Điều tra thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên đậu cove được canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019 nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 51 - 60)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2.Điều tra thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên đậu cove được canh

4.1. Điều tra thành phần, diễn biến nhện hại và nhện bắt mồi trên đậu rau tạ

4.1.2.Điều tra thành phần nhện hại và nhện bắt mồi trên đậu cove được canh

canh tác bằng hai phương pháp khác nhau tại xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên

Phương thức canh tác truyền thống với thói quen sử dụng thuốc BVTV có độ độc cao, phổ rộng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát sinh phát triển của nhện bắt mồi. Khi canh tác theo tiêu chuẩn VietGap các nông hộ thường quan tâm đúng thuốc đúng liều lượng và đúng thời gian cách ly, tuy nhiên rất ít phun thuốc đúng thời điểm tại ngưỡng gây hại. Việc kết hợp các biện pháp IPM, sử dụng thiên địch tự nhiên để khống chế các loài nhện hại chưa được quan tâm đúng mức.

Hình 4.2. Ruộng đậu cove tại Văn Giang - Hưng Yên

Bảng 4.5. Thành phần NBM và nhện hại trên cây đậu cove trồng bằng phương thức

canh truyền thống tại xã Thắng Lợi, Văn Giang, Hưng Yên vụ Xuân Hè 2019

Tên tiếng STT việt I Nhện hại 1 Nhện đỏ son 2 Nhện đỏ 2 chấm II Nhện bắt mồi 3 Nhện bắt mồi 4 Nhện bắt mồi 5 Nhện bắt mồi

Ghi chú: >75%: rất phổ biến (++++); 50 – 75%: phổ biến (+++); 25 – 50%: ít phổ biến (++); < 25: rất ít (+); không xuất hiện (-)

Qua bảng 4.5, về thành phần: có 2 loài nhện hại xuất hiện trên đồng ruộng đó là nhện đỏ 2 chấm và đỏ son. Nhện đỏ 2 chấm xuất hiện phổ biến, trong khi nhện đỏ son xuất hiện rất ít điều này cho thấy nhện đỏ 2 chấm là nhện hại chính trên ruộng đậu cove canh tác theo phương pháp truyền thống. Có 3 loài NBM được tìm thấy đều xuất hiện rất ít đến ít phổ biến, trong đó NBM

N. longispinosusA. largoensis ít phổ biến, NBM A. tamatavensis xuất hiện

rất ít.

Mức độ phổ biến của nhện hại và NBM trên ruộng canh tác truyền thông là như nhau ở hai tháng điều tra, điều này cho thấy nhện chỉ duy trì chứ không phát triển được.

Bảng 4.6. Diễn biến mật độ nhện bắt mồi và nhện đỏ hai chấm trên đậu cove trồng bằng phương pháp truyền thống tại xã Thắng Lợi - Văn Giang - Hưng Yên vụ Xuân

hè 2019 Ngày điều tra 19/03 26/03 02/03 09/04 16/04 23/04 29/04 07/05 14/05 21/05 28/05

Theo bảng 4.6, nhện hại và NBM có mật độ thấp nhất trong giai đoạn cây con 2-3 lá. T. urticae (6,47 con/lá), N. longispinosus (1,20 con/lá), A.largoensis

(0,91 con/lá) và cao nhất khi cây thu quả lần cuối T. urticae (14,64 con/lá),

N. longispinosus (2,81 con/lá), A. largoensis (2,38 con/lá). Mật độ Nhện hại

NBM tăng dần trong giai đoạn từ khi cây con 2-3 lá cho đến khi thu quả tuần đầu, và biến động trong thời kì thu quả đến khi cây già và chết dần. Mật độ

NBM N. longispinosus luôn cao hơn so với A. largoensis ở tất cả các giai đoạn

sinh trưởng. Tỷ lệ nhện đỏ 2 chấm/NBM N. longispinosus đạt trung bình 5,15 (nhện đỏ 2 chấm/NBM), nhện đỏ 2 chấm/A. Largoensis đạt trung bình 6,49 (nhện đỏ 2 chấm/ NBM).

30

Bảng 4.7. Thành phần nhện bắt mồi và nhện đỏ hại trên cây đậu cove trồng theo tiêu chuẩn VietGap tại Văn Giang - Hưng Yên vụ

Xuân Hè 2019 STT Tên tiếng việt I Nhện hại 1 Nhện đỏ son 2 Nhện đỏ 2 chấm II Nhện bắt mồi 3 Nhện bắt mồi 4 Nhện bắt mồi 5 Nhện bắt mồi

Ghi chú: >75%: rất phổ biến (++++); 50 – 75%: phổ biến (+++); 25 – 50%: ít phổ biến (++); < 25: rất ít (+); không xuất hiện (-)

Qua bảng 4.7 thấy được cũng có 2 loài nhện hại và 3 loài nhện bắt mồi,

NBM Neoseiulus longispinosus xuất hiện phổ biến ở cả trong tháng 4 và tháng 5

cao hơn so với các cuộc điều tra trên các ruộng khác; tuy nhiên mức độ phổ biến của cả hai loài nhện hại và đều cao hơn so với các ruộng điều tra khác trong cùng luận văn này. Điều đó cho thấy canh tác theo tiêu chuẩn VietGap tuy tạo môi trường sống tốt hơn cho các loài NBM nhưng khả năng khống chế nhện hại thấp hơn so với các phương thức canh tác truyền thống.

Bảng 4.8. Diễn biến mật độ nhện bắt mồi và nhện đỏ hai chấm trên đậu cove trồng theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Thắng Lợi - Văn Giang -

Hưng Yên vụ Xuân hè 2019

Ngày điều tra 19/03 26/03 02/03 09/04 16/04 23/04 29/04 07/05 14/05 21/05 28/05

31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo bảng 4.8. Nhện hại và NBM có mật độ thấp nhất trong giai đoạn cây con 2-3 lá. T. urticae (7,06 con/lá), N. longispinosus (1,32 con/lá), A. largoensis

(1,17 con/lá) và cao nhất khi cây thu quả lần cuối T. urticae (16,28 con/lá), N.

longispinosus (3,44 con/lá), A. largoensis (2,60 con/lá). Cũng như thành phần thì

NBM và nhện hại trên ruộng canh tác theo tiêu chuẩn VietGap có mật độ cao hơn so với phương pháp canh tác truyền thống, tuy tạo môi trường sống tốt hơn cho các loài NBM nhưng khả năng khống chế nhện hại thấp hơn so với các phương thức canh tác truyền thống. Tỷ lệ nhện đỏ 2 chấm/NBM N. longispinosus đạt trung bình 4,88 (nhện đỏ 2chấm/NBM),nhện đỏ 2 chấm/A. largoensis đạt trung bình 6,56 (nhện đỏ 2 chấm/ NBM).

Theo Nguyễn Văn Đĩnh & cs. (2020) có ba loài nhện hại được tìm thấy trên cây đậu đỗ là: nhện trắng Polyphagotarsonemuslatus Bank, nhện đỏ son

Tetranychus cinnabarinus Boisduval và nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae

Koch. Kết quả điều tra thành phần nhện hại trên đậu rau trong nghiên cứu này gồm có hai loài là loài nhện đỏ hai chấm xuất hiện từ rất phổ biến đến phổ biến, nhện đỏ son xuất hiện rất ít đến ít phổ biến, điều này bổ xung thêm nhận định “tổ hợp nhện đỏ 2 chấm T. urticae và nhện đỏ son T. cinnabarinus gây hại ngày một nhiều, thực sự trở thành những dịch hại cây trồng quan trọng” (Nguyễn Văn Đĩnh & cs. 2020). Mặc dù biện pháp hóa học vẫn là biện pháp chủ yếu được người nông dân sử dụng trong việc phòng chống nhện hại cây trồng, nhưng nhện bắt mồi đã có mặt ngay khi nhện hại xuất hiện với tỷ lệ NBM/nhện hại 1:3,84 đến 1:5,15 ở NBM N. longispinosus và 1:4,79 đến 1:6,56 trên NBM A.largoensis.

Dựa trên kết quả điều tra, tiến hành lựa chọn 2 loài nhện bắt mồi bản địa

N. longispinosusA. largoensis tiến hành nhân nuôi và nghiên cứu các đặc

điểm sinh học, sinh thái học. Trên thế giới, trong các tác nhân biện pháp sinh học, nhện nhỏ bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae bộ Ve bét Acarina hiện đang được thương mại hóa và sử dụng nhiều nhất trên thế giới để phòng trừ nhện hại (Van Lenteren, 2012). Đã hình thành nhiều công ty chuyên sản xuất và thương mai nhện, côn trùng bắt mồi như công ty Koppert, Biobest... ở Hà Lan, Bỉ. Sản phẩm của các công ty này là rất phong phú được đóng gói trong bao bì, trong hộp vừa đảm bảo cho các loài bắt mồi sinh sống lại vừa dễ sử dụng. Ở Việt Nam, một số loài nhện bắt mồi đã được nghiên cứu và nhập vào Việt

Nam như nhện bắt mồi Phytoseiulus persimilis (Nguyễn Văn Đĩnh, 1991),

Amblyseius swirskiiN. californicus(Cục bảo vệ thực vật, 2014). Một điều

32

khá đặc biệt là nhện bắt mồi N.californicus đã được tìm thấy trên rau vùng đồng bằng sông Hồng ( Nguyen & cs., 2019), đây là loài nhện bắt mồi đã được sử dụng nhiều trên thế giới, với khả năng nhân nuôi hàng loạt dễ dàng cho thấy tiềm năng sử dụng của nó tại nước ta trong thời gian tới. Vì những lý do trên NBM N.

californicus được sử dụng làm nhện đối chứng để có cái nhìn khách quan nhất về

khả năng phòng chống nhện đỏ 2 chấm của hai loài nhện bắt mồi bản địa được nghiên cứu.

4.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NHỆN BẮT MỒI KHI NUÔI TRÊN VẬTMỒI LÀ NHỆN ĐỎ 2 CHẤM T. urticae

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thành phần nhện bắt mồi ăn nhện đổ hại đậu rau tại hà nội và phụ cận năm 2019 nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai loài nhện bắt mồi thuộc họ phytoseiidae (Trang 51 - 60)