Dụng cụ để nuôi sinh học nhện bắt mồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019 nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 32 - 35)

3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Đề tài được thực hiện từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020

- Tại bộ môn Côn trùng, Khoa Nông Học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Điều tra thành phần nhện bắt mồi họ Phytoseiidae trên cây đậu rau.

- Điều tra diễn biến mật độ nhện đỏ và loài nhện bắt mồi ăn nhện đỏ trên cây đậu rau.

- Đi sâu nghiên cứu thời gian phát dục, sức sinh sản và sức tăng quần thể của các loài nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus, Amblyseius largoensis

Neoseiulus californicus.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp điều tra thành phần và diễn biến mật độ nhện nhỏ hại trên đậu cove trên đậu cove

- Điều tra theo quy chuẩn 01-38: 2010/BNNPTNT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. Tiến hành điều tra 1 tháng/ lần trên cây đậu cove. Điều tra tự do 10 điểm, mỗi điểm 10 lá ngẫu nhiên.

Tại mỗi điểm điều tra quan sát kỹ hai mặt lá của cây trồng, thu từng nhóm dịch hại riêng biệt để tiện cho việc xử lí mẫu.

• Tính toán số liệu: Mức độ phổ biến (%) = Số lá có nhện hại Tổng số lá điều tra >75% : rất phổ biến (++++) 50-75% : phổ biến (+++) 25-50% : it phổ biến (++) <25% : rất ít (+)

- Dựa vào việc điều tra thành phần nhện bắt mồi thu được. Tiến hành điều tra diễn biến mật độ 7 ngày/ lần trên cây đậu cove. Điều tra trên 10 điểm chéo góc, mỗi điểm lấy ngẫu nhiên 10 lá trên 5 cây liên tiếp khi cây còn non. Khi cây đã lớn mỗi điểm thu 10 lá (theo 3 tầng gồm lá non, lá bánh tẻ và là già) về phòng đếm toàn bộ số nhện di động dưới kính hiển vi soi nổi, trường hợp mật độ nhện quá cao, đếm ¼ lá rồi nhân 4.

Mật độ nhện được xác định dựa trên công thức:

Mật độ (con/lá) =Tổng số nhện thu được

Tổng số lá điều tra

3.4.2. Phương pháp nuôi nguồn nhện vật mồi

• Nguồn nhện đỏ thu bắt từ ngoài đồng được đưa vào nuôi trên đĩa lá đậu.

- Chuẩn bị đĩa lá: Lá bánh tẻ của cây đậu, được ngắt rồi đặt trên bông thấm nước trong hộp sao cho các mép lá nằm dính sát trên bông ẩm để tránh sự di chuyển khỏi lá của nhện. Bông được giữ ẩm bằng cách thêm nước, sao cho cuống lá có bông ẩm bao trùm, như vậy có thể giữ tươi vài ngày.

17

- Quá trình nuôi bắt nguồn từ việc dùng bút lông chuyển 30 - 40 con nhện cái trưởng thành nhện bắt mồi sang đĩa lá có nhiều trứng và các pha phát triển của nhện đỏ trong thời gian 2 giờ để cho chúng đẻ trứng. Đĩa lá được đặt trên bông ẩm trong hộp. Sau đó chuyển toàn bộ nhện cái ra ngoài chỉ để trứng phát triển, nhờ lột xác ta biết được nhện bắt mồi chuyển tuổi. Trước khi hóa trưởng thành ta thả vào 1 hoặc 2 nhện đực vào ghép đôi giao phối, quá trình theo dõi tiến hành ngày 2 lần, cứ 2 ngày thay lá 1 lần. Sau khi nhện bắt mồi đẻ trứng lần đầu tiên theo dõi mỗi ngày 1 lần cho tới khi nhện chết sinh lý. Hằng ngày chuyển số trứng nhện bắt mồi đẻ ngày hôm trước ra ngoài. Tránh ảnh hưởng của mật độ trứng tới quá trình sinh sản. Bằng cách đó hoàn toàn đáp ứng được môi trường ổn định và không hạn chế (Birch, 1948).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019 nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 32 - 35)