Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học phương trình và hệ phương trình cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở​ (Trang 29 - 32)

1.7.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội mỏ kẽm chì Làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

1.7.1.1. Điều kiện tự nhiên

Khu mỏ làng Hích được người Pháp phát hiện vào năm 1905, và đưa vào khai thác từ năm 1913 đến năm 1928. Khu mỏ kẽm-chì Làng Hích nằm trên địa bàn xã Tân Long, cách trung tâm huyện Đồng Hỷ chừng 25km. Tại đây phát triển các thành tạo carbonat, lục nguyên, lục nguyên xen carbonat

tuổi Paleozoi thuộc nếp nồi Thần Sa. Các tụ khoáng và điểm quặng hóa thường phân bố theo các đới dập vỡ của đá vôi thuộc hệ tầng Mia Lé và hệ tầng Bắc Sơn tạo thành các thân quặng dạng mạch, dạng trao đổi thay thế. Mỗi tụ khoáng thường có hai đến nhiều thân quặng, kéo dài 25-300m, dày 1- 4m, duy trì xuống sâu có khi đến 100m. Sáu điểm khai thác khu mỏ Làng Hích tập trung vào ba khu vực chính là: Mỏ Ba, Metis và Bắc Lâu. Ba khu vực này nằm kề nhau, có cấu tạo địa chất khá giống nhau. Tuy nhiên tại Mỏ Ba và Metis quặng chủ yếu là sunfua, còn tại Bắc Lâu chủ yếu là quặng thứ sinh. Nhìn chung, quặng hóa chì kẽm trong khu vực Làng Hích thường tập trung dọc theo các đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam. Thành phần chủ yếu của quặng là galenit, sphalerit, pyrit. Ở một số tụ khoáng, quặng bị oxy hóa tạo thành các thân quặng thứ sinh gồm chủ yếu là cerusit, anglesit, smithsonit, calamin. Hàm lượng kẽm thường đạt trên dưới 10 %. Ngoài chì, kẽm, trong quặng còn có lượng cadmi khá cao [3].

1.7.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Tại khu vực mỏ Pb/Zn trên địa bàn xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có một nhóm dân cư sinh sống, chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Dân cư canh tác, trồng hoa màu trên các sườn đồi và vùng đất trũng bằng phẳng, cây hoa màu chủ đạo tại thời điểm khảo sát là lạc, ngô. Chăn thả chủ yếu là nuôi trâu. Kinh tế của người dân vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp

Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác khoáng sản tại các mỏ kẽm-chì, phần nào đã có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, kinh tế và đặc biệt là sức khỏe của người dân.

1.7.2. Tình hình ô nhiễm của mỏ kẽm chì Làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Đối với việc khai thác kẽm chì, ô nhiễm môi trường không khí xảy ra do các hoạt động: khoan, nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển quặng, chất thải, hoạt

động tại xưởng tuyển. Nếu như trong quá trình mở rộng quy mô công suất và mỏ không có các biện pháp giảm thiểu thì nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí là không nhỏ.

Bên cạnh đó, môi trường nước cũng có nguy cơ bị ô nhiễm do tuyển và chế biến kẽm chì:

- Nước thải phát sinh trong quá trình tuyển quặng

- Nước làm mát máy biến áp của trạm cung cấp năng lượng

- Nước thải của phòng hóa nghiệm có chứa một lượng nhỏ hóa chất dùng trong phòng hóa nghiệm

- Nước thải của trạm xử lý nước trong chu trình tuần hoàn bị dư thừa hoặc bị sự cố chảy tràn

- Nước vệ sinh công nghiệp

Về cơ bản nước thải tuyển nói chung ô nhiễm chính vẫn là pH, độ màu, các hóa chất tuyển nổi và một số KLN có trong quặng

Mặc dù có tính đệm và có khả năng tự làm sạch và ít bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các chất gây ô nhiễm, song sự tích lũy các chất bẩn theo thời gian sẽ làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất bao gồm: - Chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất

- Ô nhiễm môi trường không khí và nước thải. Các chất ô nhiễm trong không khí theo nước mưa chảy tràn, chất ô nhiễm trong nước thải ngấm xuống đất làm ảnh hưởng đến chất lượng đất gây suy thoái đất

Như vậy, các hoạt động khai thác tại mỏ kẽm chì cũng đã gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế xã hội và sức khỏe của người dân trong vùng

Vì vậy, việc nghiên cứu để đánh giá tình trạng ô nhiễm KLN trong khu vực mỏ kẽm- chì thuộc Làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học phương trình và hệ phương trình cho học sinh lớp 9 trung học cơ sở​ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)