Sự đa dạng và đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật ngập mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố hải phòng (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sự đa dạng của thực vật ởcác hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố

3.1.1. Sự đa dạng và đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật ngập mặn

ngập mặn TP. Hải Phòng

3.1.1.1. Sự phân bố các trạng thái thảm thực vật ngập mặn trong vùng

Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng năm 2016, phần lớn diện tích rừng ngập mặn tại Hải Phòng là rừng trồng. Chỉ có 411 ha rừng ngập mặn tự nhiên, phân bố tại các xã Phù Long, Gia Luận thuộc đảo Cát Bà và các xã Văn Phong, thị trấn Cát Hải thuộc đảo Cát Hải.

Rừng ngập mặn trồng tại Hải Phòng có tổng diện tích khoảng 3.283 ha, bằng 83,1% tổng diện tích rừng ven biển thành phố, bao gồm 3 loại rừng trồng như sau:

- Rừng trang thuần loại: có tổng diện tích 1.617 ha, bằng 49,25% tổng diện tích rừng ven biển thành phố, phân bố trên bãi biển các huyện An Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Đồ Sơn, Cát Hải. Chất lượng rừng khá tốt, mật độ dày, đã phát huy được tác dụng phòng hộ đê biển, chắn sóng.

- Rừng bần thuần loại: có tổng diện tích 900 ha, chiếm khoảng 27,41% tổng diện tích rừng ngập mặn ven biển. Phân bố tại các vùng cửa sông thuộc huyện Thủy Nguyên.

- Rừng hỗn giao Trang - Bần: có diện tích khoảng 766 ha, chủ yếu ở các huyện Tiên Lãng, Hải An, Thuỷ Nguyên, Kiến Thụy.

Bảng 3.1. Hiện trạng các loại RNM ven biển Hải Phòng

TT Quận/Huyện Tổng diện tích (ha) Rừng tự nhiên (ha) Tồng diện tích (ha) Trang thuần loài (ha) Bần thuần loài (ha) Hỗn giao (Trang và Bần) (ha) 1 Thủy Nguyên 984 0 380 0 284 80 2 Hải An 950 0 567 400 76 100 3 Kiến Thụy 506 0 506 430 0 76

4 Tiên Lãng 1.231 0 1.231 739 261 231

5 Đồ Sơn 519 0 519 519 0 0

6 Cát Hải 482 411 71 71 0 0

Toàn thành

phố 3.694 411 3.283 1.617 900 766

Nguồn Sở NN&PTNT Hải Phòng, 2016

Về phân bố: Rừng ngập mặn tại Hải Phòng phân bố ở 6 huyện ven biển và thành phần loài cây ngập mặn cũng rất khác nhau. Cụ thể như sau:

- Tại huyện Thủy Nguyên, rừng ngập mặn phân bố dọc theo ven sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng, sông Ruột Lợn và sông Cắm, bao gồm 8 xã có rừng là: Gia Đức, Minh Đức, Tam Hưng, Phục Lễ, Phá Lễ, Lập Lễ, Thủy Triều và Dương Quang.

- Tại quận Hải An, RNM phân bố chủ yếu trên đảo Vũ Yên, đảo Đình Vũ và ven cửa Cấm kéo đến cửa Lạch Tray, thuộc các xã: Đông Hải, Nam Hải, Tràng Cát.

- Tại huyện Kiến Thụy, RNM phân bố dọc theo tuyến đê biển I, thuộc xã Hải Thành và Tân Thành, và dọc theo tuyến đê biển II thuộc xã Đại Hợp.

- Tại huyện Tiên Lãng, RNM phân bố trên bãi bồi chạy dọc theo tuyến đê biển III thuộc các xã Tiên Thắng, Hùng Thắng, Vinh Quang, Tiên Hưng và Đông Hưng.

- Tại quận Đồ Sơn, RNM phân bố trên bãi bồi ven biển dọc theo tuyến đê biển I thuộc phường Ngọc Hải và tuyến đê biển II thuộc phường Bàng La.

- Tại huyện Cát Hải, RNM phân bố trên đảo Cát Hải gồm các xã Đồng Bài, Nghĩa Lộ, Văn Phong, Hoàng Châu và thị trấn Cát Hải; trên đảo Cát Bà gồm các xã Gia Luận, Phù Long.

3.1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của các trạng thái thảm thực vật khu vực nghiên cứu

Vùng rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng được hình thành chủ yếu do sản phẩm bồi tụ của hệ thống sông Thái Bình. Thành phần cơ giới của đất khá phức tạp, từ đất cát rời đến đất cát pha, đất thịt và cả đất sét tùy theo vị trí địa lý và tác dụng

bồi lắng phù sa do ảnh hưởng của các khu rừng ngập mặn.Cấu trúc và độ phủ thảm thực vật ngập mặn khác nhau ở các khu vực tùy theo tính chất nền đáy và đặc tính thủy hóa khối nước. Các đặc trưng thảm thực vật ở từng khu vực như sau:

Khu vực Tiên Lãnglà khu vực rừng Bần trồng nhưng được trồng theo nhiều mốc thời gian khác nhau nên thảm thực vật ở đây cũng có sự phân tầng rõ rệt. Có thể chia thảm rừng ngập mặn khu vực này ra làm 5 tầng cây khác nhau. Tỷ lệ che phủ ở khu vực Tiên Lãng trung bình đạt 87,89%. Thảm thực vật ở đây là thuần Bần chua (Sonneratia caseolaris) với kích thước cây lớn nên tán cây rộng do đó tỷ lệ che phủ của cây là rất cao, nhiều điểm trong khu vực đạt tỷ lệ che phủ đến 100%. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm có tỷ lệ che phủ thấp như khu vực đầm nuôi, khu vực rừng mới trồng. Mật độ trung bình cây tái sinh thấp (1,56 cây/m2), nhưng chiều cao trung bình lại khá cao (21,17cm). Nguyên nhân là do Bần chua mặc dù có hơn 2000 hạt/quả nhưng khả năng nảy mầm là rất khó, hơn nữa khu vực này nuôi thủy cầm nhiều nên đàn thủy cầm này là một tác nhân làm giảm khả năng tái sinh. Một nguyên nhân quan trọng nữa là: tỷ lệ che phủ khu vực Tiên Lãng khá cao (trung bình 87,89%) nên cây con rất khó phát triển do ít khả năng cạnh tranh ánh sáng. Tuy nhiên, tán Bần chua không quá dày nên một số cây con phát triển được thì phát triển mạnh về chiều cao do đó chiều cao trung bình của cây con lại khá cao (21,17 cm). Một số điểm ở ven rìa rừng phía gần đê cũng có cây con tái sinh ở ven lạch nước, do ở phía trong nên những điểm này ít bị tác động của sóng và nguồn giống trôi dạt từ ngoài vào. Nói chung, mật độ cây tái sinh tự nhiên ở khu vực Tiên Lãng là thấp. Khu vực này chịu tác động lớn của sóng nên cần phải gây giống cây con trước khi trồng trên bãi triều mới.

Khu vực Bàng La - Đại Hợp và Ngọc Hải:Thảm thực vật ở đây thực sự trở thành bức tường che chắn bảo vệ đê biển. Nhờ có thảm thực vật mà bãi triều khu vực Bàng La - Đại Hợp đang ngày càng được bồi tụ lấn xa ra biển.Khu vực bãi bồi ngoài đê xã Hải Thành là thảm thực vật tự nhiên, mặc dù ở đây đã từng quây đầm nuôi trồng thủy sản nhưng hiện nay đã bỏ.Thành phần cây ngập mặn ưu thế ở đây là Mắm quăn (Avicenia lanata), còn phía ngoài bãi bồi mới thì đang trồng Bần chua

nhưng chịu tác động lớn của sóng, gió từ biển nên rất khó phát triển.Mật độ che phủ của thảm thực vật ngập mặn trong khu vực là khá cao trung bình 89%.Một số điểm như khu vực Bàng La - Đại Hợp với quần xã Trang - Bần chua có điểm độ che phủ lên đến 100%.

Khu vực Tràng Cát - Đình Vũ: Thành phần loài cây ngập mặn phân bố trong khu vực này là kém đa dạng với 15 loài, thành phần chủ yếu là Bần chua phân bố trên bãi triều tự nhiên và trong đầm nuôi thủy sản (khu vực Đình Vũ), tập trung nhiều ở khu vực Tràng Cát với chiều cao phân tầng từ 200 - 600 cm. Ngoài ra trong đầm nuôi thủy sản còn có sự phân bố của Đước vòi, Ráng, Giá ở khu vực Đình Vũ, hay Sú trên bãi triều Tràng Cát.

Khu vực Phù Long (Cát Hải): Mật độ che phủ của thảm thực vật khu vực Phù Long rất cao (trung bình 88,89%). RNM ở đây bị chặt phá làm đầm nuôi, nên bị suy giảm nghiêm trọng, sau một vài năm việc nuôi trồng thủy sản một cách tự phát đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nên có rất nhiều đầm nuôi bỏ hoang.Nhận thức được vai trò to lớn của RNM chính quyền và người dân địa phương đã có nhiều biện pháp khắc phục và bảo vệ tốt.Chính vì vậy thảm thực vật ở đây có điều kiện để phục hồi, rất nhiều đầm nuôi đã có cây ngập mặn phân bố.Nhiều điểm trong các đầm nuôi, độ che phủ của TVNM lên đến 100%.Trên bãi triều dọc hai bên lạch Cái Viềng thảm thực vật ngập mặn phân bố có độ che phủ cao, nhiều điểm đạt tới trên 90%.

Qua phân tích số liệu thực tế khảo sát năm 2013 và so sánh với các tài liệu đã công bố vềthảm TVNM ven bờ Hải Phòng có thể nhận xét như sau:

Đặc điểm cấu trúc phân tầng RNM mang nét đặc trưng cho từng khu vực: khu vực Phù Long (Cát Hải) và Bằng La – Đại Hợp tầng cây 200 – 400 cm chiếm ưu thế, khu vực Tràng Cát – Đình Vũ và Tiên Lãng tầng cây 400 – 600 cm chiếm ưu thế. Tầng cây 400 – 600 cm đang có xu hướng tăng lên, do quần xã Bần chua trồng đang phát triển và được bảo vệ tốt. Do được bảo vệ tốt, tỷ lệ che phủ của thảm thực vật ngập mặn trong khu vực khá cao, nhiều điểm lên đến 100%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố hải phòng (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)