Giá trị kinh tế của cácloài cây ngập mặn và các quần thể thực vật ngập mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố hải phòng (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Vai trò và giá trị của tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn

3.2.1. Giá trị kinh tế của cácloài cây ngập mặn và các quần thể thực vật ngập mặn

ngập mặn TP. Hải Phòng

Dựa theo kết quả nghiên cứu của Adger (1996) dể xác định sơ đồlượng giá tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái rừng ngập mặn, luận văn đã xác định được sơ đồ tổng giá trị kinh tế (TEV) của khu vực RNM ven biển Hải Phòng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp được thể hiện chi tiết như sau:

3.2.1.1. Giá trị sử dụng trực tiếp

a.Giá trị về cây thuốc và thực phẩm ăn được

Rừng ngập mặn cũng cung cấp nhiều cây thuốc dân gian để trịmột sốbệnh thông thường như viêm ruột, đau bụng, viêm họng bị loét, chữa trị vết thương bị hở miệng, cầm máu…Sởdĩ trong rừng ngập mặn có thể chữa được một số bệnh kể trên là do trong vỏ cây, rễ và lá… của một số loài thực vật ngập mặn như cây Giá (Excoecaria agallocha Lour.), Quao nước (Dolichandrone spathacea L.f. Schum.), Ô rô (Acanthus ilicifolius Linn.), Ráng (Acrostichum aureum L.), Cóc kèn (Deris trifoliata Lour.)...cóchứa chất tanin, đây là chất có khả năng kháng khuẩn cao.

Những loài cây thuốc chữa bệnh hay bổ dưỡng cho con người (THU) có mặt ở hầu hết các họ thực vật, nhiều nhất là nằm trong các họ như: Cúc (Asteraceae) 14 loài, Bông (Malvaceae) 5 loài, Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 9 loài, Hòa thảo (Poaceae) 11 loài.…

Ngoài ra đây cũng là nơi cung cấp nguồn thực phẩm khá dồi dào phong phú với các loại rau củ quả có thể ăn trực tiếp hoặc thông qua chế biến như các loài có ở các họ như: Cúc (Asteraceae) 5 loài, Rau dền (Amaranthaceae) 3 loài, Rau muối (Chenopodiaceae) 2 loài, Nho (Vitaceae) 1loài.…

Kết quả điều tra thu được có 15 hộtrên tổng số 20 hộđiều tra ở khu vực ven biển huyện Tiên Lãng có sử dụng thực vật ngập mặn để điều trị bệnh, chủ yếu khai thác các cây thuộc họ Cúc, Hòa thảo, ô rô, cây giá, chiếm 75%, và ước tính chi phí khi điều trị các bệnh này bằng thuốc tây trung bình mỗi hộ phải chi trả 300.000 đồng/năm.

Vậy trong 20 hộ có 75% khai thác dược liệu, nên trong tổng số 60 hộ trên toàn bộ khu vực RNM ven biển Hải Phòng thì có thể tính tương ứng 45 hộ tham gia khai thác cây thuốc. Doanh thu thu được từ cung cấp dược liệu của khu vực RNM ven biển Hải Phòng tạm tính trung bình hàng năm là:

45 hộ × 900.000 đồng/năm/hộ = 40.500.000 đồng/năm. b. Giá trị lấy gỗ và các công dụng khác

Trước đây người dân xung quanh các khu vực RNM thường vào khai thác và chặt phá các cây thực vật ngập mặn thân gỗ để làm củi đốt.Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, công tác bảo vệ rừng ngập mặn đã được sự quan tâm và quản lý của chính quyền địa phương cùng với người dân nên hầu như việc chặt phá và khai thác cây làm củi đốt được hạn chế.

Những loài cây cho gỗ xây dựng, đóng đồ đạc như trong Đước (Rhizophoraceae) 4 loài, Vẹt dù, Trang, …

Những loài cây có thể khai thác làm củi đốt hay một số công dụng khác (giấy, cải tạo đất, …) có ở các họ như: họ Đậu (Fabaceae) 2 loài, Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 2 loài (Sonneratiaceae) 3 loài, Hòa thảo (Poaceae) 3loài, …

Những loài cây cho tinh dầu (CTD) có trong các họ như Cúc (Asteraceae) 7 loài, Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) 4 loài, Cói (Cyperaceae) 2 loài, …

Tuy nhiên, kết quả điều tra 15 hộ ở xã Phù Long huyện Cát Hải trên tổng số 60 hộ trên toàn bộ khu vực nghiên cứu thì có 4 hộ vào RNM khai thác gỗ, củi, chiếm tỷ lệ 26,67%.Hay có thể tạm tính tương ứng trên toàn khu vực nghiên cứu là 16 hộ.

Theo kết quả ghi nhận được từ Ủy ban nhân dân xã Phù Long và ông Nguyễn Văn Giàu – Ban Quản lý VQG Cát Bà, có khoảng 9 hộ vào khai thác củi tại khu vực rìa ngoài VQG Cát Bà, chủ yếu các hộ này không chặt phá mà chỉ lượm nhặt những cành cây gãy, và những cây đã chết nên được phép vào khai thác.

Ước tính doanh thu của một hộ vào tham gia khai thác củi Ở VQG Cát Bà nói riêng và trên toàn thể khu vực nghiên cứu nói chung, trung bình là 2.960.000đồng/năm.Vậy giá trị củi đốt và các công dụng khác mà VQG Cát Bà mang lại cho người dân khi vào khai thác hàng năm lên đến26.640.000 đồng/năm.

c. Giá trị làm cảnh

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng ngoài cung cấp củi đốt, dược liệu còn cung cấp cây cảnh. Kết quá điều tra thu được có 7 hộ trên 20 hộ khai thác cây cảnh tại xã Phù Long huyện Cát Hải, ước tính giá trị cây cảnh mang về trung bình mỗi hộ là 8.750.000 đồng/năm/hộ.

Những loài cây làm cảnh, cho bóng mát như trong các họ Náng (Amaryllidaceae) 1 loài, Ráng thư dực (Thelypteridaceae) 1 loài, Bòng bong (Schizaeaceae) 1 loài, …

Tổng giá trị về cây cảnh của rừng ngập mặn Hải Phòng được khai thác trong 20 hộ thuộc khu vực xã Phù Long là: 61.250.000 đồng.

3.2.1.2. Giá trị sử dụng gián tiếp

Trong giá trị sử dụng gián tiếp của rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng, có giá trị điều hòa vi khí hậu, chắn sóng gió bão, giá trị hấp thụ bụi... Với những giá trị này do trong thời gian ngắn, yêu cầu kỹ thuật phân tích và đánh giá phức tạp nên luận văn chưa đánh giá được. Học viên chỉ mới xác định được giá trị về tích lũy cacbon, du lịch sinh thái trên tinh thần tham khảo và ước tính.

a. Giá trị tích lũy cacbon

Để đánh giá về giá trị tích lũy cacbon, luận văn đã sử dụng kết quả nghiên cứu về tổng cacbon tích lũy (tấn/ha/năm) hàng năm của rừng ngập mặn ven biển thành phố Hải Phòng của Vũ Mạnh Hùng và các cộng sựnăm 2015.

Bảng 3.16. Tích luỹ cacbon hàng năm của RNM ven biển TP. Hải Phòng

Tên loài Sinh khối trên

(tấn/ha)

Sinh khối dưới (tấn/ha)

Tổng lượng Cacbon tích lũy hàng năm

(tấn/ha/năm)

Đước vòi (Rhizophora

stylosa) 4,03 ± 0,31 2,38 ± 0,16 2,69 ± 0,19

Trang (Kandelia

Candel) 10,38 ± 0,55 5,63 ± 0,26 6,72 ±0,34

Bần chua (Sonneratia

caseolaris) 294,43 ± 24,67 114,16 ± 8,9 171,61 ± 14,1

Ghi chú: Giá trị trong bảng = giá trị trung bình ± SE với p < 0,05.

Nguồn Vũ Mạnh Hùng và cs, 2015

Tổng sinh khối cây được xác định bằng công thức: B = Wtop + WR. Trong đó: Wtop là sinh khối trên mặt đất; WR là sinh khối dưới mặt đất.Tổng số sinh khối của cây sẽ được chuyển đổi thành sinh khối cacbon trên cây với hằng số 0,42, điều đó có nghĩa là tỉ lệ trung bình là lượng cacbon chiếm 42% tổng sinh khối cây [35].

Ta chỉ xét ởkhu vực rừng ngập mặn tự nhiên thì trong các loại cây ngập mặn tại Hải Phòng, loài Đước vòi (Rhizophora stylosa)có thể coilà các loài chiếm ưu thế hơn cả. Tạm tính theo bảng 3.16 ta có thể dùng tổng cacbon tích lũy (tấn/ha/năm) của loài này để ước tính giá trị tích lũy cacbon của rừng ngập mặn tự nhiên ven biền Hải Phòng (411 ha). Và để cắt giảm một đơn vị cacbon, cần tiêu phí 15,67 USD/1 tấn cacbon [35].

Giá trị tích lũy cacbon của rừng ngập mặn tự nhiên tại Hải Phòng tạm tính với loài Đước vòi (Rhizophora stylosa)là: 2,69 tấn/ha/năm × 411 ha × 15,67 USD/1 tấn Cacbon = 17.324,59 USD. Chuyển đổi 1 USD = 22.875 đồng (tháng 6/2018), ta thu được là 396.300.118 đồng.

b. Giá trị về du lịch sinh thái

Để xác định được giá trị du lịch của rừng ngập mặn ven biển Hải Phòng, theo số liệu ghi nhận được từcán bộ địa phương và người dân một số khu vực, trung bình có khoảng 300 người/tuần, thời gian để có thể tham quan du lịch là trong vòng 4 tháng từ tháng 4 tới tháng 7. Với mức giá của mỗi lượt khách phải chi trả là 200.000 đồng/lần.

Vậy ước tính giá trị về du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hải Phòngthu được là: 960.000.000 đồng/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển thành phố hải phòng (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)