3.3.3. Thiết kế một số trò chơi trong dạy học môn TNXH lớp 1 nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS: lực nhận thức khoa học cho HS:
3.3.3.1. Trò chơi “Đố bạn”
- Áp dụng vào bài: Ngôi nhà của em
- Thời gian: 5 phút
- Yêu cầu cần đạt được áp dụng với trò chơi: HS nhận biết, nêu được đặc điểm, kể
đúng và kể nhanh các loại nhà ở.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Cách tiến hành:
+ GV phổ biến luật chơi: GV chiếu các hình ảnh về nhà ở lên màn hình, chia lớp thành 2 đội. Hai đội cử đại diện lên oẳn tù tì xem đội nào chơi trước. Đội đầu tiên sẽ hô: “Đố bạn, đố bạn”, đội còn lại đáp “Đố gì, đố gì”, đội đầu tiên sẽ đưa ra câu đố về hình ảnh ngôi nhà. Ví dụ: “Đố bạn hình số 3 là loại nhà gì?”. Trò chơi diễn ra luân phiên trong thời gian 3 phút. Đội nào có nhiều đáp án chính xác hơn sẽ chiến thắng.
+ Tiến hành tổ chức cho HS chơi.
+ Kết thúc trò chơi, tuyên dương HS và chốt kiến thức mới cho HS.
Sau trò chơi, HS sẽ hình thành và phát triển năng lực nhận thức khoa học, đạt được mục tiêu của bài học cũng như mục tiêu của trò chơi qua những biểu hiện: Nhận biết, kể tên các loại nhà ở thông qua nhận diện đặc điểm bằng hình ảnh kết hợp với vốn hiểu biết.
Từ đó, HS sẽ khắc sâu kiến thức nhờ hoạt động khám phá kiến thức của mình.
3.3.3.2. Trò chơi “Ô cửa bí mật”
- Áp dụng vào bài: Đồ dùng trong nhà
- Thời gian: 5 phút
- Yêu cầu cần đạt được áp dụng đối với trò chơi: HS nhận biết được tính chất, đặc
điểm, công dụng của một số đồ dùng trong nhà.
- Hình thức tổ chức: chơi cá nhân
- Chuẩn bị: trò chơi được thiết kế trên powerpoint.
- Cách tiến hành:
+ GV phổ biến luật chơi: Trên màn hình là các ô cửa, dưới ô cửa là 1 hình ảnh bí mật, để biết hình ảnh đó là gì thì chúng ta phải mở từng ô cửa tưng ứng với việc trả lời đúng các câu đố của ô cửa.
+ GV tiến hành cho HS chơi trò chơi. + Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương.
Sau trò chơi, HS sẽ nhận biết được tính chất, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong nhà. Phân loại được các đồ dùng theo đặc điểm, tính chất, công dụng, trình bày bằng ngôn ngữ nói và vốn sống của bản thân.
3.3.3.3. Trò chơi “Ước mơ của em”
- Áp dụng vào bài: Con người nơi em sống
- Thời gian: 10 phút
- Yêu cầu cần đạt áp dụng đối với trò chơi: HS kể được về một số nghề nghiệp và
nêu cảm xúc của bản thân về các nghề nghiệp trong cuộc sống.
- Chuẩn bị: các hình ảnh về các nghề nghiệp, một số dồ dùng như áo bác sĩ, tạp dề, caravat,….
- Cách tiến hành:
+ GV phổ biến luật chơi: Mỗi bạn sẽ nói về ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của mình cho các bạn cùng nghe. Cả lớp sẽ bình chọn cho bạn nào nói về ước mơ của mình hay nhất.
+ HS tổ chức cho HS chơi.
+ Kết thức trò chơi, tuyên dương HS.
Sau trò chơi, HS phát triển năng lực nhận thức khoa học qua các biểu hiện: - Nhận biết, kể tên, phát biểu về các nghề nghiệp mình mơ ước bằng ngôn ngữ nói. - Phân tích đặc điểm của nghề nghiệp bằng các đồ dùng minh họa.
- Trình bày các thông tin về nghề nghiệp, kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa.
3.3.3.4. Trò chơi “Tín hiệu giao thông”
- Áp dụng vào bài: An toàn trên đường
- Thời gian: 10 phút
- Yêu cầu cần đạt áp dụng đối với trò chơi: HS nhận biết được tín hiệu đèn giao
thông và một số biển báo giao thông.
- Hình thức tổ chức: theo nhóm
- Chuẩn bị: một số biển báo, tín hiệu đèn, các bảng có hình xe đạp, xe máy, người
đi bộ, xe ô tô.
- Cách tiến hành:
+ GV phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm sẽ lên thực hiện đóng vai tình huống của mình với các vai trò: người đi xe đạp, xe máy, ô tô, đi bộ, tín hiệu đèn giao thông, biển báo. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì các em sẽ thực hiện theo đúng vai trò của mình. Nhóm nào vi phạm an toàn giao thông sẽ thua cuộc và hát một bài hát hoặc đọc bài thơ về an toàn giao thông.
+ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. + Kết thúc trò chơi, tuyên dương HS.
Sau trò chơi, nhờ vào sự hứng thú, tập trung HS tự khám phá kiến thức và phát triển năng lực nhận thức khoa học: Nhận biết đặc điểm, công dụng của các loại biển báo, tín hiệu giao thông. Trực tiếp hóa thân mình vào tình huống cụ thể từ đó nhận thức được việc làm đúng đắn khi tham gia giao thông.
3.3.3.5. Trò chơi “Giúp thỏ về nhà”
- Áp dụng vào bài: Cây xung quanh em
- Yêu cầu cần đạt áp dụng đối với trò chơi: HS nhận thức và nêu được các dặc điểm, công dụng của một số loài cây xung quanh mình.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Chuẩn bị: Trò chơi trên powerpoint.
- Cách tiến hành:
+ GV phổ biến luật chơi: GV kể câu chuyện bạn thỏ vì ham chơi nên bị lạc đường, chúng ta phải giúp bạn thỏ vượt qua các chướng ngại vật để về nhà. Trả lời đúng một câu đố thì bạn thỏ sẽ vượt qua được chướng ngại vật.
+ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. + GV tổng kết, tuyên dương.
HS được tham gia vào một trò chơi có ý nghĩa nhân văn, biết được là mình đang giúp đỡ bạn nên mức độ hứng thú tăng lên. Qua trò chơi, HS phát triển năng lực nhận thức khoa học, cụ thể: Nhận thức đặc điểm, nêu tên, công dụng của các loại cây xung quanh bằng vốn hiểu biết của bản thân thông qua ngôn ngữ nói và thông qua nghe bạn mình chia sẻ.
3.3.3.6. Trò chơi: “Cảm xúc của bạn”
- Áp dụng vào bài: Công việc trong cộng đồng
- Thời gian: 5 phút
- Yêu cầu cần đạt áp dụng đối với trò chơi: HS bày tỏ được ý kiến, cảm xúc của
bản thân về một số việc làm đóng góp cho cộng đồng và lợi ích của những việc làm đó.
- Hình thức tổ chức: nhóm đôi
- Chuẩn bị: các hình ảnh minh họa về các việc làm có ích và không có ích cho cộng
đồng.
- Cách tiến hành:
+ GV phổ biến luật chơi: Trên màn hình lần lượt là các hình ảnh về các công việc trong cộng đồng. Khi hình ảnh được chiếu lên, các nhóm sẽ có thời gian 10 giây thảo luận để cho kết quả đồng tình hay không đồng tình với việc làm đó bằng cách giơ bảng mặt cười, mặt khóc. Đội nào chó nhiều đáp án đúng hơn, đội đó sẽ giành chiến thắng.
+ GV tổ chức chơi trò chơi. + GV tổng kết, tuyên dương.
Tró chơi giúp HS nhận thức về những việc làm đóng góp cho cộng đồng, cụ thể: Nhận biết được việc làm đúng, việc làm sai qua hình ảnh và trình bày qua lời nói.
3.3.3.7. Trò chơi: “Giác quan đáng yêu”
- Thời gian: 5 phút
- Yêu cầu cần đạt áp dụng đối với trò chơi: HS nhận thức được chức năng của các
giác quan mắt, mũi, tai, lưỡi và da.
- Hình thức: theo nhóm
- Chuẩn bị: các thẻ ảnh hình mắt, mũi, tai, lưỡi, da và các hình ảnh minh họa chức
năng của các giác quan đó.
- Cách tiến hành:
+ GV phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, khi cô chiếu hình ảnh hoạt động lên màn hình, các bạn quan sát và thảo luận trong thời gian 5 giây để đưa ra kết quả bằng cách dán thẻ ảnh vào bên dưới hình ảnh trong bảng nhóm. Kết thúc trò chơi, các nhóm sẽ chia sẻ kết quả của nhóm mình. Nhóm nào có nhiều đáp án chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.
+ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. + GV tổng kết, tuyên dương.
Trò chơi là sự kết hợp của kĩ năng phân tích và làm việc nhóm, đây là hình thức giúp HS phát triển năng lực nhận thức khoa học tối ưu qua vốn sống của mình và của bạn trong nhóm. HS nhận biết được chức năng của các giác quan thông qua hình ảnh.
3.3.3.8. Trò chơi: “Giúp mẹ đi chợ”
- Áp dụng vào bài: Chăm sóc cơ thể khỏe mạnh
- Yêu cầu cần đạt áp dụng đối với trò chơi: Nhận biết được các loại đồ ăn, thực
phẩm tốt cho sức khỏe trong các bữa ăn hằng ngày.
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức tổ chức: nhóm
- Chuẩn bị: các thẻ ảnh thực phẩm: rau củ, thịt, sữa, trứng, cá, kẹo, trà sữa,…
- Cách tiến hành:
+ GV phổ biến luật chơi: Hai đội chơi sẽ đồng thời cùng đi chợ, xếp thành 1 hàng dọc, lần lượt từng bạn bước vào gian hàng và chọn cho mình một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe dán lên bảng. Cứ như vậy trong thời gian 2 phút đội nào có nhiều đáp án chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.
+ GV tổ chức chơi trò chơi. + GV tổng kết, tuyên dương.
Trò chơi nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS cụ thể: Nhận biết được các loại thức phẩm trong tự nhiên qua hiểu biết về bữa ăn hằng ngày, nêu được đặc điểm, công dụng của một số thực phẩm.
3.4. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học TNXH nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS: phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS:
Khi sử dụng bất kì phương pháp dạy học gì cần chú ý các yêu cầu của phương pháp đó mà lưu ý khi sử dụng. Khi sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS lớp 1, giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Với những đặc điểm hiếu động và ghi nhớ của học sinh Tiểu học, đầu tiên trò chơi phải dễ chơi có luật chơi rõ ràng, dễ hiểu.
- Thứ hai, trò chơi phải gắn liền với mục tiêu - nội dung cho từng bài học: Bất kì bài học nào cũng có mục tiêu đề ra kết hợp với nội dung kiến thức truyền đạt. Tùy vào mục tiêu, nội dung của từng bài mà giáo viên có sự lựa chọn cho phù hợp.
- Thứ ba, trò chơi phải phù hợp với năng lực của học sinh, thu hút được nhiều học sinh tham gia. Theo Usinxki, trò chơi đối với trẻ em là một hoạt động tự lực. Trẻ em hứng thú với trò chơi vì trong trò chơi có sự sáng tạo, trẻ là những người trưởng thành, đang thử sức lực của mình và tự tổ chức công việc của mình. Giáo viên là người tổ chức học tập cho học sinh. Chúng ta cần tôn trọng ý kiến các em, cần tìm hiểu hứng thú của các em với trò chơi gì ở mức độ nào, nó tác động đến việc học ra sao?
- Thứ tư, trò chơi phải đảm bảo tính giáo dục thẩm mĩ: Chúng ta dạy học sinh không chỉ về thế giới tự nhiên mà còn dạy học sinh làm người. Do đó, trò chơi còn phải góp phần giúp các em trở thành những người tốt, biết bảo vệ tự nhiên. Do đó khi áp dụng bất kì trò chơi nào có sử dụng phương tiện trực quan cần chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, rõ ràng, đẹp, thu hút học sinh chú ý.
- Cuối cùng, trò chơi phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm phù hợp với cơ sở vật chất của trường lớp. Đối với trẻ em, đồ chơi là phương tiện để chơi, đã chơi là phải có đồ chơi và thời gian một tiết học có qui định phù hợp với mục tiêu đề ra. Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu, cách tổ chức, các phương tiện trực quan cần chuẩn bị một cách chu đáo để khi lên lớp không mất thời gian, hạn chế tốn kém về vật chất. Phương pháp trò chơi cũng chỉ là một hình thức dạy học nên khi sử dụng phải đảm bảo thời gian cụ thể, trò chơi gì đáp ứng yêu cầu dạy học nào? Học sinh Tiểu học rất hiếu động, giáo viên phải có khả năng quản lí lớp, kĩ năng tổ chức trò chơi đảm bảo an toàn cho học sinh trong khi chơi là điều tất yếu.
3.5. Kết luận chương III:
Trong chương III, đề tài đã đưa ra những nguyên tắc thiết kế và đề xuất quy trình để thiết kế, sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh. Qua đó, đề tài cũng đưa ra ví dụ một số trò chơi học tập áp dụng vào các bài học cụ thể thuộc các chủ đề trong môn TNXH lớp 1. Từ một số trò chơi, tôi cũng rút ra được những lưu ý cần thiết khi thiết kế va sử dụng trò chơi học tập trong dạy học TNXH
CHƯƠNG IV: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Xuất phát từ mục đích của đề tài là đề xuất quy trình và thiết kế một số trò chơi học tập để từ đó phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học trong môn TNXH lớp 1. Từ kết quả khảo sát thực tế ở trường TH về việc sử dụng trò chơi học tập của GV hiện nay, tôi đã tiến hành thực nghiệm tính khả thi và hiệu quả đề tài mang lại.
Do không đủ điều kiện để thực nghiệm trên quy mô lớn nên đề tài chỉ tiến hành thực nghiệm 1 bài thuộc chủ đề Con người và Sức khỏe ở môn Khoa học lớp 5 để chứng minh cho kết quả nghiên cứu của đề tài.
4.1. Mục đích thực nghiệm:
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài “Phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh thông qua môn TNXH lớp 1”.
Cụ thể:
- Xác định vai trò của năng lực nhận thức khoa học trong quá trình dạy học môn
TNXH lớp 1.
- Xác định tính hiệu quả khi sử dụng kết hợp trò chơi học tập trong quá trình tổ chức
hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS.
4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm:
- Đánh giá thái độ, tinh thần học tập, năng lực nhận thức khoa học của học sinh trong
quá trình học tập môn TNXH lớp 1.
- Đối chiếu diễn biến của giờ học với kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học dự kiến.
Từ đó bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học soạn thảo.
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các hoạt động dạy học phát triển năng lực
nhận thức khoa học cho học sinh đã soạn thảo.
4.3. Địa bàn thực nghiệm:
Trường TH Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
4.4. Phương pháp tiến hành:
- Xây dựng nội dung và kế hoạch dạy học cụ thể để tiến hành thực nghiệm.
- Nhờ sự góp ý về nội dung kiến thức, hình thức tổ chức, những khó khăn, thuận lợi cơ bản khi thực hiện giảng dạy của cô tổ trưởng chuyên môn tổ 1 của trường Tiểu học Bình Tân Phú.
- Thực hiện giảng dạy theo phương pháp trò chơi đã được xây dựng ở lớp thực nghiệm và giảng dạy theo các phương pháp tích cực khác ở lớp đối chứng.
- Thực hiện khảo sát mức độ hứng thú và nhận thức khoa học của HS ở hai lớp.
4.5. Tổ chức thực nghiệm:
4.5.1. Chọn đối tượng thực nghiệm:
- Đề tài tiến hành thực nghiệm tại lớp 1A và 1C trường TH Bình Tân Phú. Lớp 1A là