CHƯƠNG IV : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.7. Kết quả thực nghiệm:
4.7.1. Mô tả diễn biến các hoạt động dạy học thực nghiệm:
Trong suốt quá trình dạy học thực nghiệm, HS lớp 1A rất hứng thú và tập trung. Các em rất tự tin, mạnh dạng tham gia trò chơi học tập cũng như các hoạt động dạy học. Còn ở lớp đối chứng 1C với các phương pháp dạy tích cực nhưng không sử dụng trò chơi học tập thì cũng mang lại kết quả nhất định tuy nhiên được nửa thời gian tiết học thì HS có dấu hiệu lơ đãng, ít tập trung.
4.7.2. Xây dựng công cụ đo lường định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm: 4.7.2.1. Mức độ nhận thức khoa học của HS: 4.7.2.1. Mức độ nhận thức khoa học của HS:
Sau khi tiến hành thực nghiệm ở hai lớp 1A và 1C, để kiểm tra mức độ nhận thức khoa học của HS. Sau mỗi bài học, HS cả hai lớp được làm bài vào phiếu học tập. Hai phiếu có nội dung như nhau và đều liên quan đến kiến thức bài học. Kết quả thu được như sau:
Mức độ Lớp 1A thực nghiệm Lớp 1C đối chứng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lương Tỷ lệ (%)
Hoàn thành tốt 28/35 80% 21/36 58,3%
Hoàn thành 7/35 20% 10/36 27,8%
Bảng 4.2. Mức độ nhận thức khoa học của HS
Dựa vào kết quả thu được ở bảng trên, 100% HS ở lớp thực nghiệm đều hoàn thành phiếu học tập, trong đó có 80% hoàn thành tốt và 20% ở mức hoàn thành. Hơn nữa, qua quá trình quan sát trong giờ giảng dạy nhận thấy HS phát biểu bài sôi nổi và hứng thú với học tập. Còn ở lớp đối chứng, chiếm tỉ lệ 58.3% là số lượng HS hoàn thành tốt bài tập và ít hơn lớp thực nghiệm 7 HS. Ở lớp thực nghiệm không có HS chưa hoàn thành phiếu học tập, còn ở lớp đối chứng có 5/36 HS chưa hoàn thành chiếm 13.9%. Như vậy, mức độ HS hoàn thành phiếu học tập của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.
Biểu đồ 4.1. Mức độ nhận thức khoa học của lớp 1A và 1C
4.7.2.2. Mức độ hứng thú của HS khi được tham gia trò chơi học tập
Sau khi tham gia trò chơi, khi được hỏi “Các em có thích được chơi trò chơi trong các tiết học TNXH không?” thu được kết quả như sau:
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp 1A Lớp 1C
Biểu đồ 4.2. Mức độ hứng thú của HS sau khi tham gia trò chơi học tập
Khoảng 89% ý kiến HS trả lời rất thích và 11% trả lời thích chơi trò chơi trong các giờ học. Đối với lứa tuổi tiểu học thì việc truyền đạt kiến thức cho các em thông qua hệ thống kênh hình, hình thức trò chơi là một phương pháp học tập hiệu quả. Ngoài ra, khi được chơi trò chơi các em sẽ cảm thấy hứng thú, có niềm yêu thích môn học. Từ đó các em sẽ dễ dàng khắc sâu kiến thức và giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Kết quả số liệu chứng minh rằng ở lớp thực nghiệm, HS tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài và nắm kiến thức vững hơn lớp đối chứng. Thông qua trò chơi học tập, HS rèn luyện các thao tác tư duy, tính trách nhiệm, sự cố gắng và tự tin sau khi kết thúc trò chơi. Từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng hứng thú cũng như nhược điểm của bản thân. Việc chơi trò chơi trong giờ học đem lại lợi ích thiết thực góp phần tạo không khí hào hứng, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí HS lứa tuổi TH, thúc đẩy tính tích cực hoạt động sáng tạo giúp giờ học diễn ra nhẹ nhàng. Hơn nữa, việc sử dụng các trò chơi được thiết kế khoa học góp phần tạo sự kích thích, say mê học tập của các em với các hình ảnh, âm thanh phong phú, đa dạng.
Tóm lại, việc sử dụng trò chơi học tập có vai trò quan trọng trong việc tạo ra
sự hứng thú đối với học tập của HS, từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn TNXH lớp 1, hình thành và phát triển năng lực nhận thức khoa học cho các em. Đồng thời, khi thiết kế thì GV cần lựa chọn nội dung phù hợp, mục đích sử dụng của trò chơi để kích thích hứng thú học tập của HS.
4.8. Kết luận chương IV:
Đề tài đã tiến hành thực nghiệm ở hai lớp 1 của trường TH Bình Tân Phú, tỉnh Quảng Ngãi để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc sử dụng trò chơi học tập nhằm
89% 11% 0% Rất thích Thích Không thích
phát triển năng lực nhận thức khoa học thông qua môn TNXH lớp 1. Thông qua thực nghiệm, có thể thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi học tập đối với việc tăng hứng thú bài học cho HS, giáo dục HS niềm yêu thích môn học, phát triển năng lực nhận thức khoa học cho các em.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ