Lịch dùng vắc xin cho gà Lông Xước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà lông xước nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 35 - 37)

Ngày tuổi Loại vắc xin dùng và cách sử dụng Phòng bệnh

1 Marek: tiêm dưới da cổ 0,2 ml/con Bệnh Marek

5 Lasota lần1: Nhỏ mắt 01 giọt/con Phòng bệnh Newcastle 10 Gumboro lần 1: Nhỏ miệng 1 giọt/con

Đậu gà (chủng vào màng cánh)

Phòng bệnh Gumboro Phòng bệnh Đậu gà 21 Gumboro lần 2: Nhỏ miệng 1 giọt/con Phòng bệnh Gumboro 28 Lasota lần 2: Nhỏ mắt 01 giọt/con Phòng bệnh Newcastle 35 Cúm gia cầm Vifluvac: tiêm gốc cánh

42 Coryza: Tiêm bắp 0.5ml/con Phòng bệnh Coryza 56 Newcastle hệ 1: Tiêm dưới da cánh

0,5 ml/con Phòng bệnh Newcastle

4.1.2.2. Chẩn đoán và điều trị bệnh

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ của cô giáo, cùng với kiến thức đã học ở trường, em đã tham gia chẩn đoán và điều trị cho đàn gà tại nơi em thực tập. Hằng ngày em chăm sóc và theo dõi đàn gà để phát hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán thông qua quan sát triêu chứng lâm sàng. Trong trại thường xảy ra các bệnh như: cầu trùng gà và bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD). Do em thường xuyên quan sát và theo dõi gà, vì vậy luôn phát hiện bệnh sớm và tiến hành tách số con bị bệnh để điều trị riêng, tỷ lệ khỏi đạt 99 - 100%. Tuy nhiên, qua theo dõi, chúng em thấy gà thường hay tái phát bệnh CRD nhưng ở thể nhẹ hơn. Sau đây là chi tiết về hai bệnh trên và kết quả điều trị bệnh của đàn gà thí nghiệm được biểu thị ở bảng 4.2.

Bệnh cầu trùng ở gà

Trong quá trình chăn nuôi đàn gà con, mặc dù trại vẫn thường xuyên phòng bệnh cầu trùng theo lịch, tuy nhiên khi theo dõi, quan sát, vẫn thấy đàn gà có có một số con có biểu hiện kém ăn, lông xù, mào và niêm mạc nhạt, phân loãng hoặc sệt, phân có màu sôcôla, có trường hợp phân gà có lẫn máu nghi là bệnh cầu trùng.

Vì vậy, em đã tiến hành xây dựng phác đồ điều trị bệnh cho cả đàn gà 86 con. Phác đồ và liệu trình điều trị cụ thể như sau :

Rigecoccin - WS: Liều 1g/4 lít nước uống, kết hợp với Hepatol 2ml/1 lít nước.

Kết quả: Cho gà uống liên tục trong 3 - 5 ngày thấy 100% gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không thấy có gà nào xuất hiện các triệu chứng của bệnh cầu trùng. Sau đó, em tiếp tục sử dụng liều phòng cầu trùng cho gà theo liệu trình 2 ngày uống, 3 ngày nghỉ.

* Bệnh hô hấp mãn tính ở gà

Cũng trong quá trình nuôi gà con, em đã gặp phải trường hợp gà có các biểu hiện: thở khò khè, tiếng ran sâu, gà há mồm ra để thở, hay cạo mỏ xuống nên chuồng, đứng ủ rũ, có con chảy nước mắt, nước mũi. Với những biểu hiện như trên em chẩn đoán gà mắc bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD). Khi gặp trường hợp như vậy, em đã tiến hành điều trị bằng một số phác đồ như sau :

+ Tylosin 98% 2g/1 lít nước uống. B.complex 1g/3 lít nước uống.

+ WA. Doxytylan 1g/5kg thể trọng/ngày, kết hợp với Hepatol 2ml/ 1lít nước. + Bổ sung thêm Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho gà.

Sử dụng 3 - 5 ngày liên tục gà khỏi bệnh. Trong các phác đồ sử dụng em thấy, phác đồ Tylosin 98% 2g/1 lít nước uống kết hợp với B.complex 1g/3 lít nước uống có hiêu quả cao hơn cả, gà khỏi bệnh nhanh với tỷ lệ khỏi bệnh đạt 99,0%.

Ngoài hai bệnh trên, em thường xuyên bổ sung Glucose K-C với liều lượng 1g/1 lít nước uống vào các ngày nắng và các ngày thay đổi thời tiết mà biên độ thay đổi nhiệt lớn giữa ngày và đêm nhằm mục đích tăng cường sức đề kháng cho gà thích ứng tốt hơn với thời tiết thay đổi và hạ nhiệt cho gà trong các ngày nóng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà lông xước nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)