CHƯƠNG IV : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.5. Tổ chức thực nghiệm:
4.5.1. Chọn đối tượng thực nghiệm:
- Đề tài tiến hành thực nghiệm tại lớp 1A và 1C trường TH Bình Tân Phú. Lớp 1A là lớp thực nghiệm và lớp 1C là lớp đối chứng.
- Tiêu chuẩn để lựa chọn các lớp thực nghiệm: Dựa vào học lực và khả năng nhận thức của HS (vì là HS lớp 1 nên tiêu chuẩn này tôi đã hỏi ý kiến trực tiếp của GVCN 2 lớp cũng như tổ trưởng chuyên môn tổ 1). Đây là yếu tố quyết định tính chính xác, khách quan của quá trình thực nghiệm. Trước khi tiến hành thực nghiệm, đề tài tiến hành điều tra, khảo sát trình độ HS ở 2 lớp được chọn bằng bài khảo sát vốn sống và kiến thức TNXH của các em. Kết quả thu được như sau:
Lớp Mức độ nhận thức
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Lớp 1A (35 HS) 21/35 60% 12/35 34,3% 2/35 5,7% Lớp 1C (36 HS) 20/36 55,6% 13/36 36,1% 3/36 8,3% Bảng 4.1. So sánh mức độ nhận thức của HS 2 lớp
Có thể thấy, mức độ nhận thức của HS ở hai lớp thực nghiệm khá tương đồng. HS chủ yếu ở mức độ hoàn thành tốt, một phần nhỏ HS chưa hoàn thành. Chính sự giống nhau đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh và đối chiếu.
4.5.2. Nội dung thực nghiệm:
Đề tài được tiến hành thực nghiệm giảng dạy Bài : Các giác quan của cơ thể thuộc chủ đề Con người và sức khỏe trong môn TNXH lớp 1 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống).
Ở lớp thực nghiệm, đề tài tiến hành dạy học kết hợp phương pháp trò chơi vào hoạt động khám phá cùng với các phương pháp dạy học khác. Trong đó, trò chơi được thiêt kế trên powerpoint. Việc sử dụng trò chơi giúp HS tự nhận thức khoa học một cách hứng thú, thoải mái, tự giác cao, HS được tự mình khám phá kiến thức cộng với những ý nghĩ tích cực nhằm hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho các em.
Còn ở lớp đối chứng, trong quá trình dạy đề tài chỉ sử dụng kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực mà không sử dụng phương pháp trò chơi ở hoạt động khám phá.
Như vậy, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở 2 lớp đối chứng và thực nghiệm là hoàn toàn khác nhau. Một lớp sử dụng trò chơi học tập với mục tiêu hình thành và phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS và lớp còn lại không sử dụng trò chơi học tập ở hoạt động khám phá. Qua đó có thể thu được kết quả chính xác về hiệu quả của trò chơi học tập khi được sử dụng ở hoạt động khám phá nhằm giúp HS phát triển năng lực nhận thức khoa học.
* Một số hoạt động chính trong kế hoạch dạy học (sử dụng kết hợp phương pháp trò chơi) ở lớp thực nghiệm:
Thời gian
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Khởi dộng:
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và dẫn dắt vào bài mới.
*Phương pháp dạy học: Vấn đáp
*Hình thức tổ chức: Cả lớp
*Cách tiến hành:
5 phút - GV cho HS nghe bài hát: “Năm
giác quan”.
- GV: Bài hát chúng ta vừa nghe
nói về gì?
- GV: Vậy giác quan là gì? Các
giác quan có chức năng gì?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu vào bài mới: Để
biết đáp án chính xác cho câu hỏi trên thì ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vào bài mới: “Các giác quan của cơ thể”
- GV ghi tên đề bài và mời HS
đọc tên đề bài.
- HS nghe bài hát.
- HS trả lời câu hỏi: năm giác quan
- HS trả lời theo hiểu biết.
- HS đọc tên đề bài.
2. Khám phá:
*Mục tiêu: Giúp HS biết được tên, vị trí và chức năng của 5 giác quan.
*Phương pháp dạy học: Trò chơi
*Hình thức tổ chức: Theo nhóm
15 phút - GV: Các con có thích chơi trò chơi không?
- GV: Bây giờ chúng ta sẽ cùng
nhau chơi trò chơi “Giác quan đáng yêu”
- GV phổ biến luật chơi: Chia lớp
thành 4 nhóm, khi cô chiếu hình ảnh hoạt động lên màn hình, các bạn quan sát và thảo luận trong thời gian 5 giây để đưa ra kết quả bằng cách dán thẻ ảnh các giác quan tương ứng vào bên dưới hình ảnh trong bảng nhóm. Kết thúc trò chơi, các nhóm sẽ chia sẻ kết quả của nhóm mình. Nhóm nào có nhiều đáp án chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.
- GV chia đội và đặt tên đội.
- GV tổ chức chơi trò chơi.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên
dương HS.
- GV kết luận:
+ Nhìn và ngửi để thấy hoa đẹp và ngửi được mùi thơm của hoa hồng: Mắt và mũi (Thị giác và Khứu giác).
+ Sờ vào lông của mèo để cảm nhận được lông mèo mềm, mượt: Da (Xúc giác).
+ Dùng lưỡi (Vị giác) để thưởng thức vị ngon của dưa dấu.
+ Dùng tai (Thính giác) để nghe tiếng chim hót.
- GV mời HS lên bảng chia sẻ lại
theo từng hình.
- HS: Có ạ!
- HS chọn tên đội
- HS tham gia trò chơi.
- HS chia sẻ.
- GV nhận xét, kết luận: Năm giác quan trên cơ thể là mắt, mũi, lưỡi, tai và da giúp bạn nhận biết môi trường xung quanh.
- Mời cả lớp đồng thanh kết luận.
3. Thực hành - Luyện tập:
*Mục tiêu: Giúp HS chỉ và nêu chính xác tên, công dụng của 5 giác quan. *Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm.
*Hình thức tổ chức: Theo nhóm *Cách tiến hành:
10 phút - GV mời HS lần lượt đứng trước
lớp chỉ và nêu tên các giác quan của cơ thể.
- GV nhận xét.
- GV mời HS thảo luận nhóm đôi
trong thời gian 2 phút để thực hành 1 bạn chỉ vào các giác quan trên cơ thể và bạn còn lại sẽ nêu tên và chức năng.
- GV mời một số nhóm lên trước
lớp thực hành.
- GV nhận xét, nhấn mạnh: Giác
quan dùng để cảm nhận độ cứng, mềm, nhiệt độ,… là da chứ không phải đầu ngón tay.
- HS thực hiện.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày, nhận xét.
4. Vận dụng
*Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết tình huống thực tế.
*Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề
*Hình thức tổ chức: Cá nhân
*Cách tiến hành:
5 phút - GV đưa tình huống: Bạn Thỏ
con vì mải chơi nên đã bị lạc đường. Để tìm được đường về nhà, bạn đã vượt qua được 4 chặng và còn chặng cuối nhưng bạn đang gặp khó khăn, chúng
ta hãy cùng nhau giúp Thỏ con hoàn thành chướng ngại vật để về nhà với mẹ nhé!
- GV: Chúng ta có hời gian 2
phút để hoàn thành và ghi kết quả vào bảng con. Bạn nào có kết quả chính xác và nhanh nhất sẽ là người giúp được bạn Thỏ về nhà.
- Câu hỏi chướng ngại vật: Em
dùng giác quan nào để nhận biết các đồ vật trong hình? (hình ảnh chiếu trên powerpoint) - GV: Bắt đầu! - GV nhận xét, tuyên dương. Củng cố, dặn dò: + GV nhận xét tiết học. + GV dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về các giác quan của cơ thể.
- HS thực hiện.
Chuẩn bị cho phần trò chơi:
Hình ảnh được chiếu trên màn hình:
Các thẻ ảnh giác quan cho 4 nhóm:
Hình 4.2. Các thẻ ảnh giác quan cho 4 nhóm