Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân khi sử dụng dịch vụ BHYT tại bệnh viện đa khoa hoàng viết thắng – TP huế (Trang 32 - 34)

Tiêu chí Số người Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 87 45,8 Nữ 102 53,7 Độ tuổi Dưới 14 tuổi 9 4,7 Từ 14 – 19 tuổi 15 7,9 Từ 20 – 30 tuổi 42 22,1 Từ 30 – 40 tuổi 14 7,4 Từ 40 – 50 tuổi 36 18,9 Trên 50 tuổi 74 38,9 Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 33 17,4

Cán bộ 26 13,7

Buôn bán kinh doanh 26 13,7

Hưu trí 12 6,3 Khác 93 48,9 Trình độ văn hóa Tiểu học 0 0 Trung học cơ sở 12 6,3 Trung học phổ thông 39 20,5 Cao đẳng, trung cấp 90 47,4 Trên đại học, đại học 49 25,8

Thu nhập Dưới 3 triệu đồng 40 21,1 Từ 3 – 5 triệu đồng 107 56,3 Trên 5 – 10 triệu đồng 21 11,1 Trên 10 triệu đồng 4 2,1 Thời gian Dưới 6 tháng 17 8,9 Từ 6 tháng – dưới 1 năm 53 27,9 Từ 1 – 2 năm 54 28,4 Từ 2 năm trở lên 66 34,7

Cơ cấu giới tính của đối tượng khảo sát

Theo kết quả khảo sát thì tỷ lệ giới tính của bệnh nhân sử dụng dịch vụ BHYT tại BV ĐK HVT có sự khác biệt tương đối ít. Cụ thể trong 189 bệnh nhân có 87 nam (chiếm 45,8%), có 102 nữ (chiếm 53,7%).

Cơ cấu độ tuổi của đối tượng quan sát

Độ tuổi của bệnh nhân sử dụng dịch vụ BHYT tại bệnh viện ĐK HVT có sự đa dạng, trong đó số bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi. Cụ thể trong 190 bệnh nhân đã được khảo sát thì có đến 74 bệnh nhân trên 50 tuổi (chiếm 38,9%), 42 bệnh nhân trong độ tuổi từ 20 – 30 tuổi (22,1%), 36 bệnh nhân độ tuổi 40 – 50 tuổi (chiếm 18,9%), 15 bệnh nhân độ tuổi từ 14 – 19 tuổi (chiếm 7,9%), 14 bệnh nhân độ tuổi từ 30 – 40 tuổi (chiếm 7,4%), còn lại là bệnh nhân có độ tuổi dưới 14 tuổi với tỷ trọng khá thấp (chỉ chiếm 4,7%).

Cơ cấu nghề nghiệp của đối tượng quan sát

Theo kết quả nghiên cứu thì có sự khác biệt về nghề nghiệp giữa các bệnh nhân. Cụ thể trong 190 bệnh nhân thì có 33 bệnh nhân là học sinh, sinh viên (chiếm 17,4%), 26 bệnh nhân có nghề nghiệp buôn bán kinh doanh (chiếm 13,7%), 26bệnh nhân là cán bộ (chiếm 13,7%), 12 bệnh nhân là hưu trí (chiếm 6,3%), 48,9% còn lại là các bệnh nhân có nghề nghiệp khác (như lao động, công nhân, nội trợ,…). Có thể thấy rằng do các đối tượng như học sinh, sinh viên, cán bộ thường mua BHYT tại đơn vị đang học tập/ công tác nên không thể chủ động trong việc lựa chọn BV theo ý muốn. Điều này cũng lý giải tại sao trong tổng thể các bệnh nhân được khảo sát thì số lượng bệnh nhân sử dụng dịch vụ BHYT tại BV HVT có nghề nghiệp khác lại chiếm tỷ trọng khá cao.

Cơ cấu trình độ văn hóa của đối tượng quan sát

Kết quả khảo sát cho thấycó sự khác biệt đáng kể giữa các bệnh nhân được khảo sát về trình độ văn hóa. Cụ thể trong 190 bệnh nhân được khảo sát thì 90 bệnh nhân có trình độ cao đẳng, trung cấp (chiếm 47,4%), tiếp đến là trình độ trên đại học, đại học cũng có tỷ trọng khá cao với 49 bệnh nhân (chiếm 25,8%), 39 bệnh nhân có trình độ trung học phổ thông (chiếm 20,5%) và 12 bệnh nhân trình độ trung học cơ sở (chiếm 6,3%). Không có bệnh nhân nào trình độ tiểu học trong tổng số các bệnh nhân tham gia khảo sát.

Cơ cấu thu nhập trung bình của đối tượng quan sát

Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập trung bình hàng tháng của mỗi bệnh nhân có sự khác biệt khá lớn, phần lớn dao động từ dưới 3 – 5 triệu đồng. Trong đó, thu nhập từ 3 – 5 triệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (56,3%) với 107 bệnh nhân trong tổng số các bệnh nhân tham gia khảo sát. Tiếp đến là nhóm thu nhập dưới 3 triệu đồng với 40 bệnh nhân (chiếm 21,1%), nhóm thu nhập trên 5 – 10 triệu đồng với 21 bệnh nhân (chiếm 11,1%), nhóm thu nhập trên 10 triệu đồng với 4 bệnh nhân (chiếm 2,1%).

Cơ cấu thời gian sử dụng dịch vụ của đối tượng quan sát

Theo kết quả khảo sát thì phần lớn thời gian sử dụng dịch vụ BHYT của bệnh nhân tại BV ĐK HVT từ 2 năm trở lên. Cụ thể trong 190 bệnh nhân được khảo sát có 66 bệnh nhân có thời gian sử dụng từ 2 năm trở lên (chiếm 34,7%), 54 bệnh nhân sử dụng từ 1 – dưới 2 năm (chiếm 28,4%), 53 bệnh nhân sử dụng từ 6 tháng – dưới 1 năm (chiếm 27,9%), còn lại 8,9% bệnh nhân có thời gian sử dụng dưới 6 tháng.

2.4.2. Đánh giá sự hài lòng củ a bệ nh nhân khi sử dụ ng dị ch vụ BHYT thông qua các tiêu chí

2.4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đobằngCronbach–Alpha

Để phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhân tố và cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không, ta phải kiểm định về mức độ tin cậy thông qua việc sử dụng kiểm định bằng hệ số Cronbach – Anpha. Thang đo chỉ đảm bảo độ tin cậy khi hệ số Cronbach – Anpha lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3. Kết quả kiểm định cho các thang đo được trình bày sau đây:

- Yếu tốPhương tiện hữu hình (PTHH)được đo bằng 7 biến quan sát, từ PTHH1 đến PTHH7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân khi sử dụng dịch vụ BHYT tại bệnh viện đa khoa hoàng viết thắng – TP huế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)