Đa dạng hệthực vật ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố hải phòng (Trang 35 - 38)

1.2 .Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.2.2. Đa dạng hệthực vật ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng

Thảm thực vật ngập mặn (TVNM) Hải Phòng có 56 loài thuộc 51 chi, 24 họ, 2 ngành, trong đó 11 loài thuộc nhóm cây ngập mặn chính thức, 15 loài nội địa di cư ra còn lại các loài tham gia vào rừng ngập mặn. Quần xã TVNM chủ yếu là các cây bụi thân gỗ như Mắm, Vẹt dù, Trang, Đước, Giá, Sú, Bần, Na hoặc cây thân cỏ như Ráng, Dứa dại, Vạng hôi, cỏ Gà, Cói và cỏ Lào. Thành phần loài giữa các khu vực có sự khác biệt đáng kể, trong đó tiểu khu Đại Hợp, Bàng La và Hải Thành có

thành phần loài nhiều nhất trong khu vực (36/56) chiếm 64,28% tổng số loài, suy giảm 2 loài so với thống kê trước đây [27].

Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng năm 2016, phần lớn diện tích rừng ngập mặn tại Hải Phòng là rừng trồng. Chỉ có 411 ha rừng ngập mặn tự nhiên, phân bố tại các xã Phù Long, Gia Luận thuộc đảo Cát Bà và các xã Văn Phong, thị trấn Cát Hải thuộc đảo Cát Hải. Tổ thành loài cây chủ yếu là Đước vòi, Vẹt dù - Mắm biển và Sú – Giá, mật độ khá dày, sinh trưởng phát triển tốt, nhưng hiện tại đã bị chặt phá.

1.2.2.1. Rừng ngập mặntrồng

Rừng ngập mặn trồng tại Hải Phòng có tổng diện tích khoảng 3.283 ha, bằng 83,1% tổng diện tích rừng ven biển thành phố, bao gồm 3 loại rừng trồng như sau:

- Rừng Trang thuần: có diện tích vào khoảng 1.617ha. Chất lượng rừng khá tốt, mật độdày, chiều cao từ 2-3m, phát huy được tác dụng phòng hộ, bảo vệ đê điều, chắnsóng.

- RừngBầnthuần:códiệntíchkhoảng900ha,chất lượng rừng tương đối tốt, mật độ trung bình, mức độ sinh trưởng ở mức ổn định.

- Rừng hỗn giao Trang - Bần: có diện tích khoảng 766 ha, chất lượng rừng khá tốt và đang có dấu hiệu phục hồi sau thời kỳ giảm diện tích.

Ngoài 3 loại rừng trồng chính, hiện nay Hải Phòng cũng đã trồng thêm một số diện tích Mắm, Sú, Đước, tuy nhiên tỷ lệ thành rừng thấp, chỉ vào khoảng 38 - 40%.

1.2.2.2.Rừng ngập mặn tựnhiên

Tại vùng này các cây ngập mặn thường tạo thành những quần xã hỗn hợp gồm chủ yếu là các loài Đước vòi (tiếng địa phương gọi là cây Đâng) Rhizophora stylosa, Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza, Trang Kandelia obovata, v.v. Tầng tán rừng thường cao khoảng 2 - 3 m, dưới tán rừng là các loài cây gỗ nhỏ và cây bụi như Sú

Aegiceras corniculatum, Mắm quăn Avicennia lanata, v.v. tạo thành lớp thảm cao trên dưới 1 m. Nói chung cây ngập mặn vùng này sinh trưởng chậm một phần do

lượng phù sa ít, phần khác do các loài sinh vật thuỷ sinh khác như hà bám dày đặc trên thân cây. Trên các bãi lầy có nhiều đá sỏi và cát thô thì quần xã Mắm quăn A. lanata và Sú chiếm ưu thế, nhưng cây sinh trưởng chậm, kích thước nhỏ, phân cành sát mặt đất. Các loài khác như Côi (Scyphiphora hydrophyllacea), Bách sao (Myoporum bontioides), v.v. rất hiếm gặp. Trên các bờ đầm thường gặp các quần xã cây bụi với các loài ưu thế là Tra (Thespesia populnea), Dứa dại (Pandanus odoratissima) mọc chung với các loài khác như Hếp (Scaevola taccada), Giá (Excoecaria agallocha), Cóc vàng (Lumnizera racemosa), Ngọc nữ biển (Clerodendron inerme), v.v. Nói chung các loài cây trong quần xã loại này sinh trưởngchậm [27].

1.2.2.3. Diễn biến diện tích rừng ngập mặn

Phần lớn diện tích rừng ngập mặn tăng lên ở Hải Phòng là rừng trồng vươn khơi, lấn biển và rừng hình thành do quá trình diễn thế tự nhiên tại các vùng giáp biển. Giai đoạn từ 1965 đến 2000, diện tích RNM tăng lên ở hầu hết các huyện trong tỉnh, khu vực có diện tích RNM tăng lên đáng kể nhất là các huyện An Hải, Cát Hải, Kiến Thụy và Tiên Lãng. Tuy nhiên giai đoạn 2000 – 2010, diện tích RNM tại các huyện An Hải, Cát Hải và Tiên Lãng có sự biến động lớn, nguyên nhân chính là do việc đắp đầm nuôi tôm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Trong giai đoạn 1965 – 2010, diện tích RNM ven biển Hải Phòng có xu hướng tăng lên. Cụ thể, từ năm 1965 – 1990, diện tích RNM Hải Phòng tăng lên 900 ha, từ năm 1990 – 1995, tăng khoảng 880 ha. Từ năm 1995 – 2000, tăng thêm 1200 ha. Tuy nhiên giai đoạn 2000 – 2005, chỉ tăng thêm 140 ha và từ năm 2005 – 2010, chỉ tăng thêm 450 ha.

Mặc dù tổng diện tích rừng ngập mặn Hải Phòng tăng dần theo các năm, nhưng diện tích RNM tại một số huyện trong từng giai đoạn có chiều hướng giảm. Điển hình là tại huyện An Hải từ năm 2000 – 2005, diện tích RNM giảm đi mất khoảng 400 ha, huyện Thủy Nguyên giảm hơn 500 ha. Một số huyện có diện tích RNM tăng lên rõ rệt là Kiến Thụy, Cát Hải.

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố hải phòng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)