Đánh giá độ chụm của phép đo, giới hạn phát hiện, giới hạn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học phương trình và hệ phương trình cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở​ (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

2.1. Hóa chất, thiết bị sử dụng

2.1.3. Đánh giá độ chụm của phép đo, giới hạn phát hiện, giới hạn định

lượng của phương pháp ICP-MS

2.1.3.1. Đánh giá độ chụm của phép đo

Độ chụm phản ánh sự phù hợp giữa các kết quả thu được trong các lần thí nghiệm lặp lại ở trong cùng một điều kiện thực nghiệm quy định của phép đo. Kết quả đo có thể có độ chụm cao nhưng không đúng hoặc ngược lại. Độ chụm phản ánh qua phương sai của phép đo.

* Phương sai : Phương sai được tính theo công thức (2.1) khi số giá trị thực nghiệm khi n  30 (một số tài liệu tính khi n  20):

      n 1 i 2 i 2 X x k 1 S (2.1)

Trong đó: S2 là phương sai của đại lượng ngẫu nhiên X X là giá trị trung bình cộng của đại lượng ngẫu nhiên X xi là giá trị của X ở lần đo thứ i (i = 1  n).

n là số giá trị của đại lượng ngẫu nhiên X.

k là số bậc tự do. Khi n  30 (một số tài liệu tính khi n  20) k= n-1

* Độ lệch chuẩn: Độ lệch chuẩn của một tập số liệu là giá trị căn bậc hai trị số phương sai của nó theo công thức (2.2): S = s2 (2.2)

Trong đó: S là độ lệch chuẩn của đại lượng ngẫu nhiên X.

Để đánh giá độ chụm của phép đo chúng tôi tiến hành 5 lần đo lặp lại với dung dịch mẫu chuẩn.

2.1.3.2. Giới hạn phát hiện (Limit of Detection - LOD)

Có 2 cách tính LOD, cụ thể là:

+ Cách 1: Tiến hành thí nghiệm để lập phương trình đường chuẩn, từ đó xác định Sy (độ lệch chuẩn của tín hiệu y trên đường chuẩn) và chấp nhận Sy = Sb. Như vậy LOD là nồng độ của chất phân tích cho tín hiệu bằng 3Sy. Từ phương trình đường chuẩn tính được nồng độ của chất phân tích. Cách này có thể tiến hành nhanh nhưng không thật chính xác vì đã chấp nhận sự phụ thuộc của tín hiệu vào nồng độ mà thông thường các đường chuẩn lập ra thường có khoảng nồng độ cách xa LOD.

+ Cách 2: Tiến hành n thí nghiệm xác định nồng độ mẫu trắng, thu được các giá trị ybi ( i=1, 2,..., n), từ đó tính toán các đại lượng yb, Sb và LOD theo các công thức: bi b y n y   (2.3) 2 b bi b S = n-1 (y -y )  (2.4) Trong đó: n là số lần đo n-1 là số bậc tự do.

Nếu nồng độ mẫu trắng xác định được là yb thì LOD được tính theo công thức:

LOD = yb + 3.Sb (2.5)

2.1.3.3. Giới hạn định lượng (Limit Of Quantification - LOQ)

Giới hạn định lượng được xem là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống định lượng được với tín hiệu phân tích khác có ý nghĩa định lượng với tín hiệu mẫu trắng (hay tín hiệu nền) và đạt độ tin cậy  95%.

Thường người ta chấp nhận tính giới hạn định lượng theo công thức (2.5): LOQ = yb + 10 Sb  3 LOD (2.6)

S là độ lệch chuẩn của tín hiệu y trên đường chuẩn

Giới hạn định lượng bằng 3 lần giới hạn phát hiện hoặc bằng 9 lần độ chênh lệch chuẩn của mẫu trắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học phương trình và hệ phương trình cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)