Chỉ tiêu theo dõi
Gà trống (n = 08) Gà mái (n = 87) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Hình dáng Thanh gọn, lông xù, xước 08 100 87 100 Màu lông Đỏ tía 6 75,00 Đỏ nâu 2 25,00 Lá chuối khô 77 63,36 Vàng nâu 30 24,79 Vàng rơm 9 7,44 Màu khác 5 4,13 Màu mỏ Vàng đen 5 62,50 68 78,16 Vàng 3 37,50 19 21,84 Màu da Trắng 8 100 85 97,70 Đen 0 0,00 02 2,30
Màu chân Màu chì 6 75,00 82 94,25
Vàng nhạt 2 25,00 5 5,75
Kiểu mào Cờ (đơn) 7 87,50 80 91,95
Kết quả bảng 4.4 cho thấy: Gà Lông Xước lúc 20 tuần tuổi có hình dáng thanh gọn, lông xù, xước; màu lông khá đa dạng và có sự khác biệt giữa con trống và con mái. Cụ thể, gà trống có hai màu lông cơ bản là đỏ tía (chiếm 75,00%) và đỏ nâu (25,00%). Ở gà mái, màu lá chuối khô chiếm ưu thế hơn với tỷ lệ 63,36%, tiếp đến là màu vàng nâu (24,79%), màu vàng rơm (7,44%), màu khác (đen, trắng) chiếm tỷ lệ 4,13%.
Gà Lông Xước chủ yếu có mỏ màu vàng đen (62,50% ở gà trống và
78,16% ở gà mái), một số (21,84% - 35,00%) gà có mỏ màu vàng.
Đa số da của gà Lông Xước trưởng thành có màu trắng (100% ở gà trống và 97,70% ở gà mái).
Quan sát chân của gà Lông Xước, chúng em nhận thấy có hai màu khác nhau; trong đó cả gà trống và gà mái có chân màu chì chiếm ưu thế (75,00% -
94,25%), số còn lại (5,75% - 25,00%) có chân màu vàng nhạt.
Từ kết quả điều tra về đặc điểm ngoại hình của gà Lông Xước nuôi tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, bước đầu chúng em có nhận xét: cần tiến hành chọn lọc những đặc điểm ngoại hình ưu thế của gà Lông Xước để phục vụ cho công tác bảo tồn, khai thác và phát triển giống gà này trong thời gian tới. Con trống nên chọn lọc những cá thể khỏe mạnh, vóc dáng chắc khỏe; lông xước toàn thân, có màu lông đỏ tía hoặc đỏ nâu, mào cờ hoặc hoa hồng, đỏ tươi, mắt có màu nâu, mỏ màu vàng đen, chân mùa chì. Với con mái, ưu tiên chọn những gà có đặc điểm: lông xước toàn thân, có màu lá chuối khô hoặc màu vàng nâu, mào cờ hoặc hoa hồng, màu đỏ tươi, mắt nâu, mỏ vàng đen, chân màu chì.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng em đã so sánh với các nghiên cứu của các tác giả khác và thấy rằng, gà Lông Xước có những đặc điểm về ngọai hình rất đặc trưng và khác biệt các giống gà khác. Theo Nguyễn Huy Đạt và cs (2005) [7], gà Ri lúc 20 tuần tuổi con trống dáng chắc khỏe, mào, tích phát triển, quanh cổ xuất hiện lông cườm vàng óng, chân có hai hàng vảy rõ, chân và mỏ màu vàng; con mái thân hình thon nhỏ, đầu nhỏ, mào đơn, dái tai phát
triển, lông toàn thân màu vàng rơm điểm nhứng lông đen đầu cánh và chót đuôi. Khi nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của gà Hồ lúc 20 tuần tuổi, Hồ Xuân Tùng và cs (2009) [28] đã cho biết, con mái có màu lông nâu nhạt, con trống có màu đen đỏ, mào nụ, chân vàng, mỏ vàng.
Nguyễn Hữu Lương và Trần Thị Loan (2009) [14], Lê Thị Thu Hiền và cs (2015) [10] cho biết, gà Đông Tảo khi mới nở có màu lông trắng đục và trắng, gà trưởng thành có tầm vóc tương đối lớn, thô; gà Đông Tảo có thân dài, kết cấu chắc khỏe, xương to; gà trống có lông màu nâu đỏ, đỏ tía (màu mã lĩnh), gà mái có màu lông nâu, nâu nhẹt; mào kép hay nụ, hoa hồng hay bèo dâu; gà trưởng thành chân rất to, thô xù xì có vảy rồng, có 4 hàng vảy.
Năm 2012, Trịnh Phú Cử và cs [4] đã công bố đặc điểm ngoại hình của gà Liên Minh được nuôi bảo tồn tài địa phương và cho biết, lúc 30 tuần tuổi con trống có màu lông đỏ tía ở cổ, lưng và cánh, phần bụng có màu vàng rơm, phần lông đuôi và một số lông cánh có màu đen ánh xanh; gà mái lông màu vàng rơm, phần lông đuôi và một số lông cánh màu đen, vùng cổ tiếp giáp với thân ở một số con có đốm đen hoa mơ; cả gà trống và gà mái da chân, mỏ đều vàng đậm.
Nguyễn Bá Mùi và cs (2012) [19] cho biết, nghiên cứu đặc điểm ngoại hình gà lông cằm thấy gà trống có 2 màu cơ bản là màu đỏ tía và màu đỏ nâu; con mái có màu vàng rơm và vàng nâu
Theo Nguyễn Hoàng Thịnh và cs (2016) [23], gà nhiều ngón là giống gà mang nguồn gen hiếm của đồng bào dân tộc thuộc khu vực rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; gà có đặc điểm: thân hình cân đối, nhanh nhẹn, đầu nhỏ, tròn, cổ cao, mắt linh hoạt, lông dày và có đặc điểm ngoại hình như gà Ri: con trống chỉ yếu có màu nâu đỏ (95%), con mái chỉ yếu có màu nâu và vàng sẫm; mào gà chủ yếu là mào đơn (trên 90%); đa số gà trống (98,8%) có 6 - 8 ngón, gà mái (90,16%) có 5 - 7 ngón; không phát hiện có gà nào có 9 ngón.
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đặc điểm ngoại hình của gà lông chân với các kết quả nghiên cứu của các tác giả, có thể thấy rằng, gà Lông Xước có một số ngoài đặc điểm ngoại hình gần giống với các giống địa phương khác, nhưng đặc điểm biểu hiện lông xước toàn thân là đặc điểm ưu thế, rất đặc trưng của giống gà này và không thể nhầm lẫn với các giống gà bản địa khác.
4.2.2. Nghiên cứu kích thước các chiều đo cơ thể gà ở 20 tuần tuổi
Kích thước các chiều đo tạo nên cấu trúc cơ thể, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tính biệt, giai đoạn phát triển, đồng thời cũng là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia cầm. Kích thước chiều đo tạo nên cấu trúc cơ thể để nhận biết là gà hướng trứng, hướng thịt hay kiêm dụng trứng thịt, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tính biệt, giai đoạn phát triển, cũng là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất trứng, thịt của gia cầm.
Chúng em tiến hành kiểm tra một số kích thước các chiều đo của gà trống và gà mái Lông Xước lúc 20 tuần tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kích thước một số chiều đo của gà Lông Xước (cm)
Chỉ tiêu Trống (n = 08) Mái (n = 24) P X mX X mX Dài cổ 15,18a 0,59 12,89b 0,45 0,04 Dài thân 20,12a 0,67 16,50b 0,43 0,02 Dài lườn 16,90a 0,60 12,85b 0,32 0,02 Vòng ngực 27,86a 0,86 25,32b 0,56 0,03 Vòng chân 3,35a 0,12 2,95b 0,17 0,001 Dài đùi 19,32a 0,31 16,71b 0,57 0,01 Dài bàn chân 10,42a 0,12 6,79b 0,12 0,002
Ghi chú: Trên cùng hàng ngang các số trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Từ kết quả ở bảng 4.5 cho thấy kích thước các chiều đo ở con trống cao hơn so với con mái. Tầm vóc của gà Lông Xước có các đặc điểm thiên về gà kiêm dụng thịt-trứng. Dài thân ở gà trống và gà mái lần lượt là 20,12 cm, 16,50 cm. Dài lườn của gà trống và gà mái lần lượt là 16,90 cm, 12,85 cm. Vòng ngực của gà trống và gà mái lần lượt là: 27,86 cm, 25,32 cm; cả gà trống và gà mái đều có dáng hình chữ nhật thanh tú, nhỏ, gọn thiên về gà hướng thịt trứng. So sánh với gà Mía có cùng lứa tuổi trong tài liệu của Lê Viết Ly (2004) [16] thì các chỉ tiêu này là tương đương, không khác nhau nhiều.
4.3. Tỷ lệ nuôi sống gà Lông Xước
Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi không những để đánh giá khả năng sinh sản mà còn là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất chung của gia cầm. Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống còn phản ánh sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm, đánh giá chất lượng của đàn bố mẹ. Tỷ lệ nuôi sống chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh và chất lượng đàn giống. Tuy nhiên, sức sống biểu hiện ở thể chất và trước hết được xác định bởi khả năng có tính di truyền của động vật có thể chống lại những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường, cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh. Giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi, gà con ảnh hưởng do chất lượng giống sau khi ấp nở, chế độ chăm sóc và đặc biệt là chế độ nhiệt độ chuồng nuôi.
Khi thực hiện thí nghiệm theo dõi đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất gà Lông Xước, chúng em đã triển khai chăm sóc, nuôi dưỡng, cách ly phòng bệnh và vệ sinh thú y định kỳ nên tỷ lệ nuôi sống đạt rất cao. Kết quả được thể hiện qua các bảng 4.6, 4.7.
Số liệu tại bảng 4.6 cho thấy: tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn này khá cao nhưng không tuân theo quy luật nào. Ở giai đoạn này gà bị chết chủ yếu là do sức đề kháng kém. Ở tuần thứ 8, kết thúc giai đoạn gà con chuyển sang giai
đoạn gà dò, chúng em lại tiếp tục chọn lọc để loại đi những con không đủ tiêu chuẩn giống.
Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lông Xước từ 1 - 8 tuần tuổi (n=3 đàn) Tuần tuổi Trong tuần Cộng dồn X mX X mX 0 - 1 99,49 6,54 99,49 2,96 1 - 2 99,77 6,00 99,26 4,02 2 - 3 99,86 3,62 99,12 3,06 3 - 4 99,37 2,96 98,50 3,65 4 - 5 99,57 4,55 98,08 4,98 5- 6 99,71 4,94 97,79 3,75 6 -7 99,07 1,51 96,89 4,33 7 - 8 99,53 3,35 96,44 1,99
Bảng 4.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà hậu bị giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi (%)
Tuần tuổi
Trống (n=3) Mái (n=3)
Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn
X mX X mX X mX X mX 8 - 9 100,00 4,39 100,00 4,39 100,00 2,98 100,00 2,98 9 - 10 99,32 3,20 99,32 2,92 99,01 1,51 99,01 1,51 10 - 11 99,66 3,71 98,99 3,55 99,67 2,16 98,68 2,14 11 - 12 99,66 3,31 98,65 2,99 99,66 3,02 98,34 2,98 12 - 13 99,93 2,62 98,58 2,17 99,66 2,19 98,01 2,16 13 - 14 99,66 2,97 98,24 2,92 100,00 2,98 98,01 2,92 14 - 15 99,79 4,56 98,04 4,27 99,86 4,35 97,88 4,26 15 - 16 86,49 4,28 84,80 2,40 93,37 2,64 91,39 2,58 16 - 17 98,80 1,51 83,78 1,28 99,86 1,53 91,26 1,39 17 - 18 99,19 3,34 83,11 2,50 99,42 2,99 90,73 2,73 18 - 19 100,00 4,60 83,11 3,82 99,27 4,56 90,07 4,14 19 - 20 100,00 3,63 83,11 3,01 99,26 3,60 89,40 3,24
Giai đoạn gà hậu bị (9 - 20 tuần tuổi) là giai đoạn cho ăn hạn chế theo khẩu phần định sẵn về lượng thức ăn cho ăn để khống chế khối lượng cơ thể nhằm mục đích để gà không tích lũy mỡ, giúp gà khối lượng đạt chuẩn khi bước vào chu kỳ đẻ, nâng cao sức sản xuất trứng. Giai đoạn này gà có khả năng chống đỡ dịch bệnh cao hơn giai đoạn trước do đã được tiêm đầy đủ các loại vắc xin và kháng sinh. Tỷ lệ nuôi sống trong tuần của đàn gà hậu bị ổn định trong khoảng từ 86,49% - 100% ở con trống và 93,37% - 100% ở con mái. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn tính đến 20 tuần tuổi (kết thúc giai đoạn hậu bị) đạt 83,11% ở con trống và 89,40% ở con mái. Tuy nhiên quan sát bảng trên thấy rằng tỷ lệ nuôi sống ở tuần tuổi 16 thấp do chúng em đã tiến hành chọn lọc và loại thải các con gà không đủ tiêu chuẩn giống. Thông thường chúng ta chỉ tiến hành chọn giống ở tại các thời điểm 9 tuần tuổi và 19 tuần tuổi. Tuy nhiên gà thí nghiệm của chúng em là gà địa phương, trong thời gian theo dõi nhận thấy có một số gà có biểu hiện gầy, nên chúng tôi đã tiến hành chọn lọc thêm ở thời điểm 16 tuần tuổi. Điều này cho thấy đàn gà thí nghiệm của chúng em được chọn lọc rất kỹ, đàn gà có sức sống cao, khả năng kháng bệnh và thích nghi tốt với điều kiện của môi trường. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Mùi và cs (2012)[19] trên đàn gà Ri thuần tỷ lệ nuôi sống từ 0 -19 tuần tuổi đạt 93,85%.
Có được kết quả về tỷ lệ nuôi sống gà Lông Xước như vậy là do: Trong thời gian chuẩn bị tiến hành đề tài nghiên cứu, gà được tuyển chọn và chọn lọc khá kỹ càng để làm đàn hạt nhân, hệ thống chuồng nuôi được chuẩn bị tốt về điều kiện vệ sinh thú y, quá trình thực hiện đề tài công tác theo dõi, chăm sóc và nuôi dưỡng được thực hiện tỉ mỉ và việc ghi chép tiến hành đúng phương pháp, công tác phòng dịch luôn được chủ động đặt lên hàng đầu, chuẩn bị đầy đủ, kịp thời về thức ăn, vệ sinh chuồng trại và chấp hành nghiêm chỉnh lịch tiêm phòng vắc xin. Đàn gà Lông Xước được lưu giữ có khả năng chống chịu với điều ngoại cảnh tốt và khả năng kháng bệnh hơn một số loại gà khác.
4.4. Kết quả sinh trưởng của gà Lông Xước thí nghiệm
4.4.1. Khối lượng cơ thể gà Lông Xước qua các giai đoạn
Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi được trình bày tại bảng 4.8 và 4.9.
Bảng 4.8. Khối lượng cơ thể của gà Lông Xước giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi (g)
Ngày tuổi X mx Cv SS 28,72 ± 1,27 6,23 1 50,14 ± 1,43 4,02 2 79,48 ± 1,72 3,06 3 132,62 ± 5,30 5,65 4 189,10 ± 6,66 4,98 5 260,84 ± 10,61 5,75 6 320,18 ± 9,80 4,33 7 410,07 ± 20,27 6,99 8 513,28 ± 33,50 9,23
Kết quả bảng 4.8 và hình 4.1 cho thấy, khối lượng cơ thể gà lông Xước tăng đều qua các tuần tuổi. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm.
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà Lông Xước giai đoạn 0 -8 tuần tuổi
Ở 01 ngày tuổi gà Lông Xước có khối lượng là 28,72 g. So với các giống gà: Mía, Hồ và Móng trong nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản thì gà Lông Xước có khối lượng thấp hơn (Hồ Xuân Tùng và cs, 2009 [28]: gà Mía có khối lượng 30,3g, gà Hồ có khối lượng là 31,8g và gà Móng có khối lượng là 31,6g). So với gà Ri theo công bố của Lê Viết Ly (2004)[16] thì gà Ri mới nở có khối lượng là 30,76g. Khối lượng gà Lông Xước tương đương với gà lông cằm (28,78g) nuôi tại Lục Ngạn, Bắc Giang (Nguyễn Bá Mùi và cs, 2012) [19]. Tuy nhiên, so với gà nhiều ngón được nuôi tại vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ thì gà Lông Xước có khối lượng cơ thể cao hơn (27,89g) (Nguyễn Hoàng Thịnh và cs, (2016) [23]. Khối lượng của gà lông Xước 1 ngày tuổi so với khối lượng của gà Tre (20,13g) thì lớn hơn (Bùi Thị Phượng và cs, 2019[20]). Như vậy, khối lượng của gà Lông Xước khi mới nở nhỏ hơn nhóm gà Mía, Hồ, Móng, Ri và lớn hơn nhóm gà sáu ngón, gà Tre.
Tại thời điểm 8 tuần tuổi, khối lượng gà lông Xước là 513,28g. Khối lượng gà Hồ, gà Mía và gà Móng tương ứng ở tuần tuổi này là 462,3g, 597,3g và 608,5g (Hồ Xuân Tùng và cs 2009 [28]). Kết quả nghiên cứu này cho thấy gà lông Xước có năng suất tương đương các giống gà nội đã được công bố nhưng sinh trưởng kém hơn các giống nhập nội Lương Phượng, Kabir, Tam Hoàng (Nguyễn Bá Mùi và cs, 2012) [19].
Sau khi tách trống mái ở tuần thứ 9, gà trống và gà mái có khối lượng chênh lệch nhau: gà trống là 683,70g; gà mái là 610,3g, càng về sau sự chênh lệch giữa gà trống và gà mái càng rõ; ở tuần thứ 12 khối lượng trống là 1.110g và mái là 932,7g, tuần thứ 15 là 1.353,41g đối với con trống và 1.120,82g đối với con mái.
Bảng 4.9. Khối lượng cơ thể gà Lông Xước giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi (g/con) Tuần tuổi Gà trống (n=3) Gà mái (n=3) x m X CV% X mx CV% 9 783,70 ± 24,46 5,06 610,3 ± 18,94 4,39 12 1.210,00 ± 35,18 4,48 932,70 ± 28,49 4,32 15 1.453,41 ± 49,57 5,18 1.120,82 ± 29,96 3,78 18 1.640,89 ± 54,52 4,94 1.338,81 ± 45,54 4,81 20 1.768,42 ± 64,37 5,36 1.427,08 ± 63,37 6,28
Đến tuần thứ 18 khối lượng con trống là 1.560,89g, con mái là 1.338,81g; con trống đạt 1.698,42g, con mái đạt 1.427,08g ở tuần thứ 20. Theo Nguyễn Bá Mùi và cs (2012)[19], khối lượng gà lông cằm ở tuần thứ 9 con trống là 900,74g, con mái là 734,83g; lúc 12 tuần tuổi con trống là