Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 66 - 93)

2.1.1 .Đối tƣợng chuyển đổi

3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về

CHUYỂN DNNN THÀNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Việc chuyển DNNN thành công ty TNHH một thành viên đang đƣợc các bộ ngành ở trung ƣơng và địa phƣơng thí điểm thực hiện. Mục đích của việc chuyển đổi này là nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn sở hữu Nhà nƣớc, tạo lập đƣợc một môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp đang tồn tại trên thƣơng trƣờng.

Để đạt đƣợc mục đích của quá trình đổi mới kinh tế Nhà nƣớc nói chung và khu vực DNNN nói riêng theo tinh thần của các văn kiện Đại hội

Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII, khóa IX và Nghị quyết Trung ƣơng IV khóa VIII, Nghị quyết Trung ƣơng III khóa IX thì pháp luật về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên cần phải đƣợc hoàn thiện. Ở đây, một số giải pháp cụ thể có thể đƣợc đề cập đến là:

Thứ nhất: Cần nghiên cứu để sớm sự điều chỉnh lại quy định về đối tƣợng DNNN cần chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.

Theo đó, các nguyên tắc chủ yếu cần đƣợc ghi nhận là:

(1). Xác định DNNN là đối tƣợng chuyển đổi căn cứ vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Theo đây, các DNNN thuộc diện chuyển đổi trƣớc hết là:

- Những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền Nhà nƣớc;

- Những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà Nhà nƣớc quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ và

- Những doanh nghiệp vừa hoạt động công ích vừa hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động công ích. Với những doanh nghiệp này sẽ xác định rõ những hoạt động, công việc nào của doanh nghiệp là công ích để áp dụng chế độ đãi ngộ công ích đối với doanh nghiệp; những lĩnh vực hoạt động nào là hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn bình đẳng cạnh tranh nhƣ các doanh nghiệp khác. Do vậy phải tạo ra sự chủ động của doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh của mình bằng cách chuyển các doanh nghiệp này sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên. Trên cơ sở kế hoạch cụ thể về hoạt động công ích đƣợc Nhà nƣớc giao, doanh nghiệp này hoàn toàn có thể tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

(2). Quan điểm kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, DNNN là lực lƣợng nòng cốt, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế là điều không thể phủ nhận. Nhƣng điều đó không có nghĩa là DNNN phải có mặt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà:

 Đối với những DNNN hoạt động kinh doanh, Nhà nƣớc chỉ nên tham gia đầu tƣ vào những lĩnh vực độc quyền nhƣ: sản xuất cung ứng vật liệu nổ, hóa chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế. Còn đối với những DNNN kinh doanh lĩnh vực ngành nghề khác có đủ các điều kiện về vốn, mức nộp ngân sách, về công nghệ, kỹ thuật… góp phần quan trọng cho ổn định kinh tế vĩ mô thì khi Nhà nƣớc chƣa có kế hoạch về chuyển đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp, những doanh nghiệp này sẽ chuyển đổi hình thức pháp lý thành công ty TNHH một thành viên để đáp ứng nhu cầu có một mặt bằng pháp lý chung cho các chủ thể kinh doanh trên thƣơng trƣờng và dần sắp xếp để chuyển đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp. Nhà nƣớc sẽ giảm dần vốn của mình tại các doanh nghiệp bằng các hình thức cổ phần hóa (bán cổ phần của Nhà nƣớc cho các thành phần kinh tế khác) tùy từng lĩnh vực cụ thể mà Nhà nƣớc sẽ xem xét và quyết định giữ lại một phần vốn điều lệ của công ty. Những DNNN nằm trong kế hoạch cổ phần hoá, khi chƣa thực hiện cổ phần hoá có thể chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh bình đẳng trên cùng một mặt bằng pháp lý. Bởi theo kinh nghiệm quốc tế công ty hóa DNNN là một bƣớc quan trọng chuẩn bị cho cổ phần hoá, trong khi chƣa thể cổ phần hoá ngay tất cả các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá (11.tr.2). Tách bạch rõ mục tiêu thƣơng mại và mục tiêu xã hội đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động đơn thuần vì mục tiêu lợi nhuận. Do vậy, những bộ phận làm chức năng xã hội trong doanh nghiệp nhƣ: bệnh viện, nhà trẻ, trƣờng học, nhà nghỉ… nếu có phải đƣợc tách ra để chuyển thành các đơn vị sự nghiệp hoặc các DNNN hoạt động công ích và do chính quyền địa phƣơng quản lý.

Những DNNN quy mô nhỏ kinh doanh những sản phẩm dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân nhất là nhân dân ở nông thôn, ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, Nhà nƣớc sẽ chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.

 Đối với các doanh nghiệp hoạt động công ích mà ở đó có một bộ phận thực hiện hoạt động kinh doanh khi chuyển thành công ty TNHH một thành viên cần phải:

- Đối với những hoạt động công ích đƣợc thực hiện theo chính sách của Nhà nƣớc trên cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa Nhà nƣớc và doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu này. Chi phí cho việc thực hiện hoạt động công ích đƣợc Nhà nƣớc đảm nhận và thanh toán cho doanh nghiệp.

- Đối với những hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện sẽ đƣợc áp dụng theo nguyên tắc thị trƣờng, doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ đối với hoạt động kinh doanh của mình và tự chịu trách nhiệm đối với những nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh đó.

Những hoạt động, dịch vụ công ích thiết yếu của đời sống xã hội nếu các thành phần kinh tế khác có khả năng đầu tƣ thì có thể áp dụng hình thức quản lý hiệu quả hơn nhƣ: cho đấu thầu quản lý hoặc đấu thầu thực hiện các hoạt động công ích. Phần hoạt động kinh doanh trong những doanh nghiệp này sẽ chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu.

Ở Việt nam, DNNN hiện đƣợc phân thành 2 loại: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích trong đó doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, vì thế lợi nhuận là tiêu chí để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp này, chúng phải cạnh tranh thật sự với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác; DNNN hoạt động công ích chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động của nó là sản xuất cung ứng các hàng hóa dịch vụ công cộng hoặc hết sức thiết yếu của đời sống xã hội mà các thành phần kinh tế khác chƣa đầu tƣ hoặc không thể đầu tƣ vì vốn lớn và khả năng thu hồi vốn chậm. Trong số các DNNN hoạt động công ích có những doanh nghiệp hoạt động đơn thuần là công ích nhƣ cung cấp các hàng hóa dịch vụ thiết yếu: in bạc và chứng chỉ có giá; điều hành bay; bảo đảm hàng hải; kiểm soát và phân phối tần số vô tuyến điện; sản xuất, sửa chữa vũ khí, khí tài, trang thiết bị chuyên dùng cho quốc phòng an ninh… Bên cạnh đó là những DNNN để

hoạt động kinh doanh và hoạt động này đƣợc tiến hành song song với hoạt động công ích. Chẳng hạn nhƣ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: xuất bản sách giáo khoa, sách báo chính trị, phim tài liệu, phim thời sự, bảo trì hệ thống đƣờng sắt quốc gia, sân bay, bến cảng quan trọng, bảo trì hệ thống đƣờng bộ và thoát nƣớc ở đô thị…

Tuy nhiên theo quy định của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP của Chính phủ thì những doanh nghiệp thuộc đối tƣợng chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên chỉ là những DNNN hoạt động kinh doanh mà Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn, những DNNN hoạt động công ích không phải là đối tƣợng của chuyển đổi bởi các doanh nghiệp này còn đƣợc Nhà nƣớc giao kế hoạch, đƣợc hỗ trợ, bù đắp các chi phí… Do vậy nó không tự chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ về các hoạt động của mình. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn bao gồm:

a. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nƣớc; b. Những doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện nhƣ: vốn Nhà nƣớc từ 20 tỷ trở lên; mức thu nộp ngân sách bình quân của 3 năm trƣớc liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao; góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô (21.tr.3). Nếu toàn bộ những doanh nghiệp có những dặc trƣng nhƣ thế đều đƣợc giữ lại là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc, tức là chỉ chuyển đổi hình thức pháp lý mà không chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp thì tỷ trọng vốn của Nhà nƣớc đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh sẽ rất cao. Tỷ trọng của khu vực DNNN trong GDP tăng từ 32% năm 1990 lên 40-42% năm 1995 và hiện nay ổn định ở mức khoảng trên dƣới 39% (33.tr.24.). Theo đánh giá chung thì Việt nam là nền kinh tế chuyển đổi duy nhất có tăng tỷ trọng của khu vực DNNN trong GDP. Trung quốc, tỷ trọng của khu vực DNNN trong tổng giá trị sản lƣợng công nghiệp giảm từ 80% năm 1978 xuống dƣới 20% năm 2000. Hiện nay ở Việt nam Tài sản cố định của 10 Tổng công ty lớn nhất (không kể hãng hàng không Việt nam) chiếm 64% tài sản cố định của khu vực DNNN (33.tr. 28). Cần phải thống nhất rằng vai trò chi phối của khu vực kinh tế Nhà nƣớc không thể hiện ở số lƣợng DNNN

nhiều và chiếm tỷ trọng lớn ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế mà ở hiệu quả, sức cạnh tranh cao của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.

Việc xác định rõ ràng, đầy đủ các DNNN là đối tƣợng chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc dân. Không những thế việc làm này còn hạn chế đƣợc những hiện tƣợng tiêu cực có thể xảy ra nhƣ: doanh nghiệp không thuộc đối tƣợng chuyển đổi vẫn thực hiện chuyển đổi để không phải cổ phần hóa khi các doanh nghiệp này đang kinh doanh trong những ngành có lợi nhuận cao; hoặc có doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi nhƣng không tiến hành chuyển đổi do cơ quan chủ quản không muốn mất quyền chủ quản đối với doanh nghiệp…

Thứ hai: Cần có quy định cụ thể về việc định giá tài sản của doanh nghiệp khi chuyển đổi để xác định rõ vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp và phải có sự đổi mới về phƣơng thức định giá tài sản so với phƣơng thức định giá tài sản khi cổ phần hoá DNNN.

Để hạn chế những tiêu cực có thể phát sinh từ việc định giá tài sản làm tổn hại đến tài sản của Nhà nƣớc thì việc định giá tài sản của DNNN khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên cần phải:

(1). Xác định rõ những tài sản cần định giá khi chuyển đổi bao gồm: - Tài sản cố định bao gồm: giá trị quyền sử dụng đất, nhà xƣởng, máy móc;

- Những tài sản lƣu động khác nhƣ: hàng hóa tồn kho, công cụ lao động; - Thƣơng hiệu (tên thƣơng mại của doanh nghiệp).

(2). Nguyên tắc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp chuyển đổi là theo giá thị trƣờng. Đất đai, nhà xƣởng sẽ xác định theo giá thị trƣờng ở thời điểm định giá phụ thuộc vào diện tích, địa thế… Máy móc, nguyên vật liệu định giá theo giá trị thực tế mà không căn cứ vào giá trị trong sổ sách; những máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nguyên vật liệu không thể sử dụng vì hƣ hỏng… phải đƣợc tiến hành thanh lý thông qua phƣơng thức đấu giá, số tiền thu đƣợc từ việc này sẽ đƣa vào khối tài sản của doanh nghiệp.

(3). Ngƣời định giá tài sản của doanh nghiệp cần đƣợc quy định rõ ràng để đảm bảo tính khách quan, trung thực của việc định giá, không làm ảnh hƣởng đến lợi ích của Nhà nƣớc hoặc lợi ích của doanh nghiệp chuyển đổi. Vì thế ngƣời định giá tài sản của doanh nghiệp sẽ bao gồm:

- Đại diện của doanh nghiệp chuyển đổi; - Đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp và

- Bên thứ ba độc lập, ngƣời này là chuyên gia kế toán kiểm toán có năng lực và kỹ năng chuyên về định giá tài sản, họ không phải thay mặt cho lợi ích của một phía nào (ngƣời sở hữu hay ngƣời kinh doanh) mà trách nhiệm của họ là đƣa ra sự đánh giá công bằng, ngay thẳng và hợp lý về giá trị thực tế của tài sản.

Trong thời gian vừa qua, việc định giá tài sản của DNNN khi tiến hành cổ phần hoá gặp phải những vấn đề sau:

a. Xác định tài sản định giá. Tài sản của DNNN khi chuyển đổi bao gồm: tài sản cố định và tài sản lƣu động. Tài sản cố định bao gồm: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Trên thực tế, khi tiến hành định giá tài sản là giá trị quyền sử dụng đất, nhà xƣởng để cổ phần hóa DNNN thƣờng không tuân theo giá thị trƣờng nên giá của tài sản đƣợc định thấp hơn nhiều so với giá thực tế và khi đó ngƣời đƣợc lợi trong việc định giá này sẽ là doanh nghiệp, họ có thể đƣợc giảm trách nhiệm và rủi ro trong kinh doanh nhƣng đồng thời cũng gây thất thoát cho tài sản của Nhà nƣớc. Còn khi tiến hành định giá đối với những tài sản là máy móc, nguyên vật liệu thì việc định giá tài sản thƣờng ít căn cứ vào giá trị thực tế của tài sản mà thƣờng căn cứ vào giá của tài sản đƣợc ghi trong sổ sách hay sự cảm nhận chủ quan của ngƣời định giá tài sản và vì thế nên tài sản thƣờng đƣợc định giá cao hơn so với giá trị thực tế của nó, trong trƣờng hợp này doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu thiệt thòi

b. Một số DNNN trƣớc đó hoạt động rất có hiệu quả đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng, thƣơng hiệu đó phải đƣợc coi là tài sản của doanh nghiệp nhƣng khi chuyển đổi doanh nghiệp lại không quy định về việc định giá những tài sản này.

c. Ngƣời định giá tài sản của DNNN khi chuyển đổi bao gồm: đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp, đại diện của doanh nghiệp chuyển đổi và thƣờng thì việc định giá tài sản do ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp chuyển đổi chủ trì. Mặc dù có sự tham gia của đại diện chủ sở hữu nhƣng họ không gần doanh nghiệp, không thông thuộc tình trạng thiết bị của doanh nghiệp, nên ngƣời cuối cùng quyết định đối với giá trị của tài sản là lãnh đạo doanh nghiệp mà theo thông lệ ngƣời này có thể trở thành ngƣời điều hành hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi. Vì vậy, sự khách quan trong định giá tài sản là không đạt đƣợc.

Việc định giá tài sản của doanh nghiệp khi chuyển đổi là rất cần thiết để xác định đƣợc vốn của công ty TNHH một thành viên khi thành lập và phạm vi trách nhiệm của doanh nghiệp đối với những hoạt động kinh doanh cũng nhƣ để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau này. Việc định giá tài sản của doanh nghiệp chuyển đổi cần phải hạn chế đƣợc những tiêu cực mà trƣớc đây quá trình định giá tài sản của doanh nghiệp khi cổ phần hóa đã gặp phải. Sự định giá hợp lý tài sản của doanh nghiệp chuyển đổi là cơ sở quan trọng để xác định, kiểm tra trách nhiệm và hiệu quả kinh doanh của ngƣời kinh doanh và bảo toàn các lợi ích của Nhà nƣớc.

Thứ ba: Cần sửa đổi bổ sung các quy định về vấn đề lao động trong doanh nghiệp chuyển đổi.

Lao động trong DNNN là một vấn đề hết sức phức tạp, không những có ý nghĩa xã hội mà còn có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy việc xử lý đối với lao động trong DNNN phải đƣợc pháp luật quy định tiến hành theo những nguyên tắc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên luận văn ths luật (Trang 66 - 93)