Tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên không có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 47 - 50)

2.1.1 .Đối tƣợng chuyển đổi

2.1. 3 Trình tự và thủ tục chuyển đổi

2.1.4.2 Tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên không có

Hội đồng quản trị

Khi công ty kinh doanh với quy mô không lớn, ngành nghề kinh doanh không đa dạng, phức tạp, Chủ sở hữu có thể quyết định mô hình quản lý công ty theo cách này.

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên không có Hội đồng quản trị bao gồm: Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty và bộ máy giúp việc.

- Chủ tịch công ty do Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm có thời hạn. Chủ tịch công ty thực hiện chức năng quản lý công ty và chịu trách nhiệm trƣớc ngƣời bổ nhiệm, trƣớc pháp luật về sự phát triển của công ty theo mục tiêu mà Chủ sở hữu công ty giao. Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc công ty.

- Giám đốc công ty: là ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, là đại diện pháp nhân của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch công ty là đại diện pháp nhân của công ty. Giám đốc công ty có thể do Chủ tịch công ty kiêm hoặc do Chủ tịch công ty bổ nhiệm ngƣời khác làm Giám đốc sau khi đƣợc sự chấp thuận của Chủ sở hữu công ty.

Chủ tịch và Giám đốc công ty đƣợc hƣởng lƣơng theo năm và tiền thƣởng tƣơng ứng với hiệu quả hoạt động của công ty.

- Bộ máy giúp việc gồm: Phó Giám đốc, văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ.

Phó Giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theo sự phân công hoặc theo ủy quyền, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về nhiệm vụ đƣợc phân công hoặc ủy quyền.

Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mƣu giúp việc cho Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty trong quản lý điều hành công việc.

quản lý DNNN, khắc phục dần những khiếm khuyết trong tổ chức quản lý DNNN theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sau chuyển đổi có thể năng động và tự chủ hơn trong hoạt động của mình.

Ở các nƣớc trên thế giới, khi tiến hành cải cách DNNN cũng rất chú ý đến cơ cấu tổ chức nội bộ của DNNN, bởi với một cơ cấu tổ chức hợp lý, doanh nghiệp sẽ kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả hơn.

Ở Trung Quốc, những doanh nghiệp hiện còn đang hoạt động theo Luật xí nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu toàn dân nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1988) mà chƣa đủ điều kiện để chuyển sang hoạt động theo luật công ty (1993) thì sẽ có cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

Xí nghiệp lập ra Hội đồng quản trị từ những ngƣời có chức năng khác nhau trong xí nghiệp và đại biểu của công nhân viên chức. Giám đốc là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Giám đốc là do bộ chủ quản tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc do Đại hội công nhân viên chức bầu ra. Giám đốc có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo trung gian trong xí nghiệp từ những trƣờng hợp có quy định riêng của luật pháp.

Đến 1993, Luật công ty của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/1994. Theo quy định của Điều 7, luật này những DNNN có đủ các điều kiện sẽ chuyển sang hoạt động theo Luật công ty - chuyển đổi các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc thành công ty. Việc chuyển đổi này phải tiến hành theo quy định của Pháp luật, pháp quy hành chính, thực hiện thanh toán từng bƣớc, xác định tài sản, vốn liếng, phân định rõ quyền đối với tài sản, thanh toán các khoản nợ, đánh giá tài sản, xây dựng quy chế tổ chức và quản lý công ty… Các cơ quan Nhà nƣớc hoặc ngành nắm quyền đầu tƣ có thể thành lập công ty TNHH, những xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc thành lập trƣớc khi có luật này có thể chuyển thành công ty TNHH khi có đủ các điều kiện do luật quy định; việc chuyển đổi này sẽ thực hiện theo những quy định của Chính phủ - Đây chính là những công ty TNHH một thành viên.

Trong công ty TNHH thuộc sở hữu Nhà nƣớc ở Trung quốc, có Hội đồng quản lý của công ty, đƣợc Nhà nƣớc hoặc ngành đƣợc Nhà nƣớc giao quyền giao cho thực hiện các chức trách, quyền hạn. Cụ thể, Hội đồng quản lý có quyền: quyết định phƣơng châm kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ, phê chuẩn, báo cáo dự toán, quyết toán hàng năm, xem xét và phê chuẩn phƣơng án phân phối lợi nhuận. Còn việc sáp nhập, chia tách, giải thể, tăng giảm vốn và phát hành trái phiếu của những công ty này do cơ quan hoặc ngành đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền quyết định.

Hội đồng quản lý công ty TNHH sở hữu Nhà nƣớc có từ 3 đến 9 ngƣời do cơ quan đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền đầu tƣ hoặc ngành đƣợc Nhà nƣớc giao quyền cử ngƣời vào hoặc thay đổi theo nhiệm kỳ ba năm của Hội đồng. Trong Hội đồng quản lý phải có đại biểu công nhân viên chức công ty do công nhân viên chức trong công ty dân chủ bầu ra. Hội đồng quản lý công ty có Chủ tịch, Phó chủ tịch, do cơ quan Nhà nƣớc đƣợc giao quyền đầu tƣ hoặc ngành đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền trong số các thành viên của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng quản lý là đại diện pháp nhân của công ty. Hội đồng quản lý có thể quy định về Điều lệ công ty và báo cáo lên cơ quan hoặc ngành đƣợc Nhà nƣớc giao quyền.

Giám đốc công ty do Hội đồng quản lý bổ nhiệm và miễn nhiệm, khi đƣợc sự đồng ý của cơ quan hoặc ngành đƣợc Nhà nƣớc giao quyền thì Giám đốc công ty có thể do thành viên Hội đồng quản lý kiêm.

Giám đốc công ty chủ trì và điều hành sản xuất kinh doanh, tổ chức thi hành quyết định của Hội đồng quản lý, xây dựng phƣơng án, cơ cấu tổ chức quản lý và các chế độ, quy chế cụ thể trong công ty, đề nghị bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm phó giám đốc, ngƣời phụ trách tài vụ của công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các nhân viên phụ trách quản lý khác, thực hiện các chức trách và quyền hạn khác theo quy định của điều lệ và do Hội đồng quản lý giao.

Chủ tịch, phó chủ tịch, các ủy viên Hội đồng quản lý và Giám đốc công ty không đƣợc kiêm nghiệm làm ngƣời phụ trách các tổ chức kinh doanh khác nếu không đƣợc sự cho phép của cơ quan đƣợc Nhà nƣớc ủy quyền.

Các công ty này nếu có quy mô lớn, chế độ quản lý tốt và kinh doanh có hiệu quả sẽ đƣợc Chính phủ giao quyền là ngƣời chủ sở hữu vốn và tài sản.

Tuy là đã xác định rõ ai là chủ sở hữu của công ty TNHH một chủ, nhƣng chức năng chủ sở hữu tài sản Nhà nƣớc vẫn chƣa đƣợc tách ra khỏi chức năng chính quyền (quản lý Nhà nƣớc). Vì thế, Trung Quốc có quy định các công ty này sẽ trở thành chủ sở hữu khi quy mô kinh doanh của công ty lớn, cơ cấu tổ chức của công ty hợp lý và hiệu quả kinh doanh cao. Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang thí điểm thực hiện chuyển đổi phƣơng thức quản lý tài sản Nhà nƣớc từ các cơ quan chủ quản sang công ty kinh doanh tài sản Nhà nƣớc, công ty này sẽ là đại diện Chủ sở hữu Nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Chủ sở hữu.

Trong các công ty TNHH một thành viên đƣợc chuyển đổi từ DNNN có sự phân định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp với tƣ cách là một pháp nhân thực hiện hoạt động kinh doanh và Nhà nƣớc với tƣ cách là ngƣời đầu tƣ vốn, tách bạch rõ chức năng quản lý Nhà nƣớc với chức năng quản lý của Chủ sở hữu. Điều này làm tăng thêm tính chủ động, năng động trong kinh doanh của doanh nghiệp, khắc phục sự ỷ lại vào Nhà nƣớc. Tuy nhiên do không có thay đổi cơ bản về cơ cấu sở hữu nên phƣơng thức và cơ chế quản lý ở các công ty này vẫn mang đậm nét của các DNNN (25.tr.34).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)