Định hƣớng về hoàn thiện pháp luật chuyển đổi DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 64 - 66)

2.1.1 .Đối tƣợng chuyển đổi

3.1. Định hƣớng về hoàn thiện pháp luật chuyển đổi DNNN

THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN là một chủ trƣơng lớn, đƣợc thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc. Nghị quyết hội nghị lần thứ ba ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX ngày 24 tháng 9 năm 2001 chỉ rõ: Việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lƣợc, lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo đó của Đảng, việc hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo đƣợc sự đổi mới về chất trong mối quan hệ giữa Nhà nƣớc, chủ sở hữu và doanh nghiệp. Chủ sở hữu giữ vai trò thật sự là ngƣời chủ của doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp trên cơ sở giá trị và không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp.

- Hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên không chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình sắp xếp đổi mới khu vực DNNN mà Đảng và Chính phủ đã đề ra, mà còn đảm bảo đƣợc nguyên tắc rất cơ bản trong kinh doanh: Nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có vốn thuộc sở hữu Nhà nƣớc sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn, có khả năng phát huy và khẳng định đƣợc thực lực của mình khi nó đƣợc đặt trong môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Những ƣu đãi, bao cấp dƣới mọi hình thức từ phía Nhà nƣớc cho các doanh nghiệp thuộc khu

vực này sẽ phá vỡ mất nguyên tắc cơ bản đó, nên sẽ đƣợc loại bỏ khi các doanh nghiệp này chuyển đổi.

- Bảo đảm cho doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc thật sự có quyền chủ động kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cơ chế thị trƣờng, để các DNNN có điều kiện cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

- Luật doanh nghiệp trở thành luật chung điều chỉnh việc tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế khác nhau.

Theo đó, quan điểm mang tính định hƣớng về hoàn thiện pháp luật chuyển dổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên là:

(1). Đổi mới thật sự mối quan hệ giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn sở hữu Nhà nƣớc trên nguyên tắc phân định rõ chức năng quản lý Nhà nƣớc và chức năng chủ sở hữu Nhà nƣớc với chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Dần chấm dứt tình trạng các cơ quan quản lý Nhà nƣớc can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế sự chủ động của doanh nghiệp trong các hoạt động của mình. Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc căn cứ vào pháp luật và yêu cầu của quản lý để ban hành hệ thống văn bản pháp quy nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp; Chủ sở hữu doanh nghiệp quản lý doanh nghiệp trên cơ sở giá trị, còn doanh nghiệp hoàn toàn đƣợc quyền chủ động trong mọi hoạt động của mình. Cơ chế bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản bị xóa bỏ.

(2). Xác định rõ ràng tƣ cách pháp nhân của doanh nghiệp sau chuyển đổi, để có đƣợc các quyền và nghĩa vụ dân sự, đồng thời chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của mình trong phạm vi số vốn thuộc quyền sở hữu của mình- vốn chủ sở hữu đầu tƣ, tạo cho doanh nghiệp có tài sản độc lập hoàn toàn với tài sản của chủ sở hữu là Nhà nƣớc. Vốn của chủ sở hữu khi đã giao cho doanh nghiệp thì phần vốn đó trở thành vốn sở hữu của doanh nghiệp, chủ sở hữu thông qua đại diện của mình để quản lý doanh nghiệp và thụ hƣởng quyền lợi của chủ đầu tƣ. Chuyển đổi doanh nghiệp và đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp là bƣớc quan trọng chính thức khẳng định khẳng định tƣ cách pháp nhân độc lập của doanh nghiệp với chủ sở hữu.

(2). Cần phải đảm bảo chế độ trách nhiệm hữu hạn của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp. Xoá bỏ tình trạng bù lỗ, xoá nợ cho doanh nghiệp. Nhà nƣớc chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Trƣờng hợp nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp vƣợt quá khả năng thanh toán thì doanh nghiệp phaỉ thực hiện trình tự và thủ tục tuyên bố phá sản nhƣ bất kỳ doanh nghiệp nào khác và thanh toán nợ trong phạm vi số của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó còn có quan điểm cho rằng, chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nƣớc thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là điều không cần thiết, bởi hiệu quả kinh doanh của khu vực này khó có thể vì thế mà thay đổi. Đây chẳng qua là hình thức bình mới, rƣợu cũ; sự can thiệp của chủ sở hữu vào hoạt động của doanh nghiệp vẫn còn. Do vậy không cần phải bàn đến việc ban hành và hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi. Nên chăng ở khu vực doanh nghiệp này chúng ta nên tổ chức lại theo cách chuyển đổi hình thức sở hữu mà không nên áp dụng hình thức chuyển đổi này.

Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN là một vấn đề cấp bách. Các DNNN phải không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô, làm lực lƣợng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế Nhà nƣớc thực hiện vai trò chủ đao trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế (1.tr.12). Do vậy, việc chuyển đổi hình thức pháp lý của DNNN để DNNN tự chủ trong hoạt động kinh doanh, giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 64 - 66)