2.1.1 .Đối tƣợng chuyển đổi
2.1. 3 Trình tự và thủ tục chuyển đổi
2.1.4. Tổ chức quản lý doanh nghiệp sau chuyển đổi
Chủ sở hữu hoặc tổ chức đƣợc ủy quyền là đại diện chủ sở hữu sẽ quyết định mô hình tổ chức và quản lý của công ty tùy thuộc vào quy mô ngành nghề kinh doanh của công ty. Có 2 mô hình tổ chức quản lý là: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc.
2.1.4.1. Tổ chức công ty TNHH một thành viên theo mô hình Hội đồng quản trị
Khi công ty kinh doanh với quy mô lớn, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, chủ sở hữu sẽ lựa chọn tổ chức và quản lý công ty theo mô hình Hội đồng quản trị. Pháp luật quy định cụ thể về mô hình này nhƣ sau:
a. Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý của công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới quản lý, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ sở hữu.
Hội đồng quản trị bao gồm có Chủ tịch và các thành viên, số lƣợng thành viên Hội đồng quản trị do Chủ sở hữu công ty quyết định tùy thuộc vào quy mô của công ty. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị do Chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thƣởng. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ công ty quy định và hết nhiệm kỳ họ có thể đƣợc bổ nhiệm lại. Khi các thành viên Hội đồng quản trị vi phạm pháp luật hình sự, bị mất năng lực hành vi dân sự, không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc công ty không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Chủ sở hữu giao họ sẽ bị miễn nhiệm và thay thế. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị tự chịu trách
nhiệm trƣớc pháp luật và trƣớc Chủ sở hữu công ty về các quyết định của Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị họp ít nhất một quý một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Khi có những vấn đề cấp bách của doanh nghiệp, Hội đồng quản trị có thể họp bất thƣờng theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị đƣợc coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự; Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị dự họp biểu quyết tán thành.
Các thành viên Hội đồng quản trị có quyền đƣợc cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, và hoạt động kinh doanh của công ty.
Chế độ lƣơng đối với các thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị là hƣởng lƣơng theo năm và tiền thƣởng tƣơng ứng với hiệu quả hoạt động của công ty, do Chủ sở hữu công ty quy định.
b. Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc.
Tổng giám đốc (Giám đốc) là một ngƣời trong hoặc ngoài Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có thời hạn.
Tổng giám đốc (Giám đốc) là ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và pháp luật về việc điều hành hoạt động của công ty. Tổng giám đốc (Giám đốc) là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là đại diện theo pháp luật của công ty.
Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:
1. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;
2. Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, dự án đầu tƣ do Chủ sở hữu và Hội đồng quản trị quyết định; quyết định các dự án đầu tƣ do Hội
đồng quản trị phân cấp; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
3. Kiến nghị Hội đồng quản trị quyết định: Cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; chiến lƣợc phát triển công ty, phƣơng án huy động vốn, phƣơng án liên doanh…;
4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc);
5. Quyết định lƣơng và phụ cấp (nếu có) đối với ngƣời lao động trong công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng giám đốc (giám đốc);
6. Tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị , báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trƣớc Hội đồng quản trị ;
7. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị , và chủ sở hữu đối với việc thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Ngoài ra, Tổng giám đốc (Giám đốc) có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc pháp luật về việc điều hành công ty nhƣ: phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đƣợc giao một cách trung thực vì lợi ích của công ty; không đƣợc lạm dụng địa vị, quyền hạn, tài sản của công ty để thu lợi riêng cho mình hoặc ngƣời khác, không đƣợc tiết lộ bí mật của công ty, trừ trƣờng hợp đƣợc sự cho phép của Hội đồng quản trị . Khi điều hành hoạt động của công ty không đúng, gây thiệt hại cho công ty thì tùy mức độ mà bị xử lý bằng biện pháp cách chức hoặc bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Giúp việc cho Tổng giám đốc (Giám đốc) là Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có thời hạn theo đề nghị của Tổng giám đốc (Giám đốc).
Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) điều hành công ty theo sự phân công hoặc theo ủy quyền, chịu trách
nhiệm trƣớc Tổng giám đốc (Giám đốc) về nhiệm vụ đƣợc phân công hoặc ủy quyền.
Văn phòng và các ban (phòng) chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mƣu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong quản lý điều hành công việc.
Mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp có Hội đồng quản trị đƣợc Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc(1995) quy định áp dụng đối với các DNNN là Tổng công ty Nhà nƣớc và các DNNN độc lập có quy mô lớn. Có thể nói, về cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp có Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc và cơ cấu tổ chức của các công ty TNHH một thành viên đƣợc chuyển đổi từ DNNN mà chủ sở hữu lựa chọn mô hình tổ chức có Hội đồng quản trị là giống nhau vì đều đƣợc cơ cấu bởi: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúp việc. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên đƣợc chuyển đổi từ DNNN có sự thay đổi về chất so với DNNN theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc. Cụ thể:
- Hội đồng quản trị của DNNN do Thủ tƣớng Chính phủ hoặc ngƣời đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật hoặc khen thƣởng. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Số lƣợng thành viên có từ 5 đến 7 thành viên. Các thành viên chuyên trách đƣợc xếp lƣơng cơ bản theo ngạch viên chức Nhà nƣớc, hƣởng lƣơng theo chế độ phân phối tiền lƣơng trong doanh nghiệp Nhà nƣớc theo quy định của Chính phủ. Ngƣợc lại, Hội đồng quản trị trong công ty TNHH một thành viên do chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thƣởng. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị do Điều lệ công ty quy định. Chủ sở hữu công ty quyết định về chế độ lƣơng, thƣởng cho các thành viên Hội đồng quản trị theo năm tƣơng ứng với hiệu quả hoạt động của công ty.
Tổng giám đốc (Giám đốc) là ngƣời điều hành kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Tổng giám đốc (Giám đốc) trong DNNN do Thủ trƣởng cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp quyết định bổ nhiệm,
chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị và trƣớc ngƣời đã ra quyết định bổ nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp. Tổng giám đốc (Giám đốc) là đại diện pháp nhân của DNNN.
Quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc về Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) DNNN nhƣ vậy, nên trên thực tế, Hội đồng quản trị của các DNNN không có thực quyền mặc dù đã đƣợc pháp luật ghi nhận là cơ quan quản lý cao nhất của doanh nghiệp, trong các DNNN quyền hành hầu nhƣ tập trung trong tay Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp, vai trò của Hội đồng quản trị trong doanh nghiệp rất nhỏ bé.
Trong công ty TNHH một thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có thời hạn một ngƣời trong số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc ngƣời khác. Tổng giám đốc (Giám đốc) là đại diện pháp nhân của công ty nếu điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là đại diện pháp nhân của công ty.
Quy định về Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong công ty TNHH một thành viên, tạo ra đƣợc vị thế rõ ràng của các bộ phận trong công ty, tránh đƣợc sự chèn ép, lấn át của Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với Hội đồng quản trị nhƣ trong DNNN.
- Ngoài ra cả hai cơ quan này về cơ cấu tổ chức quản lý còn quy định về bộ phận giúp việc. Trong DNNN, bộ phận này là cố định bao gồm: Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), kế toán trƣởng và văn phòng (phòng) chuyên môn nghiệp vụ.
Trong công ty TNHH một thành viên, bộ phận giúp việc bao gồm Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), văn phòng (phòng) chuyên môn nghiệp vụ; bộ phận này sẽ đƣợc tổ chức một cách cơ động phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi từ hoạt động kinh doanh của công ty, tránh đƣợc sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp và cũng giảm đƣợc chi phí cho Chủ sở hữu vì Chủ sở hữu không phải trả lƣơng cho những bộ phận không cần thiết.