Yếu tố nguy cơ góp phần làm tăng BKLN

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG văn HOÁ, văn NGHỆ, THỂ dục THỂ THAO để NÂNG CAO sức KHOẺ THỂ CHẤT và TINH THẦN CHO cán bộ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN ở TRƯỜNG THPT (Trang 35 - 36)

Được chia thành hai nhóm:

+ Nhóm các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được gồm: Tuổi, giới tính, các yếu tố di truyền…

+ Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được gồm: Hành vi, lối soosngs không lành mạnh như sử dụng thuốc lá, ít hoạt động thể chất (ngồi làm việc thời gian dài, ít tập thể dục…), stress, chế độ ăn uống không lành mạnh ( chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều chất béo, ăn mặn, và sử dụng rượu, bia…), tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, tăng mỡ máu, tăng đường máu… Các yếu tố này đóng vai trò hết sức quan trọng và là chìa khóa để phòng và điều trị BKLN.

Bốn yếu tố quan trọng nhất là: thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng và hoạt động thể chất. Theo các chuyên gia y tế thì có đến 45% nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của WHO.

+ Hút thuốc lá: Thuốc lá là thủ phạm của hàng loạt bệnh ung thư. Trong đó, ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Hút thuốc lá trong vòng 6 tháng làm tăng nguy cơ ung thư phổi gấp 6,5 lần. Người hút thuốc lá cũng có thể chết sớm 20 năm so với người không hút thuốc lá. Những người hút thuốc từ 20 đến trên 20 điếu/ ngày có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao gấp 12 đến 25 lần. Nguy cơ mắc ung thư khoang miệng tăng 27 lần, ung thư hầu tăng 14 lần, ung thư tụy tăng 3-5 lần. Nguy cơ này giảm đi ở những người đã cai thuốc lá.

+ Sử dụng rượu, bia ở mức có hại

Sử dụng rượu, bia là nguyên nhân chính hoặc là một trong những nguyên nhân gây ra hơn 200 bệnh tật gồm: bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh tiêu hóa (xơ gan, viêm tụy…), chấn thương… Rối loạn tâm thần kinh là nhóm bệnh gây ảnh hưởng nặng nhất, tiếp đến là chấn thương, bệnh tim mạch và đái tháo đường, ung thư.

+ Dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ ăn không hợp lý là nguyên nhân quan trọng của BKLN, trong đó quan trọng nhất là bệnh tim mạch. Ăn ít rau và trái cây được cho là nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư dạ dày, ruột, thiếu máu cơ tim cục bộ.

Thực phẩm chế biến sẳn có nhiều chất béo và đường làm tăng nguy cơ béo phì và tác hại củng giống như ăn ít rau và trái cây, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ của đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương…

Đáng lo ngại là tỷ lệ người bị thừa cân, đặc biệt là trẻ em đang tăng một cách nhanh chóng.

+ Ít hoạt động thể lực

Kinh tế phát triển, điều kiện sống, làm việc thay đổi khiến con người lười vận động thể lực, gây ra tăng cân, béo phì. Người ít vận động có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao gấp 1,3 lần nếu so sánh với một người vận động cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày của tuần.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG văn HOÁ, văn NGHỆ, THỂ dục THỂ THAO để NÂNG CAO sức KHOẺ THỂ CHẤT và TINH THẦN CHO cán bộ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN ở TRƯỜNG THPT (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)