Tác dụng của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học TNXH

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 33 - 34)

Nhìn vào bảng kết quả cho ta thấy có 80% ý kiến GV cho rằng trò chơi học tập rất có tác dụng hình thành không khí vui vẻ, hứng thú trong giờ học cho HS và 30% ý kiến GV cũng cho rằng việc sử dụng trò chơi học tập rất có tác dụng trong việc tập trung sự chú ý của HS vào bài học. Trò chơi học tập giúp HS hiểu và khắc sâu kiến thức hơn, rèn luyện trí nhớ của HS có 20% ý kiến GV cho rằng rất có tác dụng và 30% GV cho rằng trò chơi học tập rất có tác dụng hình thành xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với môn học.

Số lượng GV cho rằng trò chơi có tác dụng trong việc giúp HS hiểu và khắc sâu kiến thức hơn; phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp của HS là 60% và 50%. Tác dụng hình thành không khí vui vẻ, hứng thú trong giờ học được 20% GV lựa chọn có tác dụng và có 60% ý kiến GV cho rằng có tác dụng giúp hình thành xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với môn học. 50% là con số chỉ số lượng GV lựa chọn có tác dụng rèn luyện trí nhớ.

Tuy nhiên, số lượng ý kiến lựa chọn tác dụng “bình thường” của trò chơi học tập đối với việc giúp HS hiểu và khắc sâu kiến thức và rèn luyện trí nhớ của HS là 30%. Đặc biệt có 10% ý kiến GV cho rằng trò chơi học tập chỉ có tác dụng bình thường đối với việc hình thành xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với môn học và phát triển tư duy, kĩ năng giao tiếp cho HS. Không có ý kiến GV cho rằng việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn TNXH là không có tác dụng lắm và hoàn toàn không có tác dụng.

Biểu đồ 2.1. Thái độ của HS khi tham gia trò chơi qua đánh giá của GV

Qua quan sát của GV thì khi sử dụng trò chơi trong môn TNXH hầu hết các HS đều rất hào hứng chơi trò chơi và bàn luận làm cho không khí lớp học vui vẻ và sôi nổi hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số ít các em có thái độ bình thường (chiếm 10%) và 10% không nhiệt tình tham gia.Thế nhưng đó chỉ là phần thiểu số, đa phần HSTH đều yêu thích, hào hứng và tích cực khi tham gia trò chơi học tập.

2.2.1.5. Khó khăn khi thiết kế và tổ chức cho HS tham gia trò chơi học tập:

Khó khăn Số lượng Tỷ lệ

Không có đủ thời gian cho tiết học 4/10 40%

Tốn thời gian chuẩn bị 10/10 100%

Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học gặp khó khăn

7/10 70%

Học sinh không hứng thú 1/10 10%

Ý kiến khác 0/10 0%

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)