Quản lý cảm xúc trong mọi tình huống, mọi vấn đề cụ thể là cần thiết, nhưng không phải dễ dàng. Nhất là đối với giáo viên, những người truyền đạt tri thức cho thế hệ trẻ càng cần phải làm chủ được cảm xúc của chính mình. Giáo viên cần phải có phương pháp rèn luyện tu dưỡng bản thân để quản lý cảm xúc của chính mình tốt nhất.
+ Giáo viên quản lý cảm xúc từ việc điều chỉnh các hành động cụ thể
Giáo viên khi đứng trước tình huống hay một vấn đề khó, không kiểm soát được cảm xúc thì hãy bình tĩnh thả lòng người, hít thở sâu sẽ khiến tâm trạng dịu nhẹ đi và có hướng giải quyết tốt nhất. Hãy nhớ rằng các hành động, động tác của giáo viên có tác dụng rất lớn trong việc quản lý cảm xúc của chính giáo viên, đừng tạo tâm thế tạo áp lực cho bản thân, tâm lý sợ hãi khiến giáo viên không thể xử lý vấn đề tốt được.
+ Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ bản thân
Người ta thường nói “con người cần có trí tuệ cảm xúc” có nghĩa là biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc ở đây là suy nghĩ chín chắc, kỹ càng trước một tình huống để quản lý cảm xúc hiệu quả. Giáo viên hãy tập cho mình thói quen nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái sẽ giúp giáo viên tránh được những cảm xúc tiêu cực trong tâm hồn, hãy lắng nghe học sinh nhiều hơn, hiểu hơn về học trò của mình để khởi gợi mối quan hệ thầy cô và học sinh trở nên thân thiết và sự căng thẳng sẽ hạn chế dần. Hãy bình tĩnh suy nghĩ bản thân giáo viên đã có ứng xử tốt chưa, thực sự lỗi sai về phía ai, bản thân giáo viên còn thiếu gì cần bổ sung gì, giáo viên học cách chấp nhận, tiếp thu những ý kiến đúng từ phía phụ huynh, ban lãnh đạo trường để trau dồi kiến thức bản thân tốt hơn và rèn luyện được việc quản lý cảm xúc khi có sự nhìn nhận vấn đề tốt hơn.
43
+ Quản lý cảm xúc qua việc thể hiện ngôn từ nói
Khi giáo viên than vãn với đồng nghiệp hay lãnh đạo về hoàn cảnh sống hay về vấn đề học sinh đang chính tạo cho bản thân giáo viên những cảm xúc tiêu cực. Giáo viên hãy biết sử dụng ngôn từ để điều khiển cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người đối diện, hãy thẳng thắn đưa ra ý kiến với thái độ cử chỉ lễ phép với phụ huynh, ban lãnh đạo sẽ giúp giáo viên giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Ngôn ngữ không khó nói nhưng phải biết cách nói như nào thì đem lại hiệu quả cao, giáo viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn từ ngay từ những tình huống giao tiếp không chỉ trong môi trường giảng dạy mà ngay trong cuộc sống hàng ngày. Quản lý cảm xúc sẽ hiệu quả đối với giáo viên khi giáo viên nên suy nghĩ trước khi nói, biết được đối tượng mình tiếp xúc là giáo viên khác, là học sinh hay phụ huynh để có giọng điệu phù hợp nhất. Áp dụng vào mỗi đối tượng sẽ có cách giao tiếp khác nhau nên cần rèn luyện lời ăn tiếng nói như một thói quen tốt trong cuộc sống đối với giáo viên.
+ Quản lý cảm xúc bằng việc hiểu tâm lý, yêu thương học sinh
Giáo viên luôn tiếp xúc trực tiếp với các học sinh, là người hiểu tính cách học sinh nhất, luôn ở bên cạnh học sinh mỗi khi đến trường học tập. Khi hiểu tâm lý học sinh, giáo viên sẽ hiểu được suy nghĩ của học sinh để có ứng xử đúng đắn nhất, tính cách mỗi học sinh là khác nhau. Để các học sinh có tâm lý thoải mái nhất thì phương pháp giảng dạy cũng phải phù hợp. Học sinh khi có ý thức trong học tập, có sự hứng thú trong tiếp thu kiến thức mới thì mối quan hệ giữa thầy cô và học trò trở nên gần gũi hơn, thầy cô yêu thương học sinh như chính con em mình, các học sinh coi trường học như ngôi nhà thứ hai với thầy cô là những người thân yêu luôn bên cạnh. Tâm lý thoải mái khiến cảm xúc luôn vui vẻ và việc quản lý cảm xúc cũng được nâng cao hơn.
10. Tuyên truyền, tư vấn cho CBGVNV về một số nguyên tắc ứng xử sư phạm phạm
Muốn trở thành một nhà sư phạm khéo léo, tinh tế trong ứng xử, thành công trong việc giáo dục học sinh, bạn cần phải có hiểu biết và tôn trọng các nguyên tắc ứng xử sư phạm sau:
1. Tìm để hiểu một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn
cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, tính cách, sở thích, thói quen…của từng em để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
2. Luôn giữ được sự bình tĩnh cần thiết trước mỗi tình huống sư phạm. Bình
tĩnh để tìm hiểu một cách cặn kẽ, thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống để có cách xử lý đúng đắn, hợp tình, hợp lý. “Hiểu người để dẫn đạo người”, đó là phương phâm cao quý của lao động sư phạm.
3. Luôn có ý thức tôn trọng học sinh, kể cả những khi học sinh có vi phạm, lỗi lầm với bản thân nhà giáo. Hãy biết tự kiềm chế để không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm học trò. Ở tuổi này, lòng tự tôn của các em rất cao, “chỉ một lời nói nhục mạ sẽ làm tan nát tâm hồn con trẻ” (Xukhômsinxki).
4. Luôn đặt mình vào địa vị của học sinh, vào hoàn cảnh của các em, cố gắng
nhớ lại bản thân mình khi ở tuổi như các em để hiểu và thấu cảm. Hãy rút ngắn “khoảng cách thế hệ”, gần gũi và cảm thông chân thành, bao dung và độ lượng.
5. Luôn biết khích lệ, biểu dương các em kịp thời. Đối với học sinh, thầy cô
giáo nên ca ngợi những ưu điểm của họ nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Học sinh nào cũng thích được thầy cô giáo biểu dương, vì thế, chúng ta không nên tiết kiệm lời khen của mình. Hãy khen ngợi những ưu điểm, sở trường của các em để các em cảm thấy giá trị của mình được nâng cao, có hứng thú học tập. Nhưng cũng cần chú ý, trong khi khen cũng không quên chỉ ra những thiếu sót của học sinh để các em khắc phục, không ngừng tiến bộ.
6. Luôn thể hiện niềm tin vào sự hướng thiện của các em. Ngay cả khi các
em mắc sai lầm, cũng phải tìm ra những ưu điểm, những mặt tích cực chứ không nên phê phán nặng nề. Đó chính là chỗ dựa, là nguồn khích lệ cho học sinh có động lực phát triển.
7. Góp ý với học sinh về những thiếu sót cụ thể, việc làm cụ thể, với một thái
độ chân thành và giàu yêu thương. Tuyệt đối không nêu những nhận xét chung chung có tính chất “chụp mũ” và xúc phạm như: “Sao ngu thế?”, “Đồ mất dạy!”…
8. Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thấy
với học trò. Theo quy luật phản hồi tâm lý, tình cảm của thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của trò. Dùng lòng nhân ái, đức vị tha giáo dục, cảm hóa học trò sẽ luôn đạt hiệu quả cao.
9. Trong mỗi tình huống sư phạm, người thầy cần phải bình tĩnh xem lại bản
thân mình. “Nhân vô thập toàn”, nên hãy “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Nếu nhận ra sự thiếu sót, sai lầm của mình, hãy dũng cảm thừa nhận. Chắc chắn làm như thế, học sinh chẳng những không khinh thầy mà còn rất cảm phục thầy.
Việc vận dụng các quy tắc cơ bản nói trên vào việc xử lý các tình huống sư phạm là nghệ thuật của mỗi nhà giáo.
2.4.6. Tổ chức khám sức khoẻ thường xuyên và định kỳ cho CBGVNV - Mục tiêu của giải pháp - Mục tiêu của giải pháp
Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho CBGVNV, giúp phát hiện sớm, kịp thời thể trạng sức khoẻ để có giải pháp phòng, chữa trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nặng của bệnh tật. Đồng thời thể hiện trách
45
nhiệm quan tâm của nhà trường và tổ chức công đoàn đối với việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho CBGVNV theo quy định của pháp luật.
- Cách thức thực hiện giải pháp
Phát huy vai trò, năng lực của nhân viên y tế trường học trong việc thường xuyên chăm sóc sức khoẻ cho CBGVNV và học sinh nhà trường. Hàng ngày CBGVNV có thể đến phòng y tế để đo huyết áp, kiểm tra cân nặng, kiểm tra thân nhiệt, hoặc test các chỉ số máu bằng máy đo đường huyết cá nhân, máy đo huyết áp điện tử hoặc xét nghiệm nhanh để phát hiện Covid-19.
Lãnh đạo nhà trường và công đoàn thống nhất đưa nhiệm vụ khám sức khoẻ định kỳ cho CBGVNV vào kế hoạch hàng năm học. Hợp đồng với bệnh viện đa khoa trên địa bàn huyện như bệnh viện đa khoa Minh An có đủ các điều kiện và chất lượng đội ngũ bác sỹ để khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm học thực hiện khám 1 lần cho CBGVNV. Hình thức khám tổng quát, ngoài những nội dung khám theo chế độ bảo hiểm y tế, cho phép CBGVNV khám thêm theo yêu cầu chuyên khoa. Nguồn kinh phí từ nguồn bảo hiểm y tế chi trả, đồng thời trích từ quỹ phúc lợi của nhà trường và công đoàn, ngoài ra có thể huy động từ nguồn vận động tài trợ của các nhà hảo tâm để giúp CBGVNV được khám sức khoẻ tổng quát theo yêu cầu.
- Kết quả đạt được: Từ năm học 2019-2020 đến nay nhà trường, công đoàn trường đều thực hiện được kế hoạch khám sức khoẻ định kỳ cho CBGVNV. Giúp CBGVNV kịp thời biết tình trạng sức khoẻ hiện tại của mình để có biện pháp phòng, chữa trị, được bác sỹ chuyên khoa tư vấn nâng cao ý thức và thay đổi lối sống có lợi, hành vi tích cực để nâng cao trạng thái sức khoẻ, thể chất, tinh thần. Nhờ định kỳ khám sức khoẻ mà CBGVNV yên tâm, tin yêu, gắn bó với nhà trường, với công đoàn, tích cực cống hiến trong công việc.
Đã tổ chức thường xuyên test nhanh kiểm tra Covid-19 trong nhà trường cho toàn thể CBGVNV khi có tiếp xúc với đồng nghiệp hoặc học sinh là F0 trong cộng đồng hoặc nhà trường. Qua đó kịp thời phát hiện cho cách ly những CBGVNV dương tính với Covid-19 để tránh lây lan ra cộng đồng và trong nhà trường.
Phần 3. Kết luận 3.1. Những kết quả đạt được
Với việc tổ chức vận dụng các giải pháp nêu trên đã đưa lại những hiệu quả rõ rệt trong nhà trường. Cụ thể là sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của sức khoẻ thể chất và tinh thần của CBGVNV được nâng lên. Mỗi CBGVNV luôn có ý thức tự rèn luyện, chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tự hình thành cho mình thói quen chơi môn thể thao yêu thích, và kiên trì rèn luyện hàng ngày.
Hình thành nhu cầu làm đẹp cơ thể, giữ gìn sức khoẻ, nền nếp khám sức khoẻ định kỳ, khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật.
Đa số CBGVNV hiểu biết hơn về những kiến thức y khoa liên quan đến bệnh tật, hiểu rõ các chỉ số sau khi khám sức khoẻ như các chỉ số về mở máu, đường huyết, men gan và nhận diện, hiểu về các bệnh không lây nhiễm thường gặp, hiểu về nguyên nhân, cách phòng tránh, chữa trị bệnh theo yêu cầu của bác sỹ. Biết dùng máy đo đường huyết để tự làm xét nghiệm đường huyết của bản thân, biết đo huyết áp bằng máy đo điện tử, biết tự chủ động kiểm soát cân nặng hợp lý, biết tự làm xét nghiệm nhanh Covid-19…
Đa số CBGVNV đã có nhận thức tốt hơn về dinh dưỡng hợp lý, ăn uống khoa học, không dư thừa năng lượng để phòng ngừa bệnh, loại bỏ được những thói quen xấu như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ăn mặn, ăn nhiều chất đường bột, ăn nhiều chất béo. Biết hạn chế ăn các thức ăn chiên, rán, xông khói, hình thành văn hoá ẩm thực có lợi, biết nhận diện những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp, lựa chọn đúng loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ít năng lượng để có lợi cho sức khoẻ bản thân và gia đình.
CBGVNV đã tích cực tham gia tập luyện và thi đấu trong các câu lạc bộ thể thao của trường như: FC bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, võ thuật karatedo, câu lạc bộ dân vũ, yoga, thiền…quan tâm tích cực tham gia các hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ để duy trì cân nặng, vóc dáng và sức khoẻ thể lực, tinh thần vui tươi, sảng khoái, biết quản lý, kiềm chế cảm xúc bản thân trước các tình huống căng thẳng, trước những xung đột trong dạy học, trong giao tiếp cuộc sống… Nhiều CBGVNV đã hình thành châm ngôn như: sống có ích, sống mạnh khoẻ, hạnh phúc; ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, luôn lạc quan, tinh thần thoải mái, giữ thói quen tập thể dục hàng ngày tối thiểu 30 phút. Thực hiện “5K” trong phòng chống Covid-19, thực hiện 5T trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh: “Tận tâm- Tận lực- Tận trí- Tâm huyết- Trách nhiệm với học sinh và với công việc”; trong thực thi nhiệm vụ cần phải có: “trái tim luôn nóng và cái đầu lạnh”. Không có CBGVNV vi phạm đạo đức nhà giáo. Từ thầy cô giáo đã lan tỏa phong trào thi đua trong các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT, chăm lo rèn luyện sức khỏe tới đa số học sinh và nhân dân trong vùng, tạo ra những hiệu ứng tích cực cho xã hội.
Kết quả tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho CBGVNV qua các năm 2020, 2021 so với kết quả năm 2019 cho thấy số CBGVNV có chỉ số đường huyết cao giảm xuống còn 7,6%, chỉ số mỡ máu triglyxerit cao còn 12%. Số CBGVNV thừa cân, béo phì, hoặc men gan cao giảm xuống mức thấp. Số CBGVNV huyết áp cao ổn định không tăng. Sức khỏe của CBCNV nhà trường được đảm bảo, số lượng CBGVNV nhà trường nghỉ công tác vì lý do sức khỏe là rất ít.
CBGVNV hàng năm được khám sức khỏe tổng thể, thông qua đó đã phát hiện sớm bệnh, nên có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời cho nhiều người,
47
giảm thiểu rủi ro và chi phí trong điều trị. 100% CBGVNV đã hoàn thành tiêm 3 mũi, có 97% học sinh đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid -19. Qua đó đã giảm thiểu tỷ lệ bị nhiễm Covid-19, đến nay số CBGVNV và học sinh của nhà trường bị nhiễm Covid-19 là rất ít. Nhờ đó nhà trường có điều kiện tổ chức dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp hiệu quả.
Hàng năm nhà trường và các đoàn thể đã quan tâm tổ chức đa dạng, sáng tạo các hội thi văn hoá, văn nghệ, TDTT tạo khí thế luyện tập và thi đua sôi nổi giữa các tổ chuyên môn, tổ công đoàn. Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, TDTT trong cán bộ, đoàn viên, hội viên được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của Đảng, các tổ chức Đoàn, Hội…Các hoạt động văn hoá như hiến máu nhân đạo; hoạt động gây quỹ từ thiện vì người nghèo; bảo vệ môi trường vì cuộc sống cộng đồng… được quan tâm triển khai thu hút nhiều CBGVNV tình nguyện tham gia.
Để khuyến khích CBGVNV, đoàn viên, thanh niên tham gia tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe, nhà trường đã huy động được các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học và luyện tập (sân bóng chuyền, sân cỏ nhân tạo, sân bóng rổ, bóng bàn… ). Hỗ trợ nhiều trang thiết bị phục vụ việc luyện tập và thi đấu.
Việc xây dựng và triển khai các chương trình phát triển kỹ năng trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho CBGVNV và học sinh toàn trường