Những nghiên cứu về loài Neoseiulus californicus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019 nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 25 - 27)

Phần 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

2.1.6. Những nghiên cứu về loài Neoseiulus californicus

Nhện bắt mồi N.californicus thuộc họ Phytoseiidae, phân bộ Mesostigmata, bộ Acari, là một loài NBM được nhân nuôi và thương mại hóa rộng khắp thế giới trong 10 năm qua (Klapwijk & cs., 2006). Loài này được tìm thấy ở Nam Phi, Argentina, Chile, Nhật Bản, Mỹ (California, Florida và Texas); một số nơi thuộc Nam Châu Âu, dọc bờ biển Địa Trung Hải trên một số cây trồng: Bơ, cây có múi và nhiều cây ăn quả khác, ngoài ra còn tìm thấy trên sắn, ngô, nho, dâu tây, một số cây rau và cây cảnh. NBM N. californicus có trứng hình tròn, màu trắng mờ, chiều dài xấp xỉ 0,04 mm. Nhện tuổi 1 có 6 chân có màu trong mờ, nhện tuổi 2-3 có 8 chân, kích thước nhỏ hơn trưởng thành. Trưởng thành cái có hình oval, dài 0,1 mm, trưởng thành đực có hình dáng mỏng và nhỏ hơn con cái, cả hai con đực và cái đều có màu từ cam nhạt, màu đào hoặc màu hồng. NBM N. californicus có giai đoạn phát triển ngắn hơn khi ăn nhện đỏ hai chấm T. urticae so với khi ăn các loài nhện hại khác như Aculus schlechtendali, O. pratensis, O. perseae, O.

ilicis, P. ulmi, Phytonemus pallidus, P. latus và Phytonemus pallidus. Ngoài ra,

NBM này còn ăn bọ trĩ và một số côn trùng nhỏ khác, đặc biệt là nó có thể tiêu thụ với thức ăn chỉ là phấn hoa. NBM N. californicus có thể phát triển được ở nhiệt độ từ 10-33oC và ẩm độ 40-80% (Rhodes & Liburd, 2009). Nhện bắt mồi

N.californicus là một loài bản địa ở Nhật Bản, ăn nhiều loài nhện hại khác nhau.

Khi ăn nhện đỏ hai chấm T. urticae tỷ lệ trứng nở là 97,3%; tỷ lệ nhện non đạt tới trưởng thành là 81,6% ở nhiệt độ từ 15-35oC. Con cái có thể đẻ trứng ở 37,5°C, nhưng trứng không nở. Ở 40°C con cái không đẻ trứng. Ở 25°C con cái đẻ trung bình 41,6 trứng trong chu kỳ đẻ trứng tung bình 19,4 ngày. Tỷ lệ tăng thực tự

9

nhiên(rm ) là 0,173 ở 20°C, 0.274 ở 25°C và 0.340 ở 30°C (Gotoh & cs., 2004). Khi nuôi bằng nhện đỏ P. ulmi trong điều kiện phòng thí nghiệm tại hại mức nhiệt độ cố định 20 và 25°C, ẩm độ 60 ± 5%, phổ ánh sáng 16:8 (L:D). NBM N.

californicus có giai đoạn trước trưởng thành ở 20°C là 7,52 ngày, ở 25°C là 5,12

ngày. Hệ số nhân lên của một thế hệ (Ro) là 20,84 ở 20°C, 32,46 ở 25°C. Tỷ lệ tăng thực tự nhiên (rm ) và giới hạn phát triển (λ) đạt cao nhất ở 25°C là 0,237 và 1,26 tương ứng. Thời gian của thế hệ (T) ở 20°C là 18,86 ngày, ở 25°C là 14,45 ngày (Maroufpoor & cs., 2013). Nuôi trên nhện đỏ hai chấm T. urticae, trong điều kiện phòng thí nghiệm với ẩm độ 60-70%, thời gian chiếu sáng 16L:8D, NBM N. californicus có giai đoạn chưa trưởng thành dài nhất ở 15oC và ngắn nhất ở 35oC cho cả hai giới tính. Ở 25°C nhện cái đẻ 34,73 trứng trong thời gian đẻ trứng là 17,91 ngày. Hệ số nhân lên của một thế hệ (Ro) cao nhất ở 25°C là 22,92 và thấp nhất ở 30oC là 16,74. Thời gian của một thế hệ (T) giảm từ 20,61 tới 16,79 ngày với sự tăng của nhiệt độ đến 30oC. Tỷ lệ tăng thực tự nhiên (rm) biến động từ 0,162 tới 0,285 và đạt tối đa ở 25oC. Nhện cái đã đẻ trứng tiêu thụ trứng, nhện tuổi 1, 2 và 3 của T. urticae nhiều hơn là trưởng thành đực và cái (Canlas & cs., 2006).

Zi-wei & cs. (2019) cho biết N. californicus là một trong những biện pháp sinh học hiệu quả nhất để kiểm soát nhện hại và được sử dụng thương mại ở nhiều nước trên thế giới. Trong nghiên cứu này, bốn chế độ ăn nhân tạo đã được thử nghiệm như một nguồn thực phẩm thay thế để nuôi dưỡng N. californiaicus và các nghiên cứu trên bảng sống đã được thực hiện để đánh giá giá trị dinh dưỡng của chế độ ăn. Hơn nữa, hiệu suất của N. californiaicus được nuôi dưỡng trong bảy thế hệ liên tiếp trong chế độ ăn nhân tạo được bổ xung với trứng Ephestia kuehniella Zeller đã được đánh giá. Thời kỳ trứng và ấu trùng của N. californiaicus không khác nhau giữa các con mồi tự nhiên (Tetranychus urticae Koch) và chế độ ăn nhân tạo, nhưng thời gian phát triển của các giai đoạn trưởng thành dài hơn đáng kể trên bất kỳ chế độ ăn nhân tạo nào so với con mồi tự nhiên. Tổng lượng trứng của N. californiaicus đã giảm khi động vật ăn thịt được cho ăn bất kỳ chế độ ăn nhân tạo nào so với T. urticae (54,33 trứng/con). Trong số các chế độ ăn uống nhân tạo, sự phát triển của N.californiaicus

là tốt nhất đối với chế độ ăn nhân tạo cơ bản được làm giàu với E. kuehniella (AD2) (41,32 trứng mỗi con cái). Hơn nữa, AD2 không ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ và khả năng sinh sản của con cái N.californiaicus sau khi nuôi lâu dài trong chế độ ăn nhân

10

tạo này. Khả năng sinh sản và sinh sản của N. Californiaicus nuôi trên AD2 trong tối đa bốn thế hệ đã giảm đáng kể khi nhện bắt mồi được chuyển sang con mồi tự nhiên vào ngày đầu tiên, nhưng nhìn chung đã được cải thiện từ ngày thứ hai đến ngày thứ ba trở đi. Tóm lại, chế độ ăn nhân tạo được bổ sung chiết xuất trứng E.

kuehniella (20%) có thể có tiềm năng sử dụng trong việc nuôi dưỡng hàng loạt

của N. californiaicus.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019 nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w