- Tầm quan trọng của quản lý cảm xúc đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên viên
Nghề nhà giáo là một nghề cao quý, CBGVNV là những người làm công tác quản lý giáo dục và truyền đạt tri thức cho học sinh trong nhiều lĩnh vực. Đòi hỏi về một CBGVNV chuyên nghiệp không chỉ giỏi về kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn biết rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng, một kỹ năng mà CBGVNV không thể thiếu trong việc đem lại hiệu quả trong công tác là quản lý cảm xúc bản thân. Quản lý cảm xúc được hiểu là khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và những người xung quanh, quản lý cảm xúc của bản thân là biết bản thân suy nghĩ gì, nên làm gì, không bị tác động bởi những vấn đề hay yếu tố không tốt ảnh hưởng đến cảm xúc của mình, quản lý cảm xúc đồng nghĩa với việc bản thân làm chủ trong cảm xúc của chính mình.
Đối với nghề giáo viên, quản lý cảm xúc của CBGVNV không chỉ xảy ra trong các hoạt động tâm lý của cá nhân người đó mà cảm xúc còn liên quan qua sự tương tác với cá nhân khác. Môi trường trường học và lớp học là nơi mà CBGVNV có những cảm xúc phức tạp phải trải qua và được trải nghiệm với từng đối tượng học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và ban lãnh đạo. Tầm quan trọng trong việc quản lý cảm xúc cá nhân luôn được đề cao.
- Quản lý cảm xúc tốt phát triển các kỹ năng cho CBGVNV
Cảm xúc của CBGVNV được thể hiện qua sự yêu, vui, buồn, giận. Những tâm trạng với những tình huống cụ thể, yếu tố tác động đến tâm trạng của CBGVNV chủ yếu là quá trình học tập của học sinh. Khi CBGVNV biết quản lý cảm xúc của mình trước đồng nghiệp, trước những các học sinh khó bảo, khó nghe, trước những tình huống gây khó khăn cho giáo viên thì lúc đó thầy, cô đã đặt cái tôi thấp xuống, sự nhẫn nhịn cũng như làm chủ bản thân trong hành động, suy nghĩ giúp thầy cô luôn có sự ứng xử đúng đắn trong môi trường dạy học. Quản lý cảm xúc tốt thầy cô sẽ biết cách giải quyết mọi vấn đề xảy ra một cách bình tình, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với phụ huynh và học sinh, với đồng nghiệp đạt hiệu quả cao.
Môi trường giáo dục đòi hỏi về nề nếp, quy định, kỷ cương cao và quản lý cảm xúc với những thái độ tích cực có văn hóa giúp thầy cô hoàn thành tốt vai trò của người lái đò mang tri thức cho thế hệ trẻ.
- Quản lý cảm xúc trong giảng dạy đem lại chất lượng buổi học tốt
Giáo viên được đánh giá về năng lực giỏi là giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên môn am hiểu tốt mà còn phải biết quản lý mọi suy nghĩ, lời nói của bản thân. Một buổi học đạt hiệu quả hay không, học sinh tiếp thu bài tốt không đều thể hiện qua cách giảng dạy của thầy cô. Sự giảng dạy ở đây là có sự kết hợp về dạy kiến thức và phong cách giảng dạy. Thầy cô có kiến thức giỏi nhưng không biết truyền đạt kiến thức như nào để học sinh hiểu, hay quát mắng, khó chịu khi học sinh không hiểu bài gây ra sự xung đột và không hợp tác trong việc học tập. Quản lý cảm xúc của chính giáo viên là rất quan trọng để buổi học đạt chất lượng tốt, biết cách ứng xử cũng như tạo niềm yêu thích cho các bạn trẻ trong việc tiếp thu kiến thức cho thấy buổi học đã thành công ngay từ giai đoạn đầu, việc tiếp theo là sự giữ gìn cũng như phát huy kiến thức đó như nào là trách nhiệm của học sinh.