Kích thước các chiều đo tạo nên cấu trúc cơ thể, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tính biệt, giai đoạn phát triển, đồng thời cũng là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của gia cầm. Kích thước chiều đo tạo nên cấu trúc cơ thể để nhận biết là gà hướng trứng, hướng thịt hay kiêm dụng trứng thịt, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, tính biệt, giai đoạn phát triển, cũng là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất trứng, thịt của gia cầm.
Chúng em tiến hành kiểm tra một số kích thước các chiều đo của gà trống và gà mái Lông Xước lúc 20 tuần tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kích thước một số chiều đo của gà Lông Xước (cm)
Chỉ tiêu Trống (n = 08) Mái (n = 24) P X mX X mX Dài cổ 15,18a 0,59 12,89b 0,45 0,04 Dài thân 20,12a 0,67 16,50b 0,43 0,02 Dài lườn 16,90a 0,60 12,85b 0,32 0,02 Vòng ngực 27,86a 0,86 25,32b 0,56 0,03 Vòng chân 3,35a 0,12 2,95b 0,17 0,001 Dài đùi 19,32a 0,31 16,71b 0,57 0,01 Dài bàn chân 10,42a 0,12 6,79b 0,12 0,002
Ghi chú: Trên cùng hàng ngang các số trung bình mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Từ kết quả ở bảng 4.5 cho thấy kích thước các chiều đo ở con trống cao hơn so với con mái. Tầm vóc của gà Lông Xước có các đặc điểm thiên về gà kiêm dụng thịt-trứng. Dài thân ở gà trống và gà mái lần lượt là 20,12 cm, 16,50 cm. Dài lườn của gà trống và gà mái lần lượt là 16,90 cm, 12,85 cm. Vòng ngực của gà trống và gà mái lần lượt là: 27,86 cm, 25,32 cm; cả gà trống và gà mái đều có dáng hình chữ nhật thanh tú, nhỏ, gọn thiên về gà hướng thịt trứng. So sánh với gà Mía có cùng lứa tuổi trong tài liệu của Lê Viết Ly (2004) [16] thì các chỉ tiêu này là tương đương, không khác nhau nhiều.