Nội dung của pháp luật chuyển đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 30)

2.1.1. Đối tƣợng chuyển đổi.

Để thực hiện việc chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên trƣớc hết phải xác định đƣợc những DNNN nào là doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi.

Chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên trƣớc hết là nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xóa bao cấp của Nhà nƣớc cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Do vậy những doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động công ích, do còn đƣợc Nhà nƣớc giao kế hoạch, đƣợc hỗ trợ, bù đắp chi phí… không tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình không phải là đối tƣợng thuộc diện chuyển đổi.

Các DNNN là đối tƣợng để chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên theo Nghị định số 63 là những doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh mà Nhà nƣớc quyết định nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ; những doanh nghiệp không thuộc diện chuyển đổi sở hữu, tức là những doanh nghiệp không thuộc diện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể phá sản hoặc không nằm trong kế hoạch cổ phần hóa.

Theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ thì: Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn đối với những DNNN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sau:

(1). Những DNNN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nƣớc bao gồm: sản xuất, cung ứng vật liệu nổ; sản xuất cung ứng hóa chất độc; sản xuất cung ứng chất phóng xạ; hệ thống truyền tải điện quốc gia; mạng trực thông tin quốc gia và quốc tế; sản xuất thuốc lá điếu.

(2). Những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện sau: vốn Nhà nƣớc từ 20 tỷ đồng trở lên; mức thu nộp ngân sách Nhà nƣớc bình quân của 3 năm trƣớc liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao; góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và hoạt động trong những ngành, lĩnh vực sau: sản xuất điện; khai thác các khoáng sản quan trọng nhƣ dầu thô và khí tự nhiên, than, bôxit, quặng đồng, quặng thiếc, quặng có chất phóng xạ, vàng, đá quý; sản xuất một số sản phẩm cơ khí nhƣ máy công cụ, máy động lực, máy móc thiết bị phục vụ nông, lâm, ngƣ nghiệp, thiết bị kỹ thuật điện và vật liệu điện, máy công nghiệp chuyên dùng, đóng và sửa chữa phƣơng tiện

nghệ thông tin; sản xuất kim loại mầu (thiếc, đồng); sản xuất kim loại đen (gang, thép) trên 100.000 tấn/năm; sản xuất hóa chất cơ bản; sản xuất phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất xi măng công nghệ hiện đại chất lƣợng cao trên 1,5 triệu tấn/năm; khai thác, lọc và cung cấp nƣớc sạch ở thành phố; công nghiệp xây dựng; sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng nhƣ: giấy in báo, giấy viết; dệt, sợi; in trên 3 tỷ trang thành phẩm quy đổi (13x19cm)/năm; sản xuất muối; sản xuất bia trên 50 triệu lít/năm; sản xuất cồn và rƣợu trên 10 triệu lít/năm; sản xuất cung ứng thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, hóa dƣợc; bán buôn lƣơng thực; bán buôn xăng dầu; vận tải đƣờng không, đƣờng sắt, đƣờng biển; dịch vụ viễn thông cơ bản; kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm.

(3). Những DNNN hoạt động kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nông thôn, đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

(4). Những DNNN hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù nhƣ: các nhà xuất bản (trừ xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, sách báo cho thiếu nhi, sách tiếng dân tộc); xổ số kiến thiết; một số doanh nghiệp hoạt động trong những ngành quan trọng theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ.

Nhƣ vậy, các DNNN thuộc đối tƣợng chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên trƣớc hết là các DNNN kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nƣớc và những doanh nghiệp kinh doanh trên một số lĩnh vực ngành nghề mà Nhà nƣớc quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2.1.2. Về quan hệ giữa thành viên công ty với công ty

Một trong những điều kiện đảm bảo cho hoạt động của DNNN có hiệu quả là xác định đƣợc rõ cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp, xóa bỏ đƣợc tình trạng còn có quá nhiều cơ quan là đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc, can thiệp quá sâu và chồng chéo vào hoạt động của doanh nghiệp.

Điều 46 - Luật doanh nghiệp quy định: công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu. Do vậy, việc chuyển các DNNN

thành công ty TNHH một thành viên cũng đòi hỏi phải xác định đƣợc một tổ chức duy nhất làm chủ sở hữu đối với mỗi công ty và thống nhất các chức năng, quyền hạn của chủ sở hữu hiện vẫn phân tán ở các cơ quan Nhà nƣớc khác nhau vào tổ chức đó.

2.1.2.1. Chủ sở hữu

Nghị định số 63/2001/NĐ-CP quy định: Mỗi DNNN sau khi chuyển đổi chỉ có một tổ chức làm chủ sở hữu hoặc đƣợc ủy quyền là đại diện chủ sở hữu.

Các tổ chức đƣợc ủy quyền là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên đƣợc chuyển đổi từ DNNN là:

1- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đối với công ty TNHH một thành viên đƣợc chuyển đổi từ những doanh nghiệp độc lập do mình ra quyết định thành lập.

2- Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nƣớc đối với công ty TNHH một thành viên đƣợc chuyển đổi từ doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Nhà nƣớc.

Những tổ chức này chỉ đƣợc ủy quyền là đại diện chủ sở hữu, trong khi chƣa thành lập đƣợc công ty đầu tƣ tài chính và quản lý vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp, công ty này sẽ là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên đƣợc chuyển đổi từ DNNN, bởi nếu các tổ chức này là đại diện chủ sở hữu thì có nhiều khả năng là chế độ bộ chủ quản cấp hành chính chủ quản sẽ quay trở lại, đồng thời sẽ không thực hiện đƣợc việc tách quản lý Nhà nƣớc với quản lý của chủ sở hữu, vì thế sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách hiện nay.

Hiện nay, công ty Đầu tƣ tài chính và quản lý vốn đầu tƣ ở các doanh nghiệp đã ra đời theo Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002. Công ty này không chỉ thực hiện chức năng đầu tƣ tài chính mà còn làm chủ sở hữu và quản lý vốn Nhà nƣớc ở các doanh nghiệp khác. Cụ thể là:

- Thực hiện chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu các công ty TNHH một thành viên đƣợc chuyển đổi từ các DNNN độc lập thuộc các bộ, ngành trung ƣơng, địa phƣơng.

- Đầu tƣ tài chính vào các công ty TNHH một thành viên đƣợc chuyển đổi từ các DNNN, và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Công ty đầu tƣ tài chính Nhà nƣớc có quyền của Chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

2.1.2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của chủ sở hữu

Chủ sở hữu hoặc tổ chức đƣợc ủy quyền là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có những quyền hạn, nhiệm vụ sau:

1. Quyết định nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

2. Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty; chuyển nhƣợng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác;

3. Quyết định dự án đầu tƣ, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% giá trị tài sản đƣợc ghi trong sổ kế toán của công ty theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;

4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty theo một trong hai mô hình Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định tiền lƣơng, thƣởng và các lợi ích khác đối với các vị trí trong bộ máy quản lý công ty; phân cấp cho Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật, quyết định lƣơng thƣởng và các lợi ích khác của Giám đốc công ty;

5. Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty;

6. Duyệt báo cáo tài chính hàng năm; quyết định việc sử dụng lợi nhuận của công ty;

7. Quyết định tổ chức lại công ty…

Bên cạnh đó, Chủ sở hữu hoặc tổ chức đƣợc ủy quyền là đại diện Chủ sở hữu có những trách nhiệm:

- Tổ chức đƣợc ủy quyền là đại diện Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trƣớc chủ sở hữu về nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc ủy quyền;

- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty;

- Chủ sở hữu có nghĩa vụ góp vốn đầy đủ, đúng hạn nhƣ đã đăng ký; tuân thủ điều lệ công ty; tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê giữa công ty và Chủ sở hữu;

- Chủ sở hữu không đƣợc trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty, chỉ đƣợc rút vốn bằng cách chuyển nhƣợng một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác; Chủ sở hữu không đƣợc rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả…

Những quy định đó nhằm giới hạn rõ quyền hạn của chủ sở hữu trong việc quản lý công ty, đồng thời hạn chế đƣợc sự tùy tiện của chủ sở hữu trong việc rút vốn, điều chuyển vốn, thu hồi lợi nhuận của công ty. Điều đó tạo đƣợc sự chủ động cho công ty trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Ở nhiều nƣớc trên thế giới việc cải cách nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNNN đƣợc tiến hành theo nhiều cách khác nhau, trong đó đổi mới vai trò của chủ sở hữu đối với DNNN là một trong những trọng tâm đƣợc đặt ra. Để tách vai trò hoạch định chính sách kinh tế của Chính phủ ra khỏi vai trò sở hữu tài sản của Nhà nƣớc và xóa bỏ hay làm hạn chế sự can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Hungari, Italia… đã giao cho một tổ chức không phải là cơ quan hành chính Nhà nƣớc hoặc một công ty làm chủ sở hữu DNNN.

Chẳng hạn nhƣ ở Trung Quốc đối với công ty TNHH đặc biệt (có 100% vốn Nhà nƣớc). Để tách chức năng Chủ sở hữu tài sản Nhà nƣớc ra khỏi chức năng chính quyền trong quản lý kinh tế - xã hội, thực hiện vai trò Chủ sở hữu dƣới hình thức cổ đông, ngƣời đầu tƣ vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với doanh nghiệp. Chính phủ Trung Quốc đang tiến hành thí

điểm thực hiện chuyển đổi phƣơng thức quản lý tài sản Nhà nƣớc từ các cơ quan chủ quản sang công ty kinh doanh tài sản - đây là một loại hình công ty đặc biệt do Nhà nƣớc thành lập. Công ty kinh doanh tài sản Nhà nƣớc thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Công ty Chủ sở hữu có các quyền và nghĩa vụ chính với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của công ty nhƣ sau:

1. Quyết định các vấn đề quan trọng về hƣớng phát triển của các doanh nghiệp nhƣ: sáp nhập, phân chia, giải thể, tăng hoặc giảm vốn phát hành trái phiếu, thẩm định phƣơng án đầu tƣ lớn, quy định thủ tục chuyển nhƣợng tài sản của doanh nghiệp…;

2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp; 3. Nhận lợi ích từ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của công ty và đƣợc sử dụng lợi nhuận để đầu tƣ vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời;

4. Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc đầu tƣ cho công ty…

Tuy nhiên công ty kinh doanh tài sản Nhà nƣớc không chỉ là chủ sở hữu đối với những doanh nghiệp TNHH đặc biệt mà Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn mà nó còn là đại diện chủ sở hữu của các công ty cổ phần, công ty TNHH có phần vốn góp của Nhà nƣớc.

Sự ra đời của công ty này góp phần làm tách bạch giữa hoạt động quản lý của Nhà nƣớc và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo cho các doanh nghiệp có đƣợc sự chủ động trong kinh doanh. Đây là điều mà các quốc gia đều hƣớng tới khi tiến hành cải cách DNNN.

2.1.3 . Trình tự và thủ tục chuyển đổi.

Theo quy định tại Thông tƣ số 01/2002/TT-BKH ngày 28 tháng 01 năm 2002 của Bộ kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng đẫn quy trình chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên thì việc chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên đƣợc tiến hành qua những bƣớc sau:

Bƣớc 1: Chuẩn bị chuyển đổi. Trên cơ sở dự kiến danh sách DNNN chuyển đổi của các cơ quan chức năng, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng,

Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách các DNNN thuộc đối tƣợng chuyển đổi.

Cụ thể: Hội đồng quản trị của các Tổng công ty 90, 91 dự kiến danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty thành công ty TNHH một thành viên; Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng dự kiến danh sách và kế hoạch chuyển đổi đối với các DNNN độc lập trực thuộc Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Danh sách dự kiến các DNNN thuộc diện chuyển đổi này sẽ đƣợc ngƣời có thẩm quyền phê duyệt.

Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ trƣởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể danh sách từ DNNN do mình ra quyết định thành lập chuyển đổi trong từng năm, và thông báo cho các DNNN cùng các cơ quan có liên quan biết.

Các DNNN thuộc diện chuyển đổi sẽ thành lập Ban chuyển đổi doanh nghiệp để giúp Giám đốc thực hiện các công việc chuyển đổi.

Ban chuyển đổi doanh nghiệp gồm có: Giám đốc hoặc Phó giám đốc làm trƣởng ban, Kế toán trƣởng là Ủy viên thƣờng trực, Ủy viên ban chuyển đổi DNNN là các trƣởng phòng (ban) kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tổ chức cán bộ, bí thƣ Đảng ủy (hoặc Chi bộ), Chủ tịch công đoàn. Ban chuyển đổi gửi thông báo chuyển đổi đến tất cả các chủ nợ và ngƣời lao động trong doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định chuyển đổi.

Bƣớc hai: Xây dựng phƣơng án chuyển đổi.

1. Ban chuyển đổi doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, phân loại xác định vốn, tài sản và công nợ của doanh nghiệp; phân loại, lập danh sách số lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Ban chuyển đổi doanh nghiệp phối hợp với ban đổi mới, phát triển doanh nghiệp cấp trên lập phƣơng án xử lý tài chính, xử lý lao động và chuyển giao doanh nghiệp (về quyền lợi, nghĩa vụ, tài sản, vốn, công nợ,

lao động) sang công ty TNHH một thành viên; xây dựng dự thảo điều lệ và mô hình tổ chức của công ty.

Công ty đƣợc chuyển đổi từ DNNN kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp bao gồm cả quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất và chịu trách nhiệm kế thừa các khoản nợ chƣa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác của DNNN đƣợc chuyển đổi.

Về lao động, doanh nghiệp chuyển đổi tiếp nhận toàn bộ số lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 30)