Những hạn chế của pháp luật về chuyển đổi DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 56 - 64)

2.1.1 .Đối tƣợng chuyển đổi

2.2. Một số đánh giá, nhận xét về pháp luật chuyển đổi DNNN

2.2.2. Những hạn chế của pháp luật về chuyển đổi DNNN

2.2.2. Những hạn chế của pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên ty TNHH một thành viên

Bên cạnh rất nhiều những ƣu điểm đã đề cập, pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên còn bộc lộ những hạn chế và bất cập cần đƣợc khắc phục để đảm bảo thực hiện đƣợc những mục tiêu của đổi mới DNNN. Những hạn chế đó là:

(1). Về đối tƣợng các DNNN thuộc diện chuyển đổi.

Mặc dù khoản 1 - Điều 2 của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 của Chính phủ đã quy định cụ thể: Doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, do Nhà nƣớc quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ, và không thuộc diện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản hoặc không nằm trong kế hoạch cổ phần hóa. Tƣởng chừng nhƣ các doanh nghiệp thuộc đối tƣợng chuyển đổi đã đƣợc xác định rõ ràng. Nhƣng một vấn đề không nhỏ đƣợc đặt ra là những DNNN hoạt động trên lĩnh vực ngành nghề nào sẽ đƣợc Nhà nƣớc quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ?

Nhƣ đã trình bày trong phần 2.1. của chƣơng này về những lĩnh vực ngành nghề Nhà nƣớc sẽ nắm giữ hoặc quyết định nắm giữ 100% vốn, theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần thứ III khóa IX, trong đó có một số lĩnh vực ngành nghề không nhất thiết Nhà nƣớc phải nắm giữ vốn, bởi trong lĩnh vực đó, các doanh nghiệp trong các khu vực khác cũng có thể hoạt động tốt. Nếu không rõ ràng về vấn đề xác định lĩnh vực nào Nhà nƣớc sẽ nắm giữ 100% vốn trong doanh nghiệp sẽ rất dễ có tình trạng những lĩnh vực kinh doanh có lãi cao nhƣng không mang tính chiến lƣợc nhƣ: rƣợu bia, ngân hàng... sẽ đƣợc giữ lại là doanh nghiệp của Nhà nƣớc, và chỉ chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.

(2). Về hình thức doanh nghiệp: Pháp luật quy định doanh nghiệp sau chuyển đổi tồn tại dƣới hình thức công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật doanh nghiệp (12/6/1999).

Với những lĩnh vực Nhà nƣớc cần nắm giữ 100% vốn điều lệ trong doanh nghiệp, liệu có nhất thiết các doanh nghiệp phải đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty TNHH một thành viên hay không. Ở đây chúng ta phải tham khảo bài học kinh nghiệm của Trung quốc về cải cách DNNN. Hiện tại ở Trung Quốc có khoảng 10.000 công ty TNHH thuộc sở hữu Nhà nƣớc. Trong số đó đa số các công ty TNHH một thành viên hoạt động yếu kém. Các công ty hoạt động tốt nhất là các công ty TNHH cổ phần đƣợc niêm yết do Nhà nƣớc kiểm soát; Các công ty hoạt động khá là các công ty TNHH nhiều thành viên và công ty cổ phần hoàn toàn thuộc sở hữu Nhà nƣớc (do các DNNN tham gia).

Vấn đề chính đối với hiệu quả hoạt động kém của các DNNN không hẳn là ở số lƣợng chủ sở hữu mà là cách thức và mức độ can thiệp của chủ sở hữu vào hoạt động của các doanh nghiệp. Nếu có một chủ sở hữu duy nhất thì liệu rằng doanh nghiệp này có đƣợc điều hành nhƣ là vƣơng quốc riêng cuả chủ sở hữu?

(3). Về nguyên tắc cử ngƣời đại diện theo pháp luật.

Giám đốc doanh nghiệp là ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 17, Nghị định số 03/2000/ NĐ- CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ, Điều 21, Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ, ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do bộ phận thực hiện chức năng quản lý của doanh nghiệp là Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch) doanh nghiệp bổ nhiệm. Giám đốc doanh nghiệp là ngƣời đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực dân doanh, Giám đốc doanh nghiệp thƣờng phải là ngƣời có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và đặc biệt là có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc của mình.

Còn đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc từ trƣớc đến nay ngƣời đƣợc bổ nhiệm là giám đốc doanh nghiệp thƣờng là những cán bộ công chức Nhà nƣớc, Nhà nƣớc rất ít quan tâm đến năng lực điều hành kinh doanh của họ, dẫn đến trên thực tế phần nhiều cán bộ quản lý điều hành DNNN kém về năng lực nên đã nhiều trƣờng hợp làm thất thoát tài sản của Nhà nƣớc, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự an toàn và phát triển của nền kinh tế Việt nam. Nay khi chuyển đổi DNNN sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên, việc bổ nhiệm ngƣời nào làm Giám đốc doanh nghiệp là câu hỏi đặt ra cần có lời giải đáp. Giám đốc là ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, năng lực của Giám đốc quyết định rất lớn đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể Hội đồng quản trị có cần phải đƣa ra những tiêu chuẩn cơ bản đối với một ngƣời đƣợc bổ nhiệm làm giám đốc để đảm bảo họ có đủ khả năng để điều hành tốt các hoạt động của doanh nghiệp hay không.

Ở nhiều nƣớc khác, khi lựa chọn để quyết định ngƣời điều hành hoạt động của doanh nghiệp Nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền luôn phải tôn trọng nguyên tắc căn cứ vào năng lực quản lý để lựa chọn chứ không căn cứ vào tình cảm cá nhân hoặc vai trò chính trị.

(4). Về việc xác định vốn chủ sở hữu thực có tại doanh nghiệp khi chuyển đổi và ngƣời định giá tài sản trong doanh nghiệp khi chuyển đổi.

Câu hỏi việc xác định vốn chủ sở hữu thực có tại doanh nghiệp nhƣ thế nào, ai là ngƣời có quyền định giá tài sản của DNNN khi tiến hành chuyển đổi, là vấn đề đặt ra cần đƣợc xem xét và xử lý thoả đáng.

Theo quy định tại mục II, Thông tƣ số 26/ 2002/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2002 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên thì: Khi có thông báo của cấp có thẩm quyền về kế hoạch chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty, doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm kê tài sản, các nguồn vốn và các quỹ hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi để ghi trong quyết định chuyển đổi. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp lập báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển

đổi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thẩm quyền phê duyệt báo cáo tàI chính của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi là: Bộ trƣởng, thủ trƣởng cơ quan ngang bộ đối với các DNNN trực thuộc các Bộ, ngành Trung ƣơng; Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng với các DNNN do họ trực tiếp ra quyết định thành lập; Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty do Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định thành lập. Vốn Chủ sở hữu thực có tại thời điểm chuyển đổi xác định trên cơ sở báo cáo tài chính đƣợc duyệt tại thời điểm chuyển đổi. Nhƣ vậy vốn thực có của chủ sở hữu chỉ đƣợc xác định trên cơ sở giá trị kế toán - Báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập và cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền (thực chất là chủ quản của doanh nghiệp) phê duyệt mà không dựa trên cơ sở xác định giá trị tài sản thực tế của doanh nghiệp thông qua định giá. Điều này không đảm bảo đƣợc tính khách quan của việc xác định vốn của chủ sở hữu.

Để việc xác định đối với vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp chuẩn bị chuyển đổi đƣợc chính xác, ở các nƣớc, việc này phải tiến hành thông qua định giá. Ngƣời tham gia định giá không chỉ là những ngƣời có quyền lợi liên quan đến việc định giá nhƣ: chủ sở hữu, ngƣời quản lý điều hành, đại diện ngƣời lao động..., mà còn phải có sự tham gia của các cơ quan, các chuyên gia có chuyên môn về lĩnh vực đó.

Còn ở Việt Nam, việc định giá tài sản của các DNNN khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên chƣa đƣợc quy định. Định giá hiện tại áp dụng đối với các DNNN tiến hành cỏ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê. Khi định giá tài sản của các doanh nghiệp này có sự tham gia của các cơ quan đại diện cho chủ sở hữu Nhà nƣớc, nhƣng họ không thông thuộc tình trạng thiết bị của doanh nghiệp vì thế nên ngƣời chủ trì công việc này là lãnh đạo của doanh nghiệp. Ngƣời này có khả năng lại đƣợc bổ nhiệm vào vị trí điều hành hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi hoặc ngƣời chi phối thực tế tài sản của doanh nghiệp sau chuyển đổi. Do vậy họ sẽ định giá tài sản của doanh nghiệp thấp hơn giá trị thực tế, để giảm rủi ro và trách nhiệm của họ trong kinh doanh. Và nhƣ vậy, tính khách quan của việc định giá tài sản của DNNN không tồn tại vì

ngƣời làm công (sử dụng tài sản của chủ) đứng ra định giá tài sản của chủ thay cho chủ.

(5). Về quyền của doanh nghiệp sau chuyển đổi đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Theo quy định tại điều 7- Luật doanh nghiệp 12/6/1999 thì: doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp; Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn, hình thức đầu tƣ, kể cả liên doanh góp vốn vào các doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh;… Khoản 1, diều 47- Luật doanh nghiệp quy định: Chủ sở hữu công ty có quyền:…quyết định các dự án đầu tƣ có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị đƣợc ghi trong sổ sách kế toán của công ty; quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị tài sản đƣợc ghi trong sổ kế toán của công ty;… Điều 3-Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 cũng quy định về quyền của chủ sở hữu công ty tƣơng tự nhƣ quy định tại khoản 1, điều 47-Luật doanh nghiệp. Về nguyên tắc, chủ sở hữu là thành viên duy nhất của công ty, giống nhƣ thành viên của bất kỳ công ty nào, nó cũng có quyền quyết định, chi phối đối với hoạt động của công ty, khi công ty quyết định về một quan hệ tài sản nào đó có giá trị lớn. Nhƣng đối với từng doanh nghiệp sự can thiệp của chủ sở hữu vào hoạt động của doanh nghiệp ở mức độ không giống nhau. Do vậy, việc chủ sở hữu can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp đến đâu thƣờng đƣợc quy định trong Điều lệ doanh nghiệp. Còn đối với việc chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên thì pháp luật về chuyển đổi đã quy định về vấn đề đó. Quy định nhƣ vậy làm cho pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên tồn tại nhƣ một bản điều lệ mẫu của doanh nghiệp và không mang tính linh hoạt, không tạo cho doanh nghiệp và công ty đƣợc chủ động thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình trong Điều lệ.

Trung quốc, tài sản của doanh nghiệp sau khi đƣợc Nhà nƣớc giao sẽ trở thành tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động trong việc định đoạt tài sản của mình

Điều 48 - Luật doanh nghiệp quy định: Chủ sở hữu không đƣợc quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty (một phần hoặc toàn bộ) và chỉ đƣợc rút vốn bằng cách chuyển nhƣợng một phần hoặc toàn bộ vốn của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác...

Nhƣ đã trình bày ở trên, đối với các DNNN độc lập trực thuộc bộ, ngành ở Trung ƣơng hoặc địa phƣơng do công ty đầu tƣ tài chính của Nhà nƣớc là chủ sở hữu, công ty này có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn đƣợc giao. Các DNNN là thành viên của Tổng công ty Nhà nƣớc sẽ do Hội đồng quản trị của Tổng công ty làm chủ sở hữu.

Việc quy định chủ sở hữu không đƣợc quyền rút vốn ra khỏi công ty hầu nhƣ đã làm cho chủ sở hữu trở thành tù nhân của công ty và hiệu quả hoạt động của chủ sở hữu hoàn toàn do công ty quyết định.

Khi không thể chuyển nhƣợng vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác vì doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, pháp luật không có quy định rằng chủ sở hữu có quyền quyết định giải thể doanh nghiệp hay không. Bởi thế hoạt động đầu tƣ của Chủ sở hữu chƣa hẳn đã an toàn.

Hơn thế nữa, liệu chủ sở hữu có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động đầu tƣ vốn vào các doanh nghiệp hay chỉ đƣợc quyền quyết định trong một phạm vi nhất định? Mặc dù pháp luật cũng đã ghi nhận hoạt động đầu tƣ vốn để thành lập các công ty con, góp vốn vào công ty khác, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện là quyền của chủ sở hữu (tại điểm a, khoản 2, điều 15 của Nghị định số 03/2002/NĐ- CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về hƣớng đẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp), nhƣng vấn đề này hiện tại chƣa đƣợc quy định rõ là chủ sở quyết định đối với hoạt động đầu tƣ đó ở mức độ nào.

(7). Về vấn đề lao động và đãi ngộ lao động trong doanh nghiệp. Khi chuyển đổi, công ty TNHH một thành viên có nghĩa vụ tiếp nhận toàn bộ số lao động của DNNN đƣợc chuyển đổi, trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động.

đăng ký với chủ sở hữu. Trên cơ sở đó Giám đốc đƣợc quyền chủ động tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động với ngƣời lao động. Nếu số lao động thực tế tuyển dụng vƣợt quá nhu cầu làm cho ngƣời lao động không có việc làm thì Giám đốc doanh nghiệp đƣợc quyền giải quyết dứt điểm căn cứ vào Nghị định số 41/2002/NĐ-CP (ngày 11/4/2002) của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dƣ do sắp xếp lại DNNN. Ngƣời lao động đƣợc hƣởng lƣơng theo thang bảng lƣơng (do Chính phủ quy định). Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân và chức danh tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ để xếp lƣơng, thi nâng bậc, nâng ngạch, sử dụng lao động phù hợp với trình độ tay nghề hoặc chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh.

Đơn giá tiền lƣơng của ngƣời lao động phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty lựa chọn mức lƣơng tối thiểu cao hơn mức lƣơng chung do Chính phủ quy định (hiện nay là 210.000đ/tháng).

Đối với Hội đồng quản trị (Chủ tịch) công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty và bộ máy giúp việc trong công ty đƣợc hƣởng lƣơng và phụ cấp theo quy định của các văn bản pháp lý do các cơ quan có liên quan nhƣ: Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành.

Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn những hạn chế không nhỏ: a. Quy định về vấn đề xử lý đối với lao động trong DNNN khi chuyển đổi dễ làm phát sinh tiêu cực. Thực tế hiện nay ngƣời lao động làm việc trong các DNNN có đƣợc tâm lý yên tâm hơn so với những ngƣời làm việc trong các khu vực kinh tế khác bởi việc sắp xếp lại ngƣời lao động trong các DNNN không do doanh nghiệp chủ động, do chƣa có đủ các chính sách phù hợp. Theo đánh giá chung, trình độ tay nghề ngƣời lao động trong DNNN thấp hơn so với các khu vực kinh tế khác. Nay, khi doanh nghiệp đƣợc quyền chủ động, cạnh tranh bình đẳng trên thƣơng trƣờng cùng với các doanh nghiệp khác, Giám đốc doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động trong quyết định nhân sự. Khi không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 56 - 64)