Mức độ hứng thú của HS đối với trò chơi học tập môn TNXH

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 36)

Từ những con số trên số liệu, có thể thấy hầu hết ý kiến HS đều rất thích (chiếm 89%) và thích (chiếm 11%) trò chơi học tập môn TNXH. Điều này cũng dễ hiểu, vì trò chơi học tập là hình thức học tập phù hợp với đặc điềm tâm sinh lí của HSTH. Các em thích được tiếp thu kiến thức thông qua những hình ảnh sinh động, những câu chuyện, những hoạt động vui chơi hơn là chỉ học lý thuyết một cách nặng nề, nhàm chán.

2.2.3. Nhận xét:

Sau khi khảo sát GV, HS ở hai trường TH Bình Tân Phú và trường TH Thị trấn Châu Ổ, tôi nhận thấy trò chơi học tập là một hình thức quen thuộc trong việc dạy và học. Tuy nhiên, việc đưa trò chơi học tập vào dạy học phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS thì vẫn chưa được tổ chức thường xuyên trong các tiết học TNXH. Qua khảo sát, tôi nhận thấy hầu hết GV đều gặp các khó khăn trong quá trình thiết kế và tổ chức cho HS tham gia trò chơi học tập:

- Tốn thời gian chuẩn bị.

- Lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học gặp khó khăn.

- Thiết kế trò chơi đòi hỏi kĩ thuật cao, khó sử dụng các phần mềm để trò chơi đa dạng và không bị lặp lại.

Phần lớn GV khi được hỏi về sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS đều chỉ nằm ở mức độ có hiểu biết nhưng chưa thực hiện tốt vì một phần là chương trình môn TNXH đổi mới và một phần là điều kiện khó khăn. Đối với HS, hầu hết HS đều yêu thích môn TNXH và thích được chơi trò chơi trong tiết học. Qua kết quả thăm dò ý kiến GV và HS, nhận thấy cần một nguồn tài liệu trò chơi học tập đáp ứng được các mong muốn của HS cũng như khắc phục được các khó khăn của GV.

2.3. Kết luận chương II:

Đề tài đã tiến hành khảo sát GV và HS ở hai trường TH Bình Tân Phú và trường TH Thị trấn Châu Ổ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, rút ra được những nhận xét, cơ sở để làm tiền đề cho việc thiết kế các trò chơi học tập trong môn TNXH nhằm phát riển năng lực nhận thức khoa học cho HS lớp 1 ở chương III.

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN THỨC KHOA HỌC CHO HỌC SINH

THÔNG QUA MÔN TNXH LỚP 1

3.1. Cơ sở thiết kế trò chơi học tập trong dạy học TNXH lớp 1 nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh:

Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học và dựa vào nội dung chương trình môn TN&XH lớp 1, tôi nghiên cứu và đưa ra hai nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập trong dạy học TNXH lớp 1 như sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình TNXH lớp 1:

- Môn TNXH là một môn học không kém phần quan trọng , giúp HS chiếm lĩnh tri

thức cơ bản ban đầu về thế giới xung quanh, con người, sức khỏe,…Đồng thời, thông qua môn học này, HS được hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết. Vì vậy, khi thiết kế trò chơi học tâp phải chú ý đến mục tiêu và nội dung môn học.

- Thứ hai là không phải bài học nào cũng có thể áp dụng trò chơi, đặc biệt là các bài

trong nhóm dạng bài về thiên thể áp dụng rất khó. Khi thiết kế trò chơi cần xác định cụ thể hệ thống trò chơi nào phục vụ cho dạng bài gì ở hoạt động nào của bài dạy khởi động trước khi học, hình thành kiến thức mới hay củng cố, ôn tập kiến thức.

3.1.2. Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HSTH:

Thứ nhất là đặt tên trò chơi phải hấp dẫn gây sự chú ý của học sinh ngay từ đầu, phải thể hiện được nội dung trò chơi, tên không được quá dài. Ví dụ : đố bạn?, Kể nhanh kể đúng, Gọi hình đáp tiếng, Xì điện,…

Chơi là một nhu cầu tự nhiên mà theo Xamarucôva - nhà tâm lí học Nga nói về trò chơi trẻ em như sau: “ Trò chơi trẻ em không mang tính trách nhiệm. Nó là một biểu hiện mang tính tự do, tự lực, tự hoạt động của chúng. Trong trò chơi, đứa trẻ không phụ thuộc vào nhu cầu thực hành, đứa trẻ chơi xuất phát từ những nhu cầu và hứng thú trực tiếp của bản thân” nhưng trò chơi học tập luôn phải tuân theo nguyên tắc thứ hai thể hiện được tính thi đua giữa các cá nhân, giữa các nhóm để tạo ra không khí thi đua hào hứng đem lại hiệu quả cao giúp phát triển những kĩ năng cần thiết cho học sinh: tính hợp tác, kiên trì, nổ lực...,

Thứ ba, chơi dù để học hay chỉ với mục đích chơi đều phải có tính kỉ luật, cách thức chơi cụ thể, riêng biệt của mỗi trò chơi. Người ta gọi đó là luật chơi. Luật chơi khiến cho trò chơi hấp dẫn tạo ra sự bình đẳng giữa người chơi. Khi thiết kế, tôi đã chọn lọc và tìm ra các điểm chung của các trò chơi để tạo nên hệ thống. Ví dụ hệ thống trò chơi: Gọi hình đáp tiếng, Kể nhanh kể đúng,...được gọi tắt thành trò nhận biết đối tượng

với cách thực hiện chơi là giáo viên sẽ chia lớp thành hai đội, các đội sẽ nêu tên các đối tượng sao cho phù hợp với những đặc điểm của đối tượng đó.

Nguyên tắc cuối cùng: Khi chơi học sinh mong đợi nhất đó là kết quả trò chơi vì vậy vấn đề đưa ra thang đánh giá trò chơi là rất quan trọng. Trò chơi học tập là một hoạt động mới mẻ, đầy sáng tạo. Nhiều trò chơi được sử dụng nhiều lần nhưng vẫn lôi cuốn người tham gia. Bởi lẽ, cả quá trình chơi và kết quả trò chơi là một tẩn số bất ngờ đối với tất cả người tham gia. Giáo viên cần có hình thức khen thưởng cho đội thắng, phạt nhẹ nhàng đội thua như thế nào có thể là cho các em múa theo lời bài hát. Như chúng ta đã biết không nên áp đặt cho học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập.

3.2. Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS thông qua môn TNXH lớp 1: học cho HS thông qua môn TNXH lớp 1:

Đi vào các hoạt động dạy học tôi hệ thống các trò chơi giúp học sinh tự hình thành kiến thức mới. Hệ thống trò chơi đó là: “Nhận biết đối tượng” gồm các trò: Trò chơi đố bạn con gì?, Ai biết nhiều hơn, Kể nhanh kể đúng, Gọi hình đáp tiếng, Xì điện...hay trò chơi Hoa nào đẹp, Thử tài, Giải câu đố, Tổ chức triểm lãm, Hái hoa dân chủ, Chọn quà tặng, Ô chữ kì diệu, Con vật bí mật….

Tuỳ vào từng dạng bài dạy và dựa trên hệ thống trò chơi xây dựng các giáo viên có thể sử dụng các trò chơi vào các bài dạy một cách có hiệu quả nhất.

3.3. Quy trình thiết kế trò chơi học tập và phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn TNXH lớp 1 nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho dạy học môn TNXH lớp 1 nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS:

3.3.1. Quy trình thiết kế trò chơi học tập:

Bước 1. Chuẩn bị trò chơi:

- Nghiên cứu tài liệu: GV cần nghiên cứu chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, tham khảo các nguồn tài liệu sách giáo khoa, sách GV, báo, tạp chí… để định hướng trước trò chơi học tập này sẽ phục vụ cho nội dung nào trong bài, tìm hiểu được cách thức tổ chức trò chơi nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh; từ đó giúp trò chơi đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Tìm hiểu kiến thức, kinh nghiệm của HS: GV cần tìm hiểu HS đã học và tích lũy được những mảng kiến thức nào, yếu ở nội dung kiến thức nào, hoặc cần nâng cao, mở rộng kiến thức nào; từ đó lựa chọn trò chơi phù hợp với mức độ nhận thức của các em.

- Nghiên cứu thực tế: GV cần biết rõ những điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, của lớp học, không gian tổ chức trò chơi học tập, những đồ dùng học tập sẵn có hoặc tự làm ra các vật dụng cần thiết phục vụ cho việc tổ chức trò chơi.

- Sau khi đã chuẩn bị trò chơi, GV phải lựa chọn một trò chơi để tổ chức cho HS. Việc lựa chọn trò chơi học tập phải đáp ứng mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học, giúp HS lĩnh hội nội dung kiến thức bài học, tạo hứng thú giúp các em tích cực tham gia xây dựng bài và khắc sâu kiến thức; lựa chọn trò chơi cũng phải phù hợp với dung lượng kiến thức bài học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức với HS.

- Xác định mục tiêu của trò chơi đã chọn, cần trả lời được câu hỏi: Chơi trò chơi này để làm gì? HS học được gì qua trò chơi này? Thông qua trò chơi, HS rèn luyện được những kĩ năng gì? Phát triển những năng lực nào?...

- Xác định thời điểm tổ chức trò chơi: Tùy vào mục đích của trò chơi và điều kiện thực tế để lựa chọn các thời điểm thích hợp tổ chức trò chơi.

Bước 3. Thiết kế và tổ chức trò chơi:

- Cấu trúc của một trò chơi. Thông thường, cấu trúc của một trò chơi học tập trong dạy học môn TNXH lớp 1 gồm những phần như sau:

+ Tên trò chơi và mục tiêu của trò chơi;

+ Đồ dùng, vật dụng để đáp ứng đầy đủ cho việc tổ chức trò chơi; + Số người tham gia chơi (chỉ rõ số người tham gia vào trò chơi);

+ Nêu cách chơi, luật chơi (chỉ rõ quy tắc của hành động chơi, quy định hành động chơi được thiết kế trong thời gian chơi);

+ Phương pháp đánh giá và quy định thưởng - phạt. - Cách tổ chức trò chơi:

+ Giới thiệu trò chơi (nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi);

+ Có thể cho HS chơi thử, qua đó nhắc lại luật chơi;

+ Tiến hành chơi (khi HS tham gia chơi, GV quan sát, cổ vũ, động viên, khích lệ HS; tuy nhiên, GV chỉ hỗ trợ khi cần thiết còn tất cả quá trình chơi phải để HS tự trải nghiệm và rút ra những bài học cho riêng mình);

+ Nhận xét kết quả chơi (GV chú ý quan sát để nhận xét thái độ của HS tham gia chơi, GV có thể nêu thêm những tri thức được cung cấp qua trò chơi, những sai sót cần khắc phục và sửa chữa);

+ Đánh giá và thưởng - phạt rõ ràng, đúng luật, công bằng, sao cho HS chấp nhận, thoải mái, tự giác thực hiện, giúp trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú trong học tập (GV cần chọn những hình phạt đơn giản, vui tươi, không gây áp lực, nguy hiểm để trò chơi phát huy được hiệu quả, đảm bảo an toàn tuyệt đối).

3.3.2. Một số phần mềm hỗ trợ thiết kế trò chơi học tập:

Ngoài việc thiết kế, chuẩn bị đồ dùng để tổ chức trò chơi cho HS thì hiện nay trò chơi được thiết kế nhờ các phần mềm được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú cho HS và tập trung được sự chú ý của các em nhờ vào hình

ảnh, âm thanh sống động. Dưới đây là một số phần mềm hỗ trợ thiết kế trò chơi được sử dụng nhiều:

3.3.2.1. Phần mềm Microsoft Powerpoint:

Microsoft PowerPoint (gọi tắt là PowerPoint) là một phần mềm trình chiếu do hãng Microsoft phát triển. PowerPoint là một phần của gói ứng dụng văn phòng Microsoft Office. Nó có thể cài đặt và sử dụng được trên cả máy tính dùng hệ điều hành Windows lẫn Mac OS X. Bản dùng cho hệ điều hành Windows còn có thể dùng cho cả các máy tính với hệ điều hành Linux nhờ lớp tương thích Wine.

Khi thiết kế trò chơi trên phần mềm Powerpoint, người GV cần có một số kĩ năng về Powerpoint nâng cao như: Tạo chuyển động trong PowerPoint với Trigger, Cách sử dụng Hyperlink (siêu liên kết) trong PowerPoint, Chèn âm thanh, hình ảnh sinh động cho trò chơi,…

Giao diện chính của phần mềm:

Hình 3.1. Giao diện chính của phần mềm

Hình 3.2. Một số trò chơi được thiết kế trên Powerpoint

3.3.2.2. Phần mềm Violet:

Giáo viên có thể ứng dụng phần mềm ViOLET vào trong thiết kế tiết giảng, trò chơi học tập. Với phần mềm ViOLET giáo viên có thể:

- Dễ dàng chèn nội dung, sơ đồ, bảng biểu có nhiều màu sắc, hiệu ứng đa dạng.

- Dễ dàng chèn những hình ảnh những con vật, đồ vật, khám phá môi trường xung

quanh…, video vào bài giảng, đặc biệt các hình ảnh, video này được tìm thấy rất nhiều trên thư viện trực tuyến của ViOLET.

- Có thể thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên giao diện các trò chơi thu hút như:

Rùa và Thỏ, Ném ống bơ, Đánh cá, Thạch sanh…với nhiều loại câu hỏi khác nhau phù hợp với trẻ điếc được tương tác như: Câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng sau, câu hỏi kéo thả, ghép tranh, điền khuyết…

- Sử dụng các game giáo dục hấp dẫn kiểu ViOlympic và IOE để thiết kế thu hút

sự chú ý của trẻ điếc như các trò chơi: Cóc vàng tài ba, Tìm cặp giốn nhau, Sắp xếp, Đua xe… qua các trò chơi này trẻ phải trả lời các câu hỏi theo nội dung và ý đồ thiết kế của giáo viên.

- Giáo viên có thể đóng gói bài giảng đưa lên các hệ thống quản lý học tập để học

tập trực tuyến, điều này giúp phụ huynh có thể biết được con học những gì và hướng dẫn con cùng học ở nhà.

Hình 3.3. Một số trò chơi được thiết kế trên phần mềm Violet.

3.3.2.3. Phần mềm Educandy:

Educandy là phần mềm tạo trò chơi 8 trong 1 nghĩa là trong phần mềm này có sẵn 8 loại trò chơi và người thiết kế chỉ cần tạo 1 bộ câu hỏi sẽ có ngay 8 trò chơi.

Phần mềm này được phát hành năm 2018, người dùng cần đăng kí tài khoản để sử dụng phần mềm. Phần mềm có thể sử dụng trên máy tính, thiết bị di động.

Một số hình ảnh về phần mềm: + 8 trò chơi có sẵn trong phần mềm:

Hình 3.4. trò chơi có sẵn trong phần mềm:

3.3.2.4. Phần mềm Quizziz:

Quizizz không chỉ là kho trò chơi trắc nghiệm thú vị từ cộng đồng mà còn là công cụ để bạn tạo các câu hỏi trắc nghiệm và sử dụng trong giảng dạy cũng như học tập. Quizizz app thúc đẩy quá trình học tập của học sinh đồng thời là công cụ tạo bài thi trắc nghiệm nhanh, trực quan cho giáo viên hay các bậc phụ huynh.

Quizizz app được lựa chọn và tin dùng bởi hơn 20 triệu giáo viên, học sinh và phụ huynh trên toàn thế giới. Bạn có thể chọn từ hàng triệu trò chơi giải đố trắc nghiệm miễn phí thuộc nhiều lĩnh vực như toán, tiếng Anh, khoa học, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ… Bất cứ ai cũng sẽ tìm thấy chủ đề mà mình quan tâm trong cộng đồng này! Sử dụng game giải đố dạng trắc nghiệm để cả lớp chơi cùng nhau hoặc chỉ định bài tập về nhà cho từng hoạt động.

Giao diện chính:

Hình 3.6. Gia diện chính phần mềm Quizizz

3.3.3. Thiết kế một số trò chơi trong dạy học môn TNXH lớp 1 nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS: lực nhận thức khoa học cho HS:

3.3.3.1. Trò chơi “Đố bạn”

- Áp dụng vào bài: Ngôi nhà của em

- Thời gian: 5 phút

- Yêu cầu cần đạt được áp dụng với trò chơi: HS nhận biết, nêu được đặc điểm, kể

đúng và kể nhanh các loại nhà ở.

- Hình thức tổ chức: Theo nhóm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)