàm lượng 2 dạng: dạng trao đổi (F1) và dạng cacbonat (F2) và tổng các dạng dưới dạng tỉ lệ phần trăm

Tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm dựa vào chỉ số RAC được trình bày trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ rủi ro theo chỉ số RAC

STT Mức độ rủi ro RAC (%)

1 Thấp <10

2 Trung bình 10-30

3 Cao 30-50

4 Rất cao >50

RAC là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá các hoạt động ô nhiễm nhân tạo, thể hiện rõ khả năng gây ảnh hưởng thực tế đến hệ sinh vật của các kim loại nặng trong đất hay trầm tích [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học phương trình và hệ phương trình cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở​ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)