Phương pháp điều tra:

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc của đề tài:

2.1.4. Phương pháp điều tra:

- Sử dụng phương pháp điều tra bằng Anket với GV và HS ở các trường TH nói trên.

- Sử dụng phương pháp xử lí số liệu tính tỉ lệ phần trăm.

- Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin khi dự giờ của GV ở trường TH.

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm: phân tích, đánh giá phiếu học tập của HS.

Để biết được thực tế vận dụng kết hợp phương pháp trò chơi trong dạy học TNXH ở lớp 1 nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS hiện nay, tôi đã tiến hành điều tra, quan sát GV ở trường Tiểu học. Phần lớn GV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và tác dụng của trò chơi trong dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS. Với hơn 90% GV đều cho rằng vận dụng trò chơi trong dạy học giúp HS đỡ nhàm chán, giờ học nhẹ nhàng, nâng cao hiệu quả dạy học phát triển năng lực cho HS.

Trong khi đó một số GV vẫn nặng nề áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống, kĩ năng tổ chức trò chơi còn hạn chế, GV vẫn làm việc nhiều còn HS thụ động. Thêm vào đó, do tác động của điều kiện thời gian, cơ sở vật chất, đặc điểm HS cho nên việc áp dụng phương pháp trò chơi trong học tập còn chưa phổ biến và áp dụng chưa có hiệu quả. Tài liệu tham khảo về trò chơi học tập rất nhiều nhưng phần lớn trò chơi có sự lặp lại, chưa có tính hệ thống cụ thể. Sách GV hướng dẫn soạn kế hoạch bài giảng đưa ra rất ít, đơn điệu, một số trò chơi lại đưa ra yêu cầu chuẩn bị rất phức tạp cộng với đặc điểm hiếu động của HS gây ra hạn chế cho GV trong việc tổ chức trò chơi nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho HS trong môn TNXH lớp 1.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp trò chơi nhằm phát triển năng lực nhận thức khoa học cho học sinh qua môn tự nhiên và xã hội lớp 1 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)