Phần 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần nhện hại trong nước
Những cây trồng phổ biến ở vùng Hà Nội như lúa, ngô, đậu tương, cà chua, cam, chanh, nhãn, vải phổ nhện hại rất phong phú gồm 19 loài thuộc 5 họ: Tetranychidae, Eriophyidae, Tasonemidae, Tenuipalpidae và Acridae. Nhóm cây trồng bị nhện hại chủ yếu thuộc họ cà (Solanaceae), họ cam chanh (Rutaceae), họ chè (Theaceae), họ hoa hồng (Rosaceae). Nhóm cây trồng ít bị nhện hại là họ hòa thảo (Greminear), họ hoa thập tự (Crucifeae) (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Nguyễn Văn Đĩnh (1994) chỉ ra rằng những loài nhện hại quan trọng thường gặp là nhện đỏ son, nhện đỏ hại chè, nhện đỏ hại cam chanh và nhện trắng. Trong nhiều trường hợp chúng trở thành các loài gây hại nguy hiểm trên cây trồng:
T.cinnabarinus trên cây sắn, đậu đỗ; O.cofeae trên cây chè; P.citri trên cây cam
chanh và P.latus trên cây họ cà, họ cam chanh. Loài nhện đỏ hại cam chanh
P.citri (Acari: Tetranychidae) có vòng đời ngắn ở 25°C là 11,87 ngày, ở 30°C là
8,44 ngày. Nhện phá hại mạnh trên cây bưởi, chanh trong vườn ươm và cây cam chanh trong suốt thời kì phát triển. Loài nhện đỏ hại chè O.cofeae (Acari: Tetranychidae) có vòng đời ngắn 11,53 ngày. Chúng là đối tượng gây hại quan trọng trên nhiều vùng trồng chè ở nước ta. Nhện trắng P.latus có vòng đời ngắn nhất 5,37 ngày ở cả 25°C và 3,55 ngày ở 30°C. Có tỉ lệ tăng tự nhiên cao do đó thường bùng phát số lượng một cách đột ngột và gây hại đáng kể. Thành phần nhện hại trên cây có múi vùng đồi Hòa Bình bao gồm 6 loài nhện hại: nhện đỏ cam chanh (P. citri), nhện đỏ son (T. cinnabarinus), nhện xanh (Eutetranychus
banksi McGregor), nhện ngọc đỏ (Tetranychus sp.), nhện dẹt đỏ tươi
(Brevipalpus phoenicis Geijkes), nhện rám vàng (Phyllocoptruta oleivora
Ashmead) và nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus Banks). Các loài nhện hại này xuất hiện ở các mức độ khác nhau, nhện đỏ cam chanh và nhện rám vàng xuất hiện với mức độ phổ biến là trên 40%, nhện xanh và nhện dẹt đỏ tươi xuất hiện ở mức 10-40%, và ba loài: nhện đỏ son, nhện ngọc đỏ, nhện trắng xuất hiện với mức dưới 10% (Trần Xuân Dũng, 2003).
12
2.2.2. Những nghiên cứu về thành phần nhện bắt mồi
Mỗi loài NBM được nghiên cứu để phòng trừ một hay nhiều loài nhện và côn trùng hại cây trồng khác nhau: NBM Amblyseius victoriensis trong phòng chống nhện đỏ son T. cinnabarinus và bọ trĩ Thrips palmy trên cây đậu đỗ (Nguyễn Văn Đĩnh & cs., 2006); loài Amblyseius sp. trên nhện đỏ cam chanh P.
citri (Trần Xuân Dũng, 2003; Nguyễn Tuấn Lộc & Nguyễn Văn Đĩnh, 2007;
Phạm Thị Hiếu & cs., 2013) và bọ phấn Dialeuropora sp. hại vải (Phạm Thị Hiếu & cs., 2015) hay loài NBM Lasioseius chauhdri trên nhện gié hại lúa
Steneotarsonemus spinki (Nguyễn Trung Thành & cs., 2012) và loài NBM
Hypoaspis sp. trên nhện hại hành tỏi Rhizoglyphus echinopus (Hoàng Kim Thoa
& cs., 2015). NBM N. longispinosus được nghiên cứu trong phòng chống nhện đỏ hai chấm T. urticae trên một số cây rau ăn quả (bí xanh, dưa leo, cà pháo, cà tím...) tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Phương Thảo & Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013; Nguyễn Thị Phương Thảo & Trần Ngọc Vũ, 2014; Nguyễn Phương Thảo & cs., 2014), tại Nam Trung Bộ nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp nhện đỏ hai chấm T. urticae hại bông sử dụng loài NBM N. longispinosus
(Mai Văn Hào, 2010), tại Hà Nội trên nhện đỏ hai chấm T.urticae hại cây đậu xanh (Nguyễn Đức Tùng, 2009).
2.2.3. Những nghiên cứu về nhện hại cây trồng và nhện đỏ hai chấm
Tetranychus urticae Koch
Nhện hại cây trồng thuộc bộ Ve bét (Acarina) là những động vật rất nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cơ thể có hình ô van, mặt lưng có tấm mai kitin phát triển, không có râu, phần phụ miệng biến đổi thành kìm, hô hấp bằng khí quản, có 4 đôi chân (trừ nhóm nhện Eriophid chỉ có 2 đôi chân) (Nguyễn Văn Đĩnh, 2002). Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004) Nhện hại chủ yếu sinh sản theo hình thức sinh sản hữu tính, một số loài có kiểu sinh sản đơn tính không bắt buộc. Ngoài ra nhóm nhện hại cây còn có 2 kiểu sinh sản nữa là: sinh ra con đực khi trứng không được thụ tinh và sinh ra con cái từ trứng không được thụ tinh. Trong quá trình phát triển trải qua các pha: trứng, nhện non các tuổi và nhện trưởng thành. Qua mỗi tuổi, nhện lột xác một lần giống như các loài côn trùng. Đến giai đoạn trưởng thành mới có đủ các cơ quan hoàn chỉnh và tiến hành sinh sản.
Nguyễn Văn Đĩnh (2005), đã cung cấp những thông tin cơ bản về sinh học, hình thái,… và các biện pháp khống chế nhện đỏ tại Việt Nam. Thông thường,
13
nhện hại cây sống ở mặt dưới của lá, mặt dưới cuống lá, quả, trong búp non, thậm chí nhiều loài còn sống trong u sần nơi được bảo vệ rất tốt tránh điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như gió, mưa và sự tấn công của kẻ thù tự nhiện. Cũng như các loài gây hại khác sau một thời gian sinh sống, chúng thường làm nhiễm bẩn và gây hại tới nơi ở của chính chúng, chẳng hạn như nhện đỏ (Tetranychus sp.) hại đậu đỗ, bông sau một thời gian gây hại ở mặt dưới lá, các vết châm tạo thành mảng chuyển màu xanh sang màu trắng vàng, các mô lá bị chết, lá bị rách rồi sau đó bị rụng. Đa số trường hợp khi lá bị rụng, nhện chuyển lên các lá mới. Nhện đỏ
T. urticae tấn công gây hại tới trên 120 loài thực vật, tuy nhiên trên các kýchủ
khác nhau thời gian của một thế hệ và số lượng trứng đẻ khác nhau. Số lượng trứngđẻ trên cây đậu, cây hoa huệ và dâu tây tương ứng là 78,9; 111,8; 128,1. Trong khi đóthời gian của một thế hệ ở nhiệt độ 220 C trên cây đậu, cây cà chua và cây vừng là 13-21 ngày, 16-26 ngày và 22-29 ngày.
2.2.4. Những nghiên cứu về loài Neoseiulus longispinosus , Neoseiuluscalifornicus và Amblyseius largoensis californicus và Amblyseius largoensis
Ở nước ta, NBM N. longispinosus đã được nghiên cứu trên nhện đỏ hai chấm T. urticae hại cây đậu đỗ (Nguyễn Đức Tùng, 2009), bông (Mai Văn Hào, 2010) và rau ăn quả (Nguyễn Thị Phương Thảo & Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013; Nguyễn Thị Phương Thảo & cs., 2014 ). Tại thành phố Hồ Chí Minh, NBM A.
longispinosus là loài phổ biến với tần suất xuất hiện cao và xuất hiện ở hầu hết
các loại rau ăn quả (cà pháo, cà tím, dưa leo, bí đỏ và bí xanh) (Nguyễn Thị Phương Thảo & cs., 2014). Trên cây cà tím, trong thời gian từ tháng 6/2011 đến tháng 4/2012, NBM N. longispinosus xuất hiện với mức độ từ 26-50%, tần suất hiện 43,5%, số lá có nhện trên tổng số lá điều tra 87/200. Trên các các cây họ bầu bí (bí đao, bí ngô, dưa chuột) và đậu bắp trong thời gian từ tháng 3/2011 đến 12/2012 chúng đều xuất hiện ở mức độ 26-50%, tần suất xuất hiện trên cây bí đao là 43,3%, bí ngô là 33,7%, dưa chuột là 49,3% và đậu bắp là 29,3%, số lá có NBM/số lá điều tra trên cây bí đao là130/300, bí ngô là 101/300, dưa chuột là 148/300 và đậu bắp là 148/300 (Nguyễn Thị Phương Thảo & cs., 2014 ). Thời gian phát dục của NBM N. longispinosus nuôi trên nhện đỏ hai chấm T. urticae,
ởnhiệt độ 25, 30 và 35 oC có thời gian pha trứng là 2,37; 1,85 và 1,64 ngày; nhện non tuổi 1 là 0,74; 0,76 và 0,33 ngày, nhện non tuổi 2 là 1,27; 1,09 và 0,82 ngày và nhện non tuổi 3 là 1,31; 1,32 và 0,99 ngày (Nguyễn Thị Phương Thảo & Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013). Ở 27,54 và 29,06 oC, NBM N. longispinosus có
14
thời gian phát dục pha trứng tương ứng là 1,84 và 1,49 ngày; nhện non tuổi 1 là 1,01 và 0,55 ngày, nhện non tuổi 2 đều là 0,90 ngày và nhện non tuổi 3 là 0,98 và 0,87 ngày (Mai Văn Hào, 2010). Ở nhiệt độ 25, 30 và 35 oC, con cái loài N.
longispinosus có thời gian trước đẻ trứng lần lượt là 2,25; 0,86 và 0,45 ngày, thời
gian đẻ trứng lần lượt là 16,1; 13,7 và 10,2 ngày, thời gian sau đẻ trứng lần lượt là 9,15; 8,25 và 6,95 ngày, thời gian vòng đời lần lượt là 5,69; 5,02 và 3,77 ngày, tuổi thọ của con cái lần lượt là 22,0; 19,15 và 17,82 ngày, số trứng của con cái lần lượt là 31,50; 35,60 và 30,10 quả (Nguyễn Thị Phương Thảo & Nguyễn Thị Hồng Vân, 2013). Ở nhiệt độ 27,54 và 29,06 oC, NBM N. longispinosus có thời gian trước đẻ trứng là 2,03 và 1,61 ngày, thời gian vòng đời là 6,77 và 5,42 ngày và đời là 22,49 và 21,87 ngày (Mai Văn Hào, 2010).
Loài N. californicus (McGregor) (Acari: Phytoseiidae) được nuôi thương
mại phổ biến trên thế giới, nhưng trong nước có khá ít nghiên cứu về loài nhện bắt mồi này. Tác giả Trần Thị Thuần & cs., 2019 đã công bố nghiên cứu: Ảnh hưởng của ẩm độ đến sự gia tăng quần thể nhện bắt mồi Neoseiulus californicus.
Cho đến nay ở nước ta chỉ có duy nhất một báo cáo khoa học của Nguyễn Đức Tùng & Đào Thùy Linh (2019) nghiên cứu về loài nhện bắt mồi A.
largoensis. Nguyễn Đức Tùng & Đào Thùy Linh (2019) cho biết Nhện bắt mồi
A. largoensis là một loài thiên địch của bọ trĩ được phát hiện khá phổ biến trên
một số cây rau tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Để hiểu rõ hơn về loài nhện bắt mồi này, đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của hai loại thức ăn: bọ trĩ Frankliniella occidentalis (Pergande) (vật mồi tự nhiên) và phấn hoa Typha
latifolia L. (một loại thức ăn thường dùng trong nhân nuôi nhện bắt mồi đa thực)
đến thời gian phát dục, sức sinh sản và sức tăng quần thể của chúng ở
hai mức nhiệt độ 20oC và 25oC. Kết quả cho thấy thời gian phát dục trước trưởng thành của nhện bắt mồi A. largoensis nuôi bằng phấn hoa ở cả hai mức nhiệt độ đều ngắn hơn so với nuôi bằng bọ trĩ, mặt khác khi ăn cùng một loại
thức ăn thì chỉ tiêu này của nhện nuôi ở 25oC ngắn hơn so với ở 20oC. Ở cùng một mức nhiệt độ tổng số lượng trứng đẻ của nhện cái khi ăn hai loại thức ăn không có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên chỉ tiêu này của nhện bắt mồi nuôi ở 25oC cao hơn so với ở 20oC. Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện bắt mồi A. largoensis
nuôi bằng phấn hoa (0,200) và bọ trĩ (0,195) ở 25oC cao hơn rõ rệt so với khi nuôi ở 20oC với phấn hoa (0,113) và bọ trĩ (0,118). Từ các kết quả trên cho thấy phấn hoa T. latifolia có thể sử dụng trong việc nhân nuôi nhện bắt mồi A.
largoensis trong phòng và nhiệt độ thích hợp để nhân nuôi loài nhện này là 25oC.
15