Giá trị bình thường: 3,9-5,2 mmol/l
Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loại lipit máu nguyên phát hoặc thứ phát, xơ vữa động mạch, hội chứng thận hư.
Cholesterol giảm trong các trường hợp hấp thu kém, ung thư. - Xét nghiệm Triglycerid
Giá trị bình thường: 0,5-2,29mmol/l
Tăng trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loại lipit máu, hội chứng thận hư, bệnh béo phì.
Giảm trong các trường hợp xơ gan, cường tuyến giáp. - Xét nghiệm HDL- Cholesterol(HDL-C)
Chỉ định rối loạn mở máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi.
Giá trị bình thường > hoặc bằng 0,9 mmol/l. HDL-C tăng: ít nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
HDL-C giảm: dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, hay gặp trong trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực.
- Xét nghiệm LDL- Cholesterol(LDL-C)
Chỉ định rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường
Giá trị bình thường: < hoặc bằng 3,4mmol/l
LDL-C càng cao, nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn
LDL-C tăng trong các trường hợp xơ vữa động mạch, rối loạn lipit máu, bệnh béo phì.
- Xét nghiệm GOT (AST)
Nồng độ men GOT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan, cơ tim, cơ vân.
Chỉ định: viêm gan, nhồi máu cơ tim viêm cơ, tai biến mạch máu não, đột quỵ não…
Giá trị bình thường: < hoặc bằng 40UI
GOT tăng trong các trường hợp: viêm gan cấp do viêm hoặc do thuốc, viêm gan do rượu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ…
- Xét nghiệm GPT(ALT)
GPT là men chỉ có trong bào tương của tế bào gan, nồng độ GPT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan do viêm.
Chỉ định viêm gan cấp và mạn tính Giá trị bình thương: ≤40UI/L
GPT tăng cao gặp trong trường hợp viêm gan. - Xét nghiệm GGT
Giá trị bình thường: < 50UI/L
Tăng trong các trường hợp bệnh lý gan mật như xơ gan, tắc mật, bệnh gan do rượu.
6. Tuyên truyền, tư vấn về xét nghiệm tầm soát các bệnh ung thư thường gặp thường gặp
a. Sàng lọc ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư đứng hàng thứ 3 ở cả hai giới. Tất cả mọi người trên 40 tuổi nên được sàng lọc ung thư đại trực tràng bằng một trong các xét nghiệm sau:
+ Nội soi đại tràng sigma ống mềm mỗi 5 năm hoặc nội soi đại tràng mỗi 10 năm hoặc chụp đại tràng cản quang kép mỗi 5 năm hoặc chụp CT đại tràng mỗi 5 năm.
+ Xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân hoặc xét nghiệm hóa miễn dịch phân mỗi năm 1 lần hoặc xét nghiệm DNA trong phân.
29
+ Nếu một trong các xét nghiệm trên dương tính thì cần tiến hành nội soi đại tràng.
+ Một số người có tiền sử gia đình có nguy cơ cao bị polyp hoặc ung thư đại trực tràng nên được sàng lọc thường xuyên hơn.
b.Sàng lọc ung thư phổi
+ Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở cả hai giới.
+ Nên được thực hiện ở người có nguy cơ cao bị ung thư phổi: tuổi từ 55- trên 70, có tiền sử hút thuốc lá mỗi năm trên 30 bao, đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc được dưới 15 năm.
+ Người có nguy cơ cao nên đến khám bác sỹ chuyên khoa ung thư phổi để được tư vấn chụp CT liều thấp sàng lọc ung thư phổi.
c. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến
+ Ung thư tiền liệt tuyến là loại ung thư đứng hàng đầu ở nam giới tại các nước phát triển.
+ Nam giới sau 50 tuổi nên đến tư vấn bác sỹ về lợi ích và nguy cơ của việc sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến.
+ Các xét nghiệm sàng lọc phát hiện ung thư tiền liệt tuyến bao gồm định lượng PSA và thăm khám tiền liệt tuyến qua trực tràng.
d. Sàng lọc ung thư vú
+ Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở nữ giới.
+ Phụ nữ trên 40 tuổi có sức khỏe tốt nên đi chụp X-quang tuyến vũ mỗi năm một lần.
+ Phụ nữ từ 20- 40 tuổi nên đi khám tuyến vú định kỳ 3 năm một lần tại cơ sở y tế chuyên khoa. Phụ nữ trên 40 tuổi nên đi khám vú định kỳ mỗi năm 1 lần tại cơ sở y tế chuyên khoa.
+ Phụ nữ nên biết như thế nào là vũ bình thường và cần đến khám ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa khi có biến đổi bất thường tại vú. Bên cạnh đó phụ nữ có thể tự khám vú từ sau 20 tuổi.
+ Một số phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao hoặc tiền sử gia đình ung thư vú nên được sàng lọc sớm hơn.
đ. Sàng lọc ung thư cổ tử cung
+ Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam.
+ Sàng lọc nên được bắt đầu ở phụ nữ ≥ 21 tuổi, không nên tiến hành ở phụ nữ < 21 tuổi.
+ Phụ nữ từ 21- 29 tuổi nên được tiến hành PAP test mỗi 3 năm. Xét nghiệm HPV không nên được tiến hành ở các phụ nữ ở nhóm tuổi này trừ khi có kết quả PAP test bất bình thường.
+ Phụ nữ từ 30-65 tuổi nên được kiểm tra định kỳ PAP test và xét nghiệm HPV mỗi 5 năm hoặc làm PAP test mỗi 3 năm.
7. Tuyên truyền tư vấn về phòng chống dịch bệnh Covid-19 và hậu Covid-19 Covid-19
Cuối năm 2019 virut corona gây bệnh viêm phổi đã xuất hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) và nhanh chóng đã lây lan ra toàn thế giới, sau 3 năm làm chết hàng triệu người, tác động sâu sắc đến nền kinh tế, đến mọi hoạt động trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Trong bối cảnh đó Đảng và nhà nước ta đã kịp thời có những biện pháp linh hoạt, hiệu quả để đối phó phù hợp với tình hình thực tiễn của dịch bệnh, đặc biệt là chiến lược ngoại giao văc xin ngừa Covid-19 và cho đến bây giờ qua 3 năm xuất hiện, cơ bản dịch bệnh ở Việt Nam đã được khống chế, cuộc sống của người dân đã trở lại bình thường. Để làm được điều đó cả đất nước Việt Nam đã chung sức đồng lòng đoàn kết cùng Đảng, Nhà nước, các cơ quan đoàn thể, bộ ngành, địa phương đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch để vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trở lại trạng thái bình thườn để ổn định phát triển kinh tế. Và học sinh tất cả các cấp học được trở lại trường học tập trực tiếp. CBGVNV trường THPT Quỳnh Lưu 3 ngay từ những ngày đầu tiên của đại dịch đã vững một niềm tin chiến thắng dịch bệnh dưới sự lãnh đạo của Sở giáo dục, các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp.
Nhà trường đã thực hiện đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, thực hiện triệt để và có hiệu quả các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế, của ngành giáo dục. Chỉ đạo các bộ phận các tổ chức trong nhà trường cùng chung tay chống dịch. Trường đã xây dựng kế hoạch, các kịch bản, các phương án linh hoạt dạy học trực tiếp, trực tuyến phù hợp, hiệu quả, thành lập tổ Covid cộng đồng do đồng chí Hiệu trưởng làm trưởng ban. Hoạt động của ban Covid cộng đồng thực sự hiệu quả và thiết thực. Đã tích cực tuyên truyền cho CBGVNV kiến thức về phòng chống dịch bệnh bằng tài liệu, cẩm nang phòng chống Covid-19 của Bộ y tế thông qua hệ thống Zalo nội bộ, mạng xã hội. Tích cực phối hợp với trung tâm y tế huyện Quỳnh Lưu, bệnh viện đa khoa Minh An, bệnh viện đa khoa Quang Thành để kịp thời tiêm hoàn thành sớm 3 mũi Vắc xin phòng Covid-19 cho toàn thể CBGVNV và hoàn thành tiêm 2 mũi Văcxin cho 1600/1649 học sinh nhà trường .
31
Triển khai các buổi tuyên truyền về phòng chống Covid 19, thực hiện tốt khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế, nhất là thực hiện việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khoảng cách an toàn mọi lúc mọi nơi. Huy động tối đa mọi nguồn lực hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh của trường và hỗ trợ cho các chốt kiểm dịch của các địa phương trong vùng trường tuyển sinh. Trong thời gian dịch bệnh lây nhiễm vào trường học nhà trường đã phối hợp cùng các đoàn thể và Ban đại diện phụ huynh học sinh huy động các nguồn lực kêu gọi tài trợ, ủng hộ từ nhiều nguồn để kịp thời thăm hỏi, động viên, tặng quà cho cán bộ, giáo viên và học sinh của trường trong các điểm cách ly tập trung để yên tâm bảo vệ sức khoẻ vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học trực tuyến. Phối hợp với các tổ chức của chính quyền địa phương làm tốt công tác phòng dịch bệnh nơi cư trú.
Ổn định tinh thần, tạo tâm lý tốt cho giáo viên và học sinh yên tâm học tập và công tác. Linh hoạt trong dạy học trực tuyến và trực tiếp đảm bảo yêu cầu về kiến thức, khung chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo. Tích cực chuyển đổi số trong quản trị nhà trường. Tuyên truyền hỗ trợ các biện pháp để giáo viên và học sinh không may bị nhiễm Covid-19 biết cách chăm sóc bản thân sau khi khỏi bệnh đáp ứng tốt không để bị động trong phòng hậu Covid-19.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp nhà trường đã thu được nhiều kết quả. Số lượng CBGVNV của trường bị nhiễm Covid-19 (sau khi đã tiêm đủ 3 mũi Văcxin) là 39 người chiếm tỷ lệ: 42%. Các hoạt động phòng chống dịch bệnh, ủng hộ động viên CBGVNV, học sinh và nhân dân địa phương của nhà trường và công đoàn trường kịp thời, có tính lan toả, giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đã được các cấp, các ngành ghi nhận và biểu dương. Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường 100% thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, các công văn trong các giai đoạn cụ thể. Không một cá nhân nào trong nhà trường vi phạm về các quy định phòng dịch của Bộ Y tế cũng như các quy định phòng dịch của ngành và chính quyền địa phương. Và cho đến hôm nay các kết quả đó đã phản ánh đầy đủ sự cố gắng của hệ thống chính trị trong nhà trường, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Chi ủy, Ban giám hiệu, sự tích cực của BCH công đoàn, đoàn trường, tổ Covid cộng đồng, tạo một niềm tin và tinh thần lạc quan trong toàn CBGVNV học sinh nhà trường. Trong bối cảnh thích ứng linh hoạt với điều kiện mới Nhà trường đã sáng tạo tổ chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao thông qua ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường. Tổ chức dạy học linh hoạt cả trực tiếp và trực tuyến đảm bảo mục tiêu kép: hoàn thành kịp kế hoạch giáo dục nhà trường và đảm bảo an toàn sức khỏe cho CBGVNV và học sinh. Đến đầu tháng 4/2022 gần như không có học sinh và CBGVNV dương tính với Covid-19. Nhà trường đã dạy học trực tiếp cho 39 lớp và đảm bảo sĩ số 100%.
8. Tuyên truyền, tư vấn cho CBGVNV về dinh dưỡng hợp lý và phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm thường gặp phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm thường gặp
8.1. Dinh dưỡng hợp lý và các bệnh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý hợp lý
Dinh dưỡng là những hợp chất có trong thức ăn để duy trì cuộc sống và tái tạo các tế bào tổ chức.
Mọi hoạt động sống và phát triển của con người hàng ngày gắn với việc đảm bảo nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm: Protein, lipit, gluxit, vitamin và muối khoáng.
Chất dinh dưỡng thường được chia thành hai nhóm: chất sinh năng lượng và chất không sinh năng lượng. Chất sinh năng lượng như protein, lipit, gluxit có số lượng lớn trong thức ăn. Các chất không sinh năng lượng như vitamin và muối khoáng chỉ cần số lượng nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày từ một mg đến vài gam.
Dinh dưỡng không hợp lý, không cân đối với tiêu hao năng lượng, không phù hợp với tính chất sinh lý, bệnh lý của cơ thể sẽ dẫn đến suy giảm sức khoẻ và bệnh tật. Đói ăn, ăn không đủ chất dinh dưỡng, sẽ gây nguy cơ suy dinh dưỡng đối với trẻ em, không đủ sữa và thiếu máu đối với phụ nữ có thai và cho con bú…trái lại ăn nó quá, nhiều chất quá không phù hợp với nhu cầu tiêu hao năng lượng, thừa năng lượng, tích trữ trong cơ thể sẽ gây nên những bệnh lý dinh dưỡng nghiêm trọng về thừa cân, béo phì, xơ vữa động mạch, huyết áp cao…
Như vậy, cả thiếu và thừa dinh dưỡng đều có thể gây bệnh. Một chế độ ăn cân đối, hợp lý là cần thiết để sống khoẻ mạnh và thọ lâu.