1.2 .Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Phương pháp này được sử dụng trong phòng và giúp làm rõ cơ sở khoa học cũng như các tài liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Dữ liệu ảnh viễn thám và các tài liệu khác như bài báo khoa học, tạp chí được thu thập trong và ngoài nước về đa dạng hệ sinh thái rừng ngập mặn là những tài liệu cần tìm hiểu.
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Nghiên cứu thành phần và cấu trúc các trạng thái thảm thực vật trong phạm vi khu vực nghiên cứu, tôi sẽ tiến hành khảo sát bằng cách lập các ô tiêu chuẩn (OTC). Kích thước mỗi OTC là 20x20 m2.
* Ở mỗi ô:
Đo đếm cây gỗ: Dùng sổ ghi chép để ghi chép thảm thực vật trong ô. Trong sổ cần có các thông tin cơ bản như số ô, tọa độ, kiểu thảm, ngày điều tra, người điều tra và các ghi chú cần thiết.
Tiến hành xác định các loài thực vật ngập mặn thân gỗ, thân bụi có mặt bằng phương pháp so sánh hình thái, dựa trên các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản và sinh dưỡng.
Xác định số lượng cây của mỗi loài có mặt trong ô tiêu chuẩn để tiến hành xác định mật độ cá thể của loài trong quần xã N: cây/ha (tổng số cá thể/tổng diện tích). Đo đường kính thân của từng cây ở độ cao 1.3 m tính từ mặt đất để xác định đường kính ngang ngực (D). Đối với các loài thuộc họ Rhizophoraceae thì còn phải tiến hành đo đường kính thân ở vị trí cách cổ rễ 30 cm (DR0.3). Đo chiều cao vút ngọn (Hvn). Đối các cây phân cành sớm, vị trí phân cành dưới cả vị trí đo đường kính ngang ngực theo quy định thì tiến hành đo đường kính ngang ngực của cả các nhánh chính để phục vụ cho việc tính toán sinh khối.
Đo đếm cây tái sinh: Đánh giá khả năng tái sinh của quần xã bằng các chỉ số như thành phần, mật độ, sức sống cây tái sinh của các loài thực vật ngập mặn có mặt trong các OTC.
Xác định hiện trạng và sự thay đổi của cấu trúc các quần xã thực vật thông qua hiện trạng các cá thể (cây phát triển tốt, phát triển kém, rụng lá, gãy cành, gãy ngọn, đổ nghiêng, chết...).
Ngoài ra, để nghiên cứu về thành phần loài cũng như cấu trúc của một số quần xã thực vật liên quan, học viên tiến hành điều tra theo các điểm và tuyến nghiên cứu để theo dõi và xác định các chỉ tiêu đã chọn.
Các kiểu thảm thực vật ngập mặn và các quần thể cây ngập mặn được phân loại theo bảng phân loại của Thái Văn Trừng (1970) có tham khảo Phan Nguyên Hồng (1991).
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn người dân
Trong quá trình điều tra thực địa, tiến hành phỏng vấn người dân xung quanh khu vực rừng ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng về sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây, cũng như các đặc điểm, đặc trưng về tính đa dạng thực vật; vai trò và giá trị của tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn; những mối đe dọa và biến động đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đây thông qua các phiếu điều tra gồm các câu hỏi về những vấn đề trên.
Dự kiến 80 phiếu (3 mẫu phiếu) được phân bổ như sau:
- Người dân xung quanh khu vực rừng ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng (2 mẫu – 40 phiếu): cụ thể 10 phiếu cho khu vực Tiên Thắng – Tiên Lãng, 10 phiếu cho khu vực Lập Lễ– Thủy Nguyên,10 phiếu cho khu vực Bàng La – Đồ Sơn và 10 phiếu cho khu vực Phù Long – Cát Hải.
- Cán bộ phòng Tài nguyên môi trường các địa phương có rừng ngập mặn ven biển TP. Hải Phòng (1 mẫu – 40 phiếu): cụ thể 10 phiếu cho cán bộ huyện Tiên Lãng, 10 phiếu cho cán bộ huyện Cát Hải, 10 phiếu cho cán bộ huyện Thủy Nguyên, 10 phiếu cho cán bộ quận Đồ Sơn.
2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Để hệ thống phiếu hỏi được hoàn thiện cả về mặt hình thức, nội dung và khả năng nhận biết câu hỏi của cư dân địa phương khi được hỏi thì đây là một phương pháp hết sức quan trọng, phiếu hỏi được thiết kế ra và gửi tới các chuyên gia trong ngành gồm các giáo sư, tiến sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành từ đó phiếu hỏi được chỉnh sửa để hoàn thiện hơn. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp chuyên gia trong xử lý, giám định mẫu và tra cứu tên khoa học các loài thực vật.
2.2.5. Các phương pháp phân tích, đánh giá
Các loài thực vật được xác định bằng phương pháp hình thái, dựa trên các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản và sinh dưỡng:
+ Mật độ cá thể của loài trong quần thể N: cây/m2 (tổng số cá thể/tổng diện tích).
+ Sự sinh trưởng và phát triển của các loài được theo dõi bằng các chỉ số đường kính thân (DBH), chiều cao vút ngọn (Hvn) và trạng thái của các cá thể (ra hoa, có quả...).
+ Khả năng tái sinh của quần xã được xác định bằng thành phần, mật độ, sức sống của cây tái sinh (cây mạ và cây con) của các loài thực vật ngập mặn.
+ Xác định những thiệt hại do thiên tai gây ra đối với thực vật (đỏ, gẫy cây do gió bão,…), do sâu bệnh (vàng lá, rụng lá, cây chết,…) hoặc do các nguyên nhân khác (cháy rừng, chặt cây trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng,…).
+ Xác định hiện trạng và sự thay đổi của cấu trúc các quần thể thực vật thông qua hiện trạng các cá thể (cây phát triển tốt, phát triển kém, rụng lá, gãy cành, gãy ngọn, đổ nghiêng, chết...)
- Xác định thành phần loài và vị trí các taxon:
Các loài được các định danh bằng phương pháp hình thái, dựa trên các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản và sinh dưỡng. Vị trí các taxon được sắp xếp theo hệ thống tham khảo của Vườn Thực vật Missouri – Hoa Kỳ (http://www.tropicos.org/).
- Phương pháp tính sinh khối các loài trong quần thể:
Sinh khối các loài trong các quần thể được tính theo Komiyama (2005): Đây là các biểu thức tương quan dùng để ước lượng sinh khối của thực vật ngập mặn (bao gồm cả bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất) dựa trên các số liệu của đường kính ngang ngực (D).
Sinh khối trên mặt đất: Wtop = 0,251 × ρ × D2,46
Trong đó: D: đường kính thân (DBH); H: chiều cao tán cây; ρ: mật độ gỗ của thân cây (tấn/m3). Đối với các loài thuộc họ Rhizophoraceae thì D = DR0.3 (đường kính thân ở vị trí cách cổ rễ 30 cm).
Tỉ trọng gỗ ρ trong các biểu thức sinh khối thường khác nhau, phụ thuộc vào tuổi và điều kiện sinh sống của từng loài cây hoặc giữa các loài cây với nhau.Dưới đây là giá trị ρ phổ biến của một số loài cây ngập mặn.
Bảng 2.2. Tỉ trọng gỗ ρ của một số loài thực vật ngập mặn
Họ Loài Tỉ trọng gỗ ρ Khu vực
Rhizophoraceae Rhizophora stylosaGriff. 0,840 Asia (tropical) South-East Sonneratiaceae Sonneratia caseolaris Engl. 0,387 Asia (tropical) South-East Rhizophoraceae Kandelia candelDruce. (L.) 0,460 Asia (tropical) South-East Myrsinaceae Aegiceras corniculatum
(L.) Blanco. 0,510 South-East Asia (tropical)
(Tham khảo của Oey Djoen Seng, in Soewarsono, P.H. 1990, Specific gravity of Indonesian Woods and Its Significance for Practical Use FRPDC, Forestry Department, Bogor, Indonesia, 1951).
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng sinh khối cây được xác định bằng công thức: B = Wtop + WR (kg).
Trong đó: Wtop là sinh khối trên mặt đất; WR là sinh khối dưới mặt đất. - Tính mật độ loài thực vật ngập mặn trên một đơn vị diện tích
Mật độ trên ha = 𝑆ố 𝑐á 𝑡ℎể đế𝑚 đượ𝑐