Về ƣu diểm của pháp luật chuyển đổi DNNN thành công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 50 - 56)

2.1.1 .Đối tƣợng chuyển đổi

2.2. Một số đánh giá, nhận xét về pháp luật chuyển đổi DNNN

2.2.1 Về ƣu diểm của pháp luật chuyển đổi DNNN thành công ty

TNNN một thành viên

Pháp luật về việc chuyển DNNN thành công ty TNHH một thành viên quy định tƣơng đối đầy đủ, cụ thể về những vấn đề liên quan đến

chuyển đổi, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới, nhằm mở rộng thêm quyền và tăng thêm trách nhiệm cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trong cơ chế thị trƣờng, trong các quan hệ mang tính cạnh tranh. Cụ thể là:

Một là: Pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên về cơ bản đã bao quát đƣợc hết những quan hệ có liên quan đến quá trình chuyển đổi nhƣ:

(1). Xác định rõ DNNN là đối tƣơng chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên. Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2001 thì chỉ những DNNN hoạt động kinh doanh, Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ, không thuộc diện cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản. Quy định này hạn chế đƣợc cách giải quyết vốn thƣờng đƣợc coi là "tế nhị" của các cơ quan chủ quản khi doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, đã ở vào danh sách các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện cổ phần hóa, hay thuộc diện giao, bán, khoán kinh doanh, giải thể, phá sản mà họ vẫn muốn duy trì nó là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc. Thực tế đã chứng minh mục tiêu thực hiện việc chuyển đổi hình thức sở hữu - cổ phần hóa DNNN không đạt đƣợc về số lƣợng DNNN dự định cổ phần hóa. Dự định cho đến hết năm 2002 là trên 1500 doanh nghiệp, nhƣng đến hết năm 2001 toàn bộ các DNNN đƣợc cổ phần hóa trên cả nƣớc mới chƣa đầy 700 doanh nghiệp. Và tính từ giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 chúng ta chỉ có khoảng 20 DNNN là giải thể, bán, chuyển nhƣợng, cho thuê, khoán. Kết quả đạt đƣợc kém xa so với mục tiêu đặt ra cho việc đổi mới DNNN ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua (1992-2001) là do những lý do mà tác giả đã trình bày ở phần trên, đặc biệt là do cơ quan chủ quản sợ mất quyền chủ quản (mà chủ quản của một DNNN không phải chỉ có duy nhất một).

Có thể nói, việc xác định rõ DNNN là đối tƣợng đƣợc chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên hạn chế đƣợc sự níu kéo, trì hoãn việc chuyển đổi hình thức sở hữu DNNN của một số cơ quan và cá nhân, bởi quyền lợi về vật chất của họ có thể bị mất đi cùng với việc chuyển đổi hình

(2). Xác định rõ quan hệ sở hữu trong công ty TNHH một thành viên, trả lời đƣợc câu hỏi ai là đại diện chủ sở hữu, thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với công ty;

(3). Quy định tƣơng đối rõ ràng về thủ tục, trình tự thực hiện việc chuyển đổi, tạo điều kiện để các DNNN thuộc diện chuyển đổi có thể chủ động trong việc xây dựng phƣơng án và kế hoạch chuyển đổi của mình.

(4). Việc xử lý tài chính, xử lý đối với lao động dôi dƣ trong doanh nghiệp sau chuyển đổi đƣợc quy định tƣơng đối rõ ràng, đầy đủ, bảo vệ đƣợc quyền lợi của ngƣời lao động và của doanh nghiệp. Đặc biệt với vấn đề xử lý lao động trong doanh nghiệp, pháp luật cho phép ngƣời đại diện theo pháp luật- ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp có toàn quyền quyết định, tạo ra đƣợc sự chủ động của doanh nghiệp trong thuê mƣớn và sử dụng lao động.

Hai là: Các quy định của pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên phù hợp với sự phát triển của các quan hệ kinh tế – xã hội ở nƣớc ta trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nƣớc là một trong hai chủ thể đƣợc tiến hành hoạt động kinh doanh. Nhà nƣớc đầu tƣ vốn, hoạch định chính sách, đồng thời là ngƣời trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh. Rất nhiều cơ quan là đại diện cho Nhà nƣớc để thực hiện quyền chủ quản đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp bị tác động từ nhiều phía và hoàn toàn không có quyền chủ động đối với hoạt động kinh doanh của mình. Không những thế, các DNNN còn là chủ thể kinh doanh chủ yếu trong nền kinh tế đó, hoạt động kinh doanh ở thời điểm này không có cạnh tranh, các doanh nghiệp nếu kinh doanh thua lỗ đã có sự cấp bù của Nhà nƣớc. Do vậy doanh nghiệp không có động lực để phát triển. Chính đặc trƣng này của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã làm cho các DNNN hoạt động kém hiệu quả. Một yêu cầu bức bách đã đặt ra đối với nền kinh tế Việt nam nói chung và khu vực DNNN nói riêng là phải đổi mới để phát triển. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã đƣợc thay thế bằng nền kinh tế thị trƣờng có sự định hƣớng của Nhà nƣớc. Trong nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc thừa nhận sự

tồn tại hợp pháp của tất cả các thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế dân doanh đƣợc đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh dƣới rất nhiều hình thức khác nhau. Kinh tế thị trƣờng đòi hỏi các chủ thể tham gia vào thƣơng trƣờng phải bình đẳng và cạch tranh trên cùng một mặt bằng pháp lý. Khi đặt vào môi trƣờng cạnh tranh đó, các DNNN tỏ ra yếu kém hơn bởi quá trình tồn tại trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, DNNN không có đƣợc sự tự chủ và không đƣợc làm quen với cạnh tranh.

Có thể nói: pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trƣờng ở Việt nam, bởi:

(1). Sau chuyển đổi, công ty TNHH một thành viên chỉ có một tổ chức duy nhất là Chủ sở hữu, thay vì có nhiều Đại diện Chủ sở hữu (nhiều chủ quản). Do vậy khắc phục đƣợc tình trạng phân tán quyền hạn và trách nhiệm của Chủ sở hữu cho nhiều cơ quan khác nhau và cũng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm toàn diện đối với doanh nghiệp. DNNN không còn ở trong tình trạng mập mờ bị coi là một bộ phận trực thuộc của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, từ đó các cơ quan này có thể tùy tiện can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp làm cho cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp rất khó khăn.

(2). Tách bạch đƣợc giữa quyền quản lý của chủ sở hữu Nhà nƣớc với quyền kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tế đã chứng minh một doanh nghiệp sẽ kinh doanh có hiệu quả khi đƣợc tự chủ trong hoạt động của mình. Quyền tự chủ của doanh nghiệp thể hiện trên các mặt: tự do quyết định phƣơng án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình; tự do tìm kiếm đối tác trong kinh doanh; tự do quyết định sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nƣớc và tự do thuê mƣớn nhân công cho phù hợp với yêu cầu sản xuất - kinh doanh của mình.

DNNN sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên đƣợc thực hiện đầy đủ các quyền này. Đặc biệt là quyền tự do thuê mƣớn

có quyền quyết định đối với số lƣợng lao động cần tuyển, quyết định các chế độ mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng, doanh nghiệp có đƣợc thế chủ động trong sắp xếp lại lao động, giảm bớt những ngƣời không phù hợp (không đảm bảo những yêu cầu nhất định của doanh nghiệp), tuyển chọn thêm lao động mới đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

(3). Pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên đã giới hạn rõ trách nhiệm của Chủ sở hữu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Quy định này tạo ra sự an toàn cho Chủ sở hữu trong các quan hệ đầu tƣ. Đối với các DNNN, mặc dù Luật DNNN quy định doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý, nhƣng thực chất khi doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, chủ sở hữu Nhà nƣớc vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp thông qua các biện pháp nhƣ: khoanh nợ, đáo nợ, cấp thêm vốn cho doanh nghiệp. Bởi thế nên ngân sách Nhà nƣớc luôn phải gánh thêm một gánh nặng và doanh nghiệp lúc nào cũng phải đeo một chiếc ba lô là nợ không có khả năng thanh toán . Và

(4). Về tổ chức quản lý Doanh nghiệp sau chuyển đổi, pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên quy định hợp lý hơn so với Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc, để các bộ phận trong doanh nghiệp phát huy tốt nhất vai trò của mình. Cụ thể là:

Trong cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận đƣợc xác định phù hợp hơn, đặc biệt là bộ phận quản lý công ty: Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, quyết định mức lƣơng và các lợi ích khác của những chức danh do mình bổ nhiệm. Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch công ty) có quyền bổ nhiệm Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty.

Trong DNNN bộ phận quản lý và điều hành công ty do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập doanh nghiệp, bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thƣởng. Bộ phận quản lý không có quyền quyết định bổ nhiệm bộ phận điều hành, do vậy, bộ phận quản lý doanh nghiệp không có thực quyền đối với doanh nghiệp. Hơn thế nữa, cơ quan chủ quản của DNNN chỉ xếp lƣơng cơ bản và quy định chế độ tiền lƣơng, thƣởng, phụ cấp đối với các chức danh do mình bổ nhiệm. Do vậy, không khuyến khích đƣợc bộ phận này thật sự đƣa chất xám của mình vào quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Còn hiện nay trong doanh nghiệp chuyển đổi, chế độ tiền lƣơng, thƣởng cho đội ngũ cán bộ quản lý tạo động lực và buộc những ngƣời quản lý phải thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao hơn trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là: Quy định của pháp luật về chuyển DNNN thành công ty TNHH một thành viên tạo cho doanh nghiệp sau chuyển đổi có đƣợc những đặc trƣng vốn có của công ty, phù hợp với những đặc trƣng vốn có của DNNN đã đƣợc Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc quy định, rằng: DNNN là pháp nhân kinh doanh, có quyền độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trong phạm vi số tài sản đƣợc Nhà nƣớc giao.

Không những thế, pháp luật về chuyển DNNN thành công ty TNHH một thành viên còn tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc ở Việt nam giống nhƣ hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Không chỉ Việt nam mà rất nhiều nƣớc trên thế giới Nhà nƣớc đều đầu tƣ vào kinh doanh. Tuy nhiên sự can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà mình đầu tƣ vốn, sự tự chủ của các doanh nghiệp trong kinh doanh ở mỗi nƣớc là không giống nhau. Ở hầu hêt các nƣớc, DNNN đƣợc đặt trong môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, không có những ƣu đãi đặc biệt của Nhà nƣớc dành riêng cho

dành cho các doanh nghiệp mà mình đầu tƣ vốn trong suốt thời gian qua. Những ƣu đãi này sẽ không còn tồn tại khi các DNNN chuyển sang hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 50 - 56)