Phần 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.7. Những nghiên cứu về loài Amblyseius largoensis
Nhện bắt mồi A. largoensis phân bố rộng khắp Châu Phi: Angola, Bờ Biển Ngà, Kenya, Mozambique, Tanzania; Bắc Mỹ: California, Florida; Trung và Nam Mỹ: Brazil, Colombia, Costa Rica, Guatemala, Honduras, Venezuela; Ca-ri-bê: Cuba, Jamaica; Trung Đông: Israel; Nam Âu: Thổ Nhĩ Kỳ, Georgia; Châu Á: Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Thái Lan; Thái Bình Dương: Quần đảo Cook, Fiji, Hawaii, New Caledonia, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa Hoa Kỳ,. Úc: Queensland; phổ biến ở New Zealand. A. largoensis được ghi nhận là thiên địch chính của
Raoiella indica Hirst (Acari: Tenuipalpidae) gây hại trên dừa và các loài cây cọ
khác. Nhện bắt mồi A. largoensis đã thay đổi mật độ của R. indica ở Florida (Carrillo & Peña 2012 ), thúc đẩy các nghiên cứu chi tiết về hiệu quả của loài nhện bắt mồi này. Một nghiên cứu ban đầu xác định rằng nhện bắt mồi A.
largoensis được nuôi bằng R. indica phát triển và sinh sản bằng tốt hơn so với
nuôi trên vật mồi và phấn hoa khác (Carrillo & cs. 2012 ). Các nghiên cứu tiếp theo đã xác định rằng A. largoensis đã phản ứng cả về chức năng và số lượng đối với việc tăng mật độ của R. indica và cho thấy sự ưa thích rõ rệt đối với trứng, ấu trùng và trưởng thành của phytophagous (Carrillo & Peña 2012 ). Các nghiên cứu sâu hơn đã kiểm tra phản ứng của 4 quần thể A. largoensis với sự tiếp xúc trước đó với R. indica hoặc Tetranychus gloveri Banks (Acari: Tetranychidae) (Carrillo & cs. 2012 ). Cả 4 quần thể Amblyseius largoensis, bao gồm cả những nhện bắt mồi không bao giờ tiếp xúc với R. indica, có khả năng chấp nhận và tiêu thụ số lượng lớn trứng R. indica. Tuy nhiên, những nhện bắt mồi trước đây tiếp xúc với
R. indica có khả năng ăn ấu trùng R. indica cao hơn nhện bắt mồi chưa tiếp xúc
với R. indica, cho thấy A. largoensis có thể phản ứng với sự xuất hiện và gia tăng
của R. indica bằng cách thích nghi hoặc tiến hóa di truyền để trở thành kẻ săn
mồi tốt hơn của loài vật gây hại này (Carrillo & cs. 2012 ). Các nghiên
11
cứu trước đây chỉ ra rằng A.largoensis là thiên địch có khả năng phòng chống R.
indica và nhận định loài NBM này có tiềm năng được sử dụng trong các chương
trình kiểm soát sinh học và IPM trong phòng chống R. indica.