- Tăng cường các hoạt động để phát huy các năng lực của học sinh
3.7. Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một Trường học hạnh phúc
nhà giáo vì một Trường học hạnh phúc
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý trong các nghề cao quý. Các thầy cơ giáo khơng những dạy chữ mà cịn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế trong rừng sâu thầm lặng tỏa hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời”. Đúng vậy, chúng tôi tin tưởng rằng mỗi thầy, cô đã tự nguyện chọn nghề cao q thì sẽ ln là những tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, để góp phần tạo nên một trường học hạnh phúc.
Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo là một yêu cầu cần
thiết. Mục đích việc triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo là để hỗ trợ, tăng cường nhận thức và năng lực nghề nghiệp cho CBNGNLĐ trong tồn trường, góp phần giảm thiểu, tiến tới phịng ngừa, chấm dứt hiện tượng nhà giáo có những hành vi ứng xử không phù hợp, vi phạm đạo đức nhà giáo hoặc các hành vi làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm đội ngũ nhà giáo. Tiến tới xây dựng ngôi trường THPT Tương Dương 1 an toàn, văn minh, thân thiện và hạnh phúc.
Góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo
đức và năng lực ứng xử sư phạm của đội ngũ CBNGNLĐ hướng tới sự chuẩn mực trong ứng xử và đạo đức nhà giáo và không vi phạm các quy chế, quy định của Ngành, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Để hướng đến trường học hạnh phúc, đội ngũ cán bộ, nhà giáo cần đẩy mạnh hơn nữa việc nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo. Mỗi thầy, cơ phải biến những khó khăn thử thách trong lao động thành những cơ hội để khẳng định năng lực, phẩm chất, đạo đức nhà giáo. Tất cả cùng lao động và cùng cống hiến vì niềm tự hào nghề nghiệp, vì niềm tin và quý trọng của xã hội.
KẾT LUẬN
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc” là một phong trào lớn của ngành, mang tính thực tiễn và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong chặng đường dài trước mắt, đòi hỏi từ lãnh đạo, giáo viên, học sinh đều phải có những chuyển biến thực sự trong nhận thức và hành động.
Cùng sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, công nghệ thông tin…sẽ tác động rất lớn đến tình cảm, nhân cách của học sinh. Các tệ nạn xã hội, trào lưu xấu, bệnh trầm cảm học học đường, bạo lực và suy thoái đạo đức của lớp trẻ...cũng vì thế mà tăng nhanh chóng. Vì vậy cả xã hội phải cùng nhau xây dựng một ngôi trường lành mạnh, vui vẻ và hạnh phúc để giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, lối sống và kiến thức văn hóa. Việc xây dựng lớp học hạnh phúc tiền đề để xây dựng “Trường học hạnh phúc” trên từng địa phương. Nó có thể nhân rộng và phát triển ở tất cả các lĩnh việc khác như cơ quan hành chính, cơng ty, xí nghiệp…tiến tới một xã hội hạnh phúc.
Muốn xây dựng trường học hạnh phúc có hiệu quả thực sự, thầy cô chúng ta phải làm như thế nào để giúp các em học sinh được học tập, được trải nghiệm với niềm yêu thích, say mê và hạnh phúc. Từ đó chắp cánh cho những ước mơ của các em bay cao bay xa hơn nữa. Làm được như thế là chúng ta đã góp phần thực hiện thành công mục tiêu của ngành và mục tiêu của nhà trường: Đào tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực cho các huyện miền núi huyện nhà và xây dựng thành công trường trọng điểm dẫn đầu về chất lượng đào tạo trong hệ thống Trường THPT nói
chung và Trường THPT Tương Dương 1 nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện miền núi cao đầy khó khăn của tỉnh Nghệ An nói chung.
*Kiến nghị và đề xuất
Đối với các cấp, các ngành:
Cần sự hỗ trợ của các cấp ban ngành đặc biệt là UBND Huyện nhà về chế độ học sinh dân tộc miền núi và sự hỗ trợ về xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất chính là tiền đề để xây dựng thành công một trường học hạnh phúc, một lớp học hạnh phúc, thống nhất,đồn kết, nỗ lực khắc phục những khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
Đối với nhà trường:
Nhà trường Cơng đồn cần tạo điều kiện để học sinh vừa được học các kĩ năng sống vừa học tốt kiến thức văn hóa. Cần tạo ra được nhiều hoạt động bổ ích để học sinh, giáo viên được tham gia như văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các buổi giao lưu giữa các trường bạn, cách hoat động trải nghiệm, các chuyến đi thực tế ở các địa phương khác nhau…
Đối với gia đình học sinh:
Cha mẹ cần kết cùng với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến con mình, tạo điều kiện để con được học tập, được rèn luyện giáo dục cho các em thật tốt, gặt hái được nhiều thành công.
Ngày 21 tháng 04 năm 2022
Tác giả