Dinh dưỡng hợp lý bao gồm nguyên tắc về dinh dưỡng cân bằng đó là khẩu phần ăn cung cấp đủ các chất sinh năng lượng và đủ năng lương để duy

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG văn HOÁ, văn NGHỆ, THỂ dục THỂ THAO để NÂNG CAO sức KHOẺ THỂ CHẤT và TINH THẦN CHO cán bộ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN ở TRƯỜNG THPT (Trang 33 - 35)

là khẩu phần ăn cung cấp đủ các chất sinh năng lượng và đủ năng lương để duy trì sức khỏe và dự phòng bệnh tật. Ngoài ra khẩu phần ăn hàng ngày cần phối hợp nhiều nhóm thực phẩm với tỷ lệ cân đối. Cần có sự cân bằng giữa thời gian làm việc, gia đình và bạn bè. Khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động thể chất, học hành và giao tiếp xã hội để tránh xa buồn chán và sử dụng quá nhiều thời gian cho công việc. Không cân bằng trong cuộc sống sẽ trở nên không khỏe mạnh và không hạnh phúc.

+ Dinh dưỡng hợp lý bao gồm sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm Một khẩu phần ăn cân đối là đủ về mặt số lượng và chất lượng. Nếu ăn quá nhiều carbohydrate và chất béo nhưng quá ít protein, vitamin và muối khoáng thì khẩu phần ăn này sẽ thiếu các dinh dưỡng cơ bản. Một khẩu phần ăn

gồm rau, quả, thịt, sữa, cá và các sản phẩm từ sữa, phomai, khoai tây sẽ cung cấp đủ giá trị dinh dưỡng trong các nhóm thực phẩm. Khẩu phần ăn cân đối là chìa khóa để dự phòng thiếu hụt dinh dưỡng và một số bệnh mãn tính.

+ Dinh dưỡng hợp lý có nghĩa là tiêu thụ phối hợp nhiều loại thực phẩm. Không có loại thức ăn nào hay nhóm thực phẩm nào có đủ giá trị dinh dưỡng mà cơ thể cần vì vậy mọi người nên chọn nhiều loại thức ăn trong cùng một nhóm và ăn đủ các nhóm thực phẩm để có được dinh dưỡng hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo mọi người nên tăng cường ăn các loại quả và rau có màu mỗi ngày, vì nó chứa nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ, đây là các chất dinh dưỡng làm giảm thiểu mối nguy bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

+ Dinh dưỡng hợp lý và số lượng thực phẩm ăn vào: Theo các chuyên gia về dinh dưỡng không có thức ăn tốt hay tồi mà chỉ có thói quen tồi hay tốt mà thôi. Thức ăn có nhiều đường, chiên rán, hay đồ hộp nên ăn số lượng nhỏ và tránh xa tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo. Nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể là năng lượng khẩu phần sẽ lớn hơn nhiều năng lượng tiêu hao và có thể sẽ tăng cân. Có một số loại thức ăn tốt cho sức khỏe như các loại hạt: lạc, hạt vừng, hạt điều, hạt dẻ cười, hướng dương…nhưng chúng có chứa lượng lớn kilocalories(Kcal) nên chỉ tiêu thụ ở mức trung bình. Dinh dưỡng hợp lý không có nghĩa là chúng ta không được ăn món ăn yêu thích mà là giới hạn số lượng thực phẩm ăn trong một lần và số lần ăn.

+ Dinh dưỡng hợp lý bao gồm sử dụng các loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Không chỉ là quan tâm chọn các loại thực phẩm theo nguyên tắc là: khẩu phần ăn cân đối, số lượng vừa đủ, và phối hợp nhiều loại thực phẩm mà còn chọn thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Đó là những thực phẩm có hàm lượng cao vitamin và muối khoáng nhưng ít năng lượng, ví dụ như rau, hoa, quả vì chúng có hàm lượng cao vitamin B, vitamin C, và muối khoáng như can xi, magie và chất xơ trong một khẩu phần. Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng là thực phẩm có ít chất béo và đường.

+ Dinh dưỡng hợp lý bao gồm sử dụng các loại thực phẩm cung cấp ít năng lượng. Các loại rau ăn lá có hàm lượng nước cao và ít năng lượng nằm trong nhóm này. Hầu hết các thực phẩm có nhiều chất béo thì có nhiều năng lượng. Ăn các loại thực phẫm có ít năng lượng có thể là phương pháp giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Chọn loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng hoặc thực phẩm có ít năng lượng sẽ đảm bảo khẩu phần ăn có đủ giá trị dinh dưỡng và dự phòng tăng cân.

8.2. Dinh dưỡng trong phòng tránh một số bệnh không lây nhiễm thường gặp thường gặp

35

Bệnh không lây nhiễm (BKLN), thường là các bệnh mạn tính bao gồm những bệnh không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung tiến triển chậm. Phần lớn các BKLN là các nhóm bệnh như bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ), các thể ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản) và bệnh đái tháo đường. BKLN là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ như môi trường và hành vi, lối sống. BKLN tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề cho xã hội do tỷ lệ tàn phế và chết cao. Tuy vậy, nhiều nguy cơ BKLN có thể dự phòng được.

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, hiện cả nước có tới 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp (có đến 47% người trên 25 tuổi bị tăng huyết áp), bệnh lý tăng huyết áp đang trẻ hóa. Tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì không có triệu chứng điển hình và thậm chí người mắc không biết mình bị bệnh, gần 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.

Thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2014 cho thấy khoãng một phần ba người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu (rối loạn lipit máu), trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên đến 44,3%.

Theo thống kê của WHO (2018), tại Việt Nam, cứ 10 ca tử vong thì có 8 ca là do BKLN (3 ca do bệnh tim mạch, 2 ca do ung thư, 3 ca do BKLN khác).

Như vậy có thể thấy BKLN vẫn đang và sẽ là kẻ giết người tiềm năng nhất của xã hội Việt Nam trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG văn HOÁ, văn NGHỆ, THỂ dục THỂ THAO để NÂNG CAO sức KHOẺ THỂ CHẤT và TINH THẦN CHO cán bộ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN ở TRƯỜNG THPT (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)