Những cây trồng phổ biến ở vùng Hà Nội như lúa, ngô, đậu tương, cà chua, cam, chanh, nhãn, vải phổ nhện hại rất phong phú gồm 19 loài thuộc 5 họ: Tetranychidae, Eriophyidae, Tasonemidae, Tenuipalpidae và Acridae. Nhóm cây trồng bị nhện hại chủ yếu thuộc họ cà (Solanaceae), họ cam chanh (Rutaceae), họ chè (Theaceae), họ hoa hồng (Rosaceae). Nhóm cây trồng ít bị nhện hại là họ hòa thảo (Greminear), họ hoa thập tự (Crucifeae) (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Nguyễn Văn Đĩnh (1994) chỉ ra rằng những loài nhện hại quan trọng thường gặp là nhện đỏ son, nhện đỏ hại chè, nhện đỏ hại cam chanh và nhện trắng. Trong nhiều trường hợp chúng trở thành các loài gây hại nguy hiểm trên cây trồng:
T.cinnabarinus trên cây sắn, đậu đỗ; O.cofeae trên cây chè; P.citri trên cây cam
chanh và P.latus trên cây họ cà, họ cam chanh. Loài nhện đỏ hại cam chanh
P.citri (Acari: Tetranychidae) có vòng đời ngắn ở 25°C là 11,87 ngày, ở 30°C là
8,44 ngày. Nhện phá hại mạnh trên cây bưởi, chanh trong vườn ươm và cây cam chanh trong suốt thời kì phát triển. Loài nhện đỏ hại chè O.cofeae (Acari: Tetranychidae) có vòng đời ngắn 11,53 ngày. Chúng là đối tượng gây hại quan trọng trên nhiều vùng trồng chè ở nước ta. Nhện trắng P.latus có vòng đời ngắn nhất 5,37 ngày ở cả 25°C và 3,55 ngày ở 30°C. Có tỉ lệ tăng tự nhiên cao do đó thường bùng phát số lượng một cách đột ngột và gây hại đáng kể. Thành phần nhện hại trên cây có múi vùng đồi Hòa Bình bao gồm 6 loài nhện hại: nhện đỏ cam chanh (P. citri), nhện đỏ son (T. cinnabarinus), nhện xanh (Eutetranychus
banksi McGregor), nhện ngọc đỏ (Tetranychus sp.), nhện dẹt đỏ tươi
(Brevipalpus phoenicis Geijkes), nhện rám vàng (Phyllocoptruta oleivora
Ashmead) và nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus Banks). Các loài nhện hại này xuất hiện ở các mức độ khác nhau, nhện đỏ cam chanh và nhện rám vàng xuất hiện với mức độ phổ biến là trên 40%, nhện xanh và nhện dẹt đỏ tươi xuất hiện ở mức 10-40%, và ba loài: nhện đỏ son, nhện ngọc đỏ, nhện trắng xuất hiện với mức dưới 10% (Trần Xuân Dũng, 2003).
12