5.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng
5.1.1. Khảo sát nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng
Để có thể chọn ra một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng thì nhóm đã thực hiện khảo sát online trên 71 người.
5.1.2. Kết quả khảo sát
Hình 16: Kết quả khảo sát siro người tiêu dùng muốn sử dụng nhất
Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ người tiêu dùng muốn thử sản phẩm siro bụp giấm chiếm 53% là cao nhất so với siro táo 36% và siro chuối 11%. Dựa vào đó cho thấy, lựa chọn phát triển sản phẩm siro bụp giấm sẽ là lựa chọn có tiềm năng phát triển nhất.
Để sản phẩm có thể được người tiêu dùng ưa thích và sử dụng thì siro bụp giấm cần phải đạt được mong muốn của người tiêu dùng về độ ngọt, hương vị, màu sắc, dinh dưỡng và giá thành sản phẩm.
5.2. Yếu tố sáng tạo, đổi mới, khác biệt
Bụp giấm hay còn gọi là đay Nhật, lạc thần hoa. Là loài thuộc họ Cẩm quỳ có nguồn gốc ở Tây Phi. Bụp giấm được nhập trồng nhiều nơi ở Việt Nam và trên thế giới. Cây trồng lấy sợi, làm rau ăn, làm thuốc, màu thực phẩm…Cũng có thể dùng đài nấu canh chua thay giấm ( nên gọi Bụp giấm). Cách dùng quen thuộc nhất với chúng ta hiện nay là dùng phần đài để làm siro, có vị chua đặc trưng và màu đỏ rất đẹp ( do hàm lượng Vitamin C và Anthocyanin cao). Tuy nhiên đối với một số thành phố, tỉnh khác thì hoa bụp giấm không được nhiều người biết đến và dùng tới nó. Trên thị trường hiện nay, sản phẩm làm từ bụp giấm cũng có nhiều, tuy nhiên bụp giấm được đưa vào sản xuất làm siro ở quy mô công nghiệp thì còn ít và chưa phổ biến. Hiện nay, các sản phẩm siro được rất nhiều học sinh, sinh viên ưa chuộng, nên việc sản xuất siro bụp giấm sẽ gợi lên sự tò mò, hiếu kì của người tiêu dùng về hương vị của hoa bụp giấm tuy cũ mà mới, vị chua nhẹ thêm chút ngòn ngọt của đường cùng với màu sắc đỏ bắt mắt của bụp giấm.
Ngoài ra, bụp giấm cũng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao và cực kì phong phú và rất tốt cho sức khỏe. Nên sản phẩm này không chỉ thơm ngon mà nó còn tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.
5.3. Khả năng đáp ứng công nghệ sản xuất
Qua kết quả khảo sát, sản phẩm siro bụp giấm có thể đáp ứng được các yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất:
- Nguồn nguyên liệu chính: Bụp giấm được trồng hằng năm, sinh trưởng tốt trên các loại đất xấu, đất cát, trông xen kẽ với các loài cây khác. Mùa thu hoạch chỉ rơi vào từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Loài cây này được trồng chủ yếu ở khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên,… và các tỉnh miền Trung, miền Nam như An Giang, Quảng Nam,…với mục đích thu hoạch hoa và quả. Từ đầu thập niên 90 đến nay, bụp giấm (giống lấy từ Đức) được Công ty Dược liệu TW 2 trồng nhiều ở Bà Rịa, Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận (với diện tích khoảng 400 ha) để xuất khẩu. Năng suất khoảng 400 – 800kg đài khô/ha. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu, sau khi ngâm nước lại trở về trạng thái tươi. Qua đó ta có thể thấy rằng bụp giấm rất dễ mua, có thể mua từ các công ty hoặc ở các hộ nông trại. Tuy nhiên, ta cần phải áp dụng các biện pháp bảo quản và vận chuyển phù hợp để có đủ nguồn nguyên liệu dồi dào, không làm ảnh hưởng đến sản xuất.
-Các nguyên liệu phụ như đường,…rất phổ biến trên thị trường, có giá cả ổn định nên dễ dàng mua được .
-Thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất: quy trình sản xuất khá đơn giản, thiết bị sử dụng không nhiều. Các thiết bị rửa, gia nhiêt,…là các thiết bị phổ biến trong các nhà máy, cấu tạo đơn giản,dễ vận hành, sửa chữa.
-Yêu cầu về sản phẩm:
+ Độ ngọt: ngọt vừa phải không quá gắt và có vị chua nhẹ + Hương vị: có hương thơm đặc trưng của sản phẩm + Màu sắc: màu đặc trưng của bụp giấm ( đỏ thẫm)
5.4. Kết luận
Qua các phân tích cho thấy: ý tưởng về sản phẩm siro bụp giấm là ý tưởng khả thi và phù hợp nhất vì nó thỏa mãn được yêu cầu về công nghệ sản xuất, nguồn nguyên liệu dễ tìm, các thiết bị dẽ sử dụng, quy trình sản xuất đơn giản. Bên cạnh đó, siro bụp giấm cũng khơi gọi lên sự mong chờ, hiếu kì của người tiêu dùng về một sản phẩm mới mang hương vị mới và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng.